Powered by Techcity

Hoàng Sa – Phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam!

Học sinh xem triển lãm tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa tại Quảng Trị. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)
Học sinh xem triển lãm tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa tại Quảng Trị

Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt không thể tách rời, là một phần lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Đó là chân lý bất di bất dịch trong trái tim của con dân đất Việt từ bao đời nay.

50 năm trôi qua kể từ ngày 19/1/1974, khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép, hai tiếng Hoàng Sa vẫn luôn là nỗi đau đáu của người Việt.

Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có hàng ngàn hòn đảo lớn, nhỏ được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển và hai quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc là Hoàng Sa, Trường Sa.

Bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này đã và đang được nhiều quốc gia, cộng đồng quốc tế và nhiều nhà khoa học khẳng định: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này.

Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành – nguyên tắc chiếm hữu thật sự- của Công pháp quốc tế.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ từ thế kỷ XVII cho thấy: hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa và ban đầu được người Việt gọi chung một tên nôm là Bãi Cát Vàng (thể hiện trong bản đồ cổ của Việt Nam mang tên “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” do nhà địa lý Đỗ Bá biên soạn và hoàn thành năm 1686).

Vào nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “đội Hoàng Sa” lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp. Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm “đội Bắc Hải” lấy người thôn Tứ Chính hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa.

Suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua nhiều triều đại khác nhau, Nhà nước quân chủ Việt Nam đều đã xác lập và triển khai thực hiện các hoạt động quản lý và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và không gặp phải bất kỳ sự tranh chấp, phản kháng nào.

ttxvn-hoang-sa-truong-sa-1901-2-1048.jpg
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa-Bằng chứng sống động về chủ quyền biển đảo

Thực tế này được chứng minh trong nhiều tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của Nhà nước, bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được lưu giữ tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như: Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư của Ðỗ Bá, tự Công Ðạo sưu tập, biên soạn và hoàn thành năm 1686; Phủ biên tạp lục của Lê Quý Ðôn (1776); Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821); Hoàng Việt địa dư chí (1833); Ðại Nam thực lục tiền biên (1844-1848); Ðại Nam thực lục chính biên (1844-1848), Việt sử cương giám khảo lược (1876), Ðại Nam nhất thống chí (1882)…

Ðặc biệt, bộ Atlas thế giới của Philipe Vandemaelen xuất bản năm 1827, tại Bỉ, trong đó vẽ và miêu tả rõ quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Vương quốc An Nam.

Ngoài ra, các Châu bản triều Nguyễn là các văn bản hành chính chính thức của triều đình nhà Nguyễn (1802-1945) có dấu son của vua, là bằng chứng quan trọng khẳng định việc Nhà nước quân chủ Việt Nam đã xác lập và triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo như hằng năm cử các đội Bắc Hải kiêm quản đội Hoàng Sa ra hai quần đảo khai thác các tài nguyên sản vật trên biển và thu lượm hàng hóa trên các tàu bị đắm; đo đạc vẽ bản đồ; dựng bia, lập miếu, trồng cây, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn…

Ðây là các tài liệu quý giá của triều đình nhà Nguyễn để lại cho thế hệ sau, khối tài liệu Châu bản đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu cấp quốc tế…

Năm 1975, cùng với tiến trình giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng các đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ, như: đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang… thuộc quần đảo Trường Sa. Ðồng thời, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bằng nhiều hoạt động, vừa đảm bảo đầy đủ và đúng thủ tục trên phương diện đấu tranh pháp lý, vừa đảm bảo củng cố và duy trì sự hiện diện của quân và dân trên các thực thể địa lý hiện đang đặt dưới sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặc biệt, năm 1982, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa và huyện Trường Sa, mà nay huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Trong huyện Trường Sa có các đơn vị nhỏ hơn trong đó, như thị trấn Trường Sa (bao gồm đảo Trường Sa lớn và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận); xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận)…

Như vậy, Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này qua các thời kỳ lịch sử.

Cần nhớ rằng, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970 ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp.”

Do đó, việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa- phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam ngày 19/1/1974 là trái ngược với luật quốc tế, không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.

Hoàng Sa vẫn mãi là một phần lãnh thổ của Việt Nam!

H.A (theo Vietnam+)

Nguồn

Cùng chủ đề

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc có thông tin Trung Quốc triển khai các thiết bị quân sự tại đảo Tri Tôn thuộc...

Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa tàu bệnh viện đến Hoàng Sa

"Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hoạt động vi phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết trong cuộc họp báo ngày 23/5, khi được...

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Chiều 25/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam liên quan đến lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển...

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Ngày 23/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 14/3 và tuyên bố của Bộ Ngoại...

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng...

Cùng tác giả

Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Cũng tại phiên họp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo phương án điều chỉnh, phân bổ kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025 (vốn cấp tỉnh).UBND tỉnh cơ bản thống...

Phát huy hào khí Vũng Rô để xây dựng quê hương

Vũng Rô hôm nay hội đủ điều kiện để vươn xaTrong chuyến du lịch đến Phú Yên vừa qua, tôi đã có dịp tham quan khu di tích Vũng Rô. Đến đây, tôi được nghe về quá trình chiến...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 27/11

TRONG NƯỚCNgày 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương tới thăm và chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả công tác xây dựng...

Điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị của Hải Dương phải sát thực tiễn, đúng định hướng

Theo báo cáo Chương trình phát triển đô thị Chí Linh đến năm 2040 của Sở Xây dựng, đến năm 2030, TP Chí Linh là đô thị loại II trong hệ thống đô thị của tỉnh và quốc gia.Định...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 27/11

TRONG NƯỚCNgày 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương tới thăm và chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả công tác xây dựng...

Cử tri thị trấn Gia Lộc kiến nghị sớm đưa Trung tâm Thương mại và siêu thị chợ Cuối vào hoạt động

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổng hợp, tiếp thu các kiến nghị khác của cử tri để phản ánh tại kỳ họp sắp tới. ...

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hải Dương phối hợp tài trợ xây đường tuần tra, bảo vệ biên giới ở Lạng Sơn

Công trình giúp các cán bộ, chiến sĩ bội đội biên phòng thuận lợi tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc; đồng thời giúp người dân địa phương thuận lợi đi lại, phát triển kinh tế.Dịp này, Đảng...

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua 3 luật, 2 nghị quyết và họp riêng về nhân sự

Sáng 27/11, các đại biểu Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân, Luật Công đoàn (sửa đổi), và Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.Tiếp sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội giải trình, làm...

Người từ 18 tuổi mới được điều khiển drone, flycam

Sáng 27/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự Luật Phòng không nhân dân, siết chặt nhiều quy định về điều khiển phương tiện bay không người lái.Máy bay không người lái là bất kỳ loại máy bay nào...

Trình Quốc hội xem xét giảm thuế giá trị gia tăng

Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.Theo tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 26/11

TRONG NƯỚCTiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng...

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xem xét, cho ý kiến một số nội dung quan trọng

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau: Về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày...

Thông cáo báo chí số 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

* Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe các nội dung sau: Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày báo cáo...

Đối thoại với nông dân, Chủ tịch Hải Dương nói về kết quả ‘ngoài mong đợi’

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, ông Lê Ngọc Châu, chiều nay (26/11) tổ chức đối thoại với 351 nông dân, đại diện cho hơn 392.000 hội viên, nông dân trong toàn tỉnh. Hội nghị có chủ đề “Khơi dậy tiềm năng, phát huy lợi thế, hỗ trợ nông dân liên kết, hợp tác, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.  Tại buổi đối thoại, ông Lê Ngọc Châu đánh giá, sản xuất nông nghiệp của Hải...

Tin nổi bật

Tin mới nhất