Kinh tế tăng trưởng bứt phá
Sáng 11/7, tại Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII, đồng chí Lưu Văn Bản, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đọc báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, 6 tháng đầu năm, kinh tế Hải Dương tăng trưởng bứt phá, cao hơn kịch bản đề ra với tăng trưởng GRDP tăng 10%, đứng thứ 7 toàn quốc và thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,52%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,71%, khu vực dịch vụ tăng 6,93%.
Hải Dương đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 15 bậc, đứng thứ 17 toàn quốc).
Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả cao, tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm là gần 14.465 tỷ đồng, đạt 73,6% dự toán, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với phát triển kinh tế, Hải Dương đã ban hành kịp thời và thực hiện đầy đủ chính sách an sinh xã hội và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định.
Tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng quý II/2024 có dấu hiệu chững lại, chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp – xây dựng. Trong khi đó, tỷ lệ giải ngân còn thấp, dưới mức trung bình của cả nước.
Mặc dù số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn số lượng rời khỏi thị trường nhưng số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng trưởng chậm, doanh nghiệp quay trở lại thị trường giảm 1/4 so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo, những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, chủ yếu do tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động nhanh, phức tạp, nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, vượt dự báo gây khó khăn, tạo áp lực lớn lên công tác chỉ đạo, điều hành.
Năm 2024, nhiều quy định mới được ban hành và phải chờ hướng dẫn để có căn cứ tổ chức thực hiện. Các thị trường xuất khẩu truyền thống chưa hoàn toàn phục hồi. Thị trường bất động sản trầm lắng.
Trong đầu tư công, theo quy định từ khi hình thành dự án đến khi có thể giải ngân được vốn, phải tổ chức thực hiện qua nhiều giai đoạn, từng giai đoạn lại có quy trình điều chỉnh của quy định làm ảnh hưởng tiến độ. Một số địa phương chưa thường xuyên đôn đốc, có những biện pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng dự án chậm tiến độ.
Tăng tốc 6 tháng cuối năm
Nguồn: https://baohaiduong.vn/hai-duong-tang-toc-phat-trien-6-thang-cuoi-nam-2024-tao-tien-de-but-pha-nam-2025-387026.html