Powered by Techcity

Hải Dương khai hội tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông và văn hóa đọc Việt Nam

Ngày 24/3, tại Văn miếu Mao Điền, Hải Dương, đã diễn ra lễ khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền và khai mạc Ngày hội sách và văn hóa đọc Việt Nam xuân Giáp Thìn – 2024.

Hải Dương tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông và văn hóa đọc Việt Nam
Các đại biểu cắt băng khai mạc ngày hội sách và văn hóa đọc. (Nguồn: Mekong ASEAN)

Lễ hội truyền thống Văn miếu Mao Điền là dịp để các thế hệ người Hải Dương hôm nay tỏ lòng tri ân với các bậc Đại khoa, nguyện kế tục và phát huy giá trị của di tích và tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông xưa, Hải Dương nay.

Sự kiện do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương phối hợp với UBND huyện Cẩm Giàng tổ chức. Lễ hội thu hút đông đảo các đại biểu, nhân dân; đại diện các trường học trong và ngoài tỉnh; đại diện một số dòng họ; các em học sinh, sinh viên cùng du khách thập phương.

Lễ khai hội Văn miếu Mao Điền và lễ khai mạc Ngày hội sách và văn hoá đọc năm 2024 đã cùng được tổ chức nhằm tôn vinh đạo học, trọng trí tuệ, trí nhân, trọng người hiền tài của xứ Đông xưa, Hải Dương nay. Tại sự kiện, các đại biểu đã cắt băng khánh thành khai mạc Ngày hội sách và văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Lễ hội truyền thống Văn miếu Mao Điền năm 2024 diễn ra từ ngày 23-24/3 (tức thứ 7 và chủ nhật 14-15/2 âm lịch). Tiếp theo, từ ngày 25 – 27/3 (từ 16-18/2 âm lịch) diễn ra thi đấu Giải cờ tướng Hội nhà báo tỉnh Hải Dương lần thứ XXVIII. Các nghi lễ và hoạt động đều diễn ra tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điền, thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền.

Trong những ngày diễn ra lễ hội sẽ có các hoạt động như trưng bày chuyên đề “Văn miếu Mao Điền xưa và nay”, chuyên đề “Giới thiệu thân thế sự nghiệp đức thánh Khổng Tử và các vị đại khoa phối thờ tại di tích”; trưng bày chủ đề “Trường thi Hương trấn Hải Dương tại Mao Điền” với các hình ảnh thi cử nho học, thể lệ thi tại khu vực phía đông nhà tiền tế Văn miếu; hoạt động thư pháp, trưng bày triển lãm thư pháp Hán Việt của các nhà thư pháp tỉnh tại gác Chuông sân Bái đường; trưng bày hoa lan; triển lãm sách và trưng bày gian hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP huyện Cẩm Giàng…

Hải Dương tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông và văn hóa đọc Việt Nam
Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đánh trống khai hội. (Nguồn: Mekong ASEAN)

Văn miếu Mao Điền từ lâu đã trở thành thiết chế văn hoá, giáo dục, khuyến học của tỉnh Hải Dương. Hàng năm, vào dịp tháng 2 và tháng 8 âm lịch tại đây diễn ra lễ hội và lễ dâng hương, nhằm tôn vinh truyền thống khoa bảng, thể hiện sự trân trọng lịch sử.

Phát biểu tại lễ khai hội, ông Nguyễn Văn Công, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội điểm lại ý nghĩa lịch sử của Văn miếu Mao Điền.

Văn miếu Mao Điền tọa lạc tại thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã có lịch sử gần 600 năm và được biết đến là Văn miếu lớn thứ 2 cả nước (sau Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội). Văn miếu Mao Điền nguyên là Văn miếu trấn Hải Dương xưa, khởi dựng vào thời Lê Sơ (thế kỷ XV), tại xã Vĩnh Lại, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay là xã Vĩnh Hưng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) để thờ Khổng Tử. Năm Cảnh Thịnh 9 (1801), để thuận tiện cho việc quản lý của bản trấn, triều đình đã chuyển Văn miếu từ xã Vĩnh Lại về sáp nhập với trường thi Hương ở tổng Mao Điền, tạo nên một trung tâm văn hóa, giáo dục lớn.

Trải qua nhiều cuộc binh lửa, biến thiên và mưa nắng thời gian, sau khi được phục dựng và đại trùng tu, tu bổ vào các năm được đẩy mạnh vào các năm 1801, 1806, 1823 và 1825, 1990, 1994, 1995, 1999, 2001, Văn miếu Mao Điền sau nhiều cuộc đại trùng hưng và đặc biệt cuộc đại trùng tu năm 2002 – 2004 mang lại cho di tích một diện mạo mới xứng đáng là quần thể di tích và danh thắng lớn, nổi bật trong bản đồ du lịch Hải Dương, là niềm tự hào của người xứ Đông về truyền thống khoa bảng, góp phần tôn thêm diện mạo văn hóa Hải Dương ở thời kỳ đổi mới.

Văn miếu Mao Điền được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1992 và xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt năm 2017.

Văn miếu Mao Điền là nơi thờ Đức Thánh Khổng Tử – ông tổ của Nho giáo và phối thờ 8 vị Đại khoa tiêu biểu cho các triều đại, các lĩnh vực là người con quê hương Hải Dương và các danh nhân có liên quan sâu sắc với mảnh đất Hải Dương như: Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An; Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh; Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh; Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; Thần toán Việt Nam, Thượng thư Vũ Hữu; Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ.

“Công lao và tài đức của các danh nhân mãi mãi là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo, đồng thời nhắc nhớ chúng ta hãy luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục – đào tạo và bồi dưỡng nhân tài”, ông Nguyễn Văn Công nhấn mạnh.

Hải Dương tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông và văn hóa đọc Việt Nam
Các đại biểu tham quan gian trưng bày sách tại buổi lễ. (Nguồn: Mekong ASEAN)

Nguồn: https://baoquocte.vn/hai-duong-khai-hoi-ton-vinh-truyen-thong-hieu-hoc-xu-dong-va-van-hoa-doc-viet-nam-265562.html

Cùng chủ đề

Ngôi chùa gần 700 tuổi lưu giữ bảo vật quốc gia ở Hải Dương

Chùa Thanh Mai (TP Chí Linh, Hải Dương) có tuổi đời gần 700 năm, từng là trung tâm Phật giáo nổi tiếng dưới thời Trần. Chùa Thanh Mai (TP Chí Linh, Hải Dương) có tuổi đời gần 700 năm. Ảnh: Công Hòa Chùa Thanh Mai được khởi dựng vào thế kỷ XIV, tọa lạc trên sườn non Phật Tích hay còn gọi là núi Tam Ban (thuộc thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Đây cũng...

Phát động Cuộc thi ‘Tìm hiểu lịch sử truyền thống 65 năm kết nghĩa Hải Dương

Từ ngày 15/12, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu lịch sử truyền thống 65 năm kết nghĩa Hải Dương -...

Danh sách bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND 28 xã, phường, thị trấn mới sáp nhập ở Hải Dương

Trước khi HĐND 28 xã, phường, thị trấn tổ chức kỳ họp đầu tiên, các địa phương đã công bố các quyết định thành lập đảng bộ ở đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập, hợp...

Đối thoại với nông dân, Chủ tịch Hải Dương nói về kết quả ‘ngoài mong đợi’

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, ông Lê Ngọc Châu, chiều nay (26/11) tổ chức đối thoại với 351 nông dân, đại diện cho hơn 392.000 hội viên, nông dân trong toàn tỉnh. Hội nghị có chủ đề “Khơi dậy tiềm năng, phát huy lợi thế, hỗ trợ nông dân liên kết, hợp tác, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.  Tại buổi đối thoại, ông Lê Ngọc Châu đánh giá, sản xuất nông nghiệp của Hải...

Không đủ cơ sở để công ty Đại Sơn cho tặng công trình vi phạm

Theo văn bản của UBND tỉnh Hải Dương, sau khi xem xét Báo cáo số 4627/STC-QLGCS ngày 13/11/2024 của Sở Tài chính về việc giải quyết đề nghị tặng cho tài sản và xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh; trong đó có đề xuất không thực hiện việc tiếp nhận tài sản và xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản do Công ty...

Cùng tác giả

Chàng trai Việt sống thử cùng bộ tộc bí ẩn, phụ nữ đeo đĩa vào môi

Trong khi người đàn ông đi chăn bò và săn bắt thì phụ nữ ở nhà trồng trọt, nấu ăn và làm tất cả những công việc khác.Những người phụ nữ ở đây có một loại trang sức rất...

Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Giá heo hơi hôm nay 27/12: Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng giá, giữ heo không xuất chuồng, sẽ gây tăng giá ảo. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 27/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Sáng 27/12, giá heo hơi miền Bắc tiếp đà giảm nhẹ tại Thái Nguyên, Hải Dương và Hưng Yên, cùng về mức 68.000 đồng/kg. Hiện tại, thương lái tại khu vực này đang thu mua heo hơi trong...

‘Tiếng thơm’ của những doanh nghiệp điển hình nộp thuế

Công ty TNHH JM Vina ở xã Dân Chủ (Tứ Kỳ) là một doanh nghiệp chuyên may gia công xuất khẩu quy mô nhỏ, với 261 lao động. Năm 2024, công ty đã cơ bản hoàn thành mục tiêu...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Năm đón khách siêu giàu của du lịch Việt

Theo Dieter, phân khúc du lịch cao cấp đang thiếu nhân sự đủ kỹ năng, có khả năng cung cấp dịch vụ cá nhân hóa, chất lượng cao. Nhiều chủ cơ sở nghỉ dưỡng ở Việt Nam ưu tiên...

Cùng chuyên mục

Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Giá heo hơi hôm nay 27/12: Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng giá, giữ heo không xuất chuồng, sẽ gây tăng giá ảo. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 27/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Sáng 27/12, giá heo hơi miền Bắc tiếp đà giảm nhẹ tại Thái Nguyên, Hải Dương và Hưng Yên, cùng về mức 68.000 đồng/kg. Hiện tại, thương lái tại khu vực này đang thu mua heo hơi trong...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Thủ tướng Chính phủ khẳng định lực lượng Công an nhân dân nêu cao tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ,” sẵn sàng tiên phong “trên mọi tuyến đầu, ở bất cứ nơi đâu, làm bất...

Toàn quân quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước yêu cầu tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền; triển khai hiệu quả công tác bảo vệ, dân vận, chính sách, hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, phong trào thi đua “dân vận khéo”, “đơn vị dân vận tốt”, góp phần cùng cố “thế trận lòng dân” vững chắc.Cùng với đó, cần bảo đảm đầy đủ, kịp thời hậu cần, kỹ thuật, công...

Chi tiết phương án sắp xếp, hợp nhất của Bộ Y tế sau khi tiếp nhận thêm nhiệm vụ

Hiện cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế có 21 đơn vị gồm: 18 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước (6 vụ, văn phòng bộ, thanh tra bộ, 10...

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm Giáp Thìn (1724) tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình truyền thống khoa bảng, nhiều người học giỏi, đỗ cao, làm quan to dưới thời Hậu Lê; ông là con út trong gia đình có bảy người con của tiến sĩ Lê Hữu Mưu...

Báo Thế giới và Việt Nam kỷ niệm 35 năm ra số đầu tiên

Nhân dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Hội Nhà báo Việt Nam đã khen thưởng các tập thể, cá nhân Báo Thế giới và Việt Nam có thành tích xuất sắc trong những năm qua. ...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 25/12

TRONG NƯỚCChiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông...

Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi thức cấp Nhà nước

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội...

Chính phủ và Quốc hội phối hợp sớm đưa luật, nghị quyết vào cuộc sống

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.Các tỉnh,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất