Powered by Techcity

Gìn giữ nét xuân trên tranh mộc bản


du-khach-nuoc-ngoai.jpg
Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm làm tranh Tết từ mộc bản

Như thấy hội xuân đang về

“Chợ huyện có những mặt hàng chỉ gần Tết mới bán như: lá dong, mùi già, hương bài và không thể thiếu tranh Tết. Ngày đó, chợ chỉ duy nhất có một người bán tranh chơi Tết. Cụ bảo tranh do các nghệ nhân làng Hồng Lục – quê hương của ông tổ nghề khắc in mộc bản – Thám hoa Lương Như Hộc làm. Ấy là tôi nghe cụ giới thiệu như thế khi lân la đến xem tranh”.

Thong thả nhấp ngụm trà ấm, cụ Nguyễn Trường Nhân ở thị trấn Gia Lộc bâng khuâng nhớ lại không khí Tết của những năm xưa cũ.

Tranh Tết là thú chơi tao nhã của người xưa. Dân gian có câu “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc” để nhắc tới những thú chơi trong dịp Tết cổ truyền của người Việt. Ngoài tranh dân gian Đông Hồ còn có tranh mộc bản Thanh Liễu (nay là phường Tân Hưng, TP Hải Dương).

“Tranh mộc bản của quê mình hiếm hơn vì là dòng tranh bác học”, cụ Nhân nhận định.

nguyen-cong-trang.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Công Tráng sưu tầm và tái hiện tranh Tết từ mộc bản

Đi tìm nguồn gốc của tranh mộc bản, tôi đến làng Thanh Liễu. Trong không gian yên bình, thanh tịnh, mùi hương bài ngan ngát, các nghệ nhân làng nghề tỉ mẩn khắc hình rồng uốn lượn vào lễ hội mùa xuân, phỏng theo tranh hội xuân trong cuốn “Kỹ thuật của người An Nam”.

Đây là bức múa rồng, kia là bức hoa mai, rồi tranh cá chép cưỡi mây… tất cả đều được nghệ nhân trẻ Nguyễn Công Đạt và các nghệ nhân gạo cội khác của làng giới thiệu tới những vị khách ham tìm hiểu văn hóa, lịch sử Việt Nam.

tranh-mua-rong.png
Bức tranh múa rồng tái hiện lễ hội mùa xuân được in từ mộc bản (tranh chụp từ cuốn “Kỹ thuật của người An Nam” xuất bản năm 1909)

Theo ông Nguyễn Công Tráng, một trong số ít người còn tiếp nối nghề khắc in mộc bản ở làng Thanh Liễu thì xưa kia các nghệ nhân làm cả tranh quý tộc và dân gian.

Tranh quý tộc thường làm theo đơn đặt hàng… Tranh có nét tinh tế ngay từ chủ đề. Tranh được in trên nền giấy dó mỏng manh nhưng bền chắc. Nét khắc uyển chuyển, thanh tao, loang màu đậm nhạt. Nền tranh tạo ra được những khối sáng tối, khác biệt.

Còn số ít tranh dân gian các cụ thường làm để bán ở chợ huyện hoặc treo trong nhà dịp Tết.

Trầm trồ trước những tấm khắc in mộc bản mô tả bức tranh múa rồng uốn lượn, chị Nguyễn Thị Chi, hướng dẫn viên của Công ty CP Việt Nam Booking (Hà Nội) chia sẻ: “Xem tranh Tết mộc bản như thấy không khí hội xuân đang về. Nơi ấy có đình làng, tiếng trống hội rộn ràng và xa xa là những đoàn người rước kiệu bên những đội múa lân rồng nhộn nhịp…”.

xem-tranh-moc.jpg
Tranh Tết mộc bản có những đường nét tinh tế và sắc sảo

Chị Chi từng đưa du khách tới làng tranh Đông Hồ nhiều lần nên thấy rõ tranh mộc bản Thanh Liễu có những nét khác biệt. Nếu như tranh Đông Hồ đậm màu sắc dân gian, gần gũi thì tranh xuân mộc bản Thanh Liễu phần lớn có nét tinh tế, sắc sảo, có nét giống tranh Hàng Trống (Hà Nội).

Theo các nghệ nhân làng Thanh Liễu, tranh mộc bản có nét của tranh Hàng Trống cũng dễ hiểu bởi cùng một kỹ thuật khắc, in. Xưa kia, các nghệ nhân làng Thanh Liễu đã đến đất Kinh kỳ sinh cơ lập nghiệp. Vì thế sự tao nhã, sắc sảo hiển hiện trên những bức tranh xuân nơi đây, không kém cạnh tranh Hàng Trống.

Theo nhận định của ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương, trước đây tranh dân gian, trong đó có tranh mộc bản có thể chơi quanh năm nhưng thịnh hành nhất trong mỗi dịp Tết, xuân về. Ðó cũng là một phong tục đẹp lâu đời của dân tộc ta.

Không có tài liệu chính xác ghi lại, song qua lịch sử phát triển của các làng nghề làm tranh có thể thấy chơi tranh Tết có từ rất sớm, từ thời Lý, Trần. Mỗi độ Tết đến, xuân sang, nhân dân ta lại mua những bức tranh tươi sáng, mang về treo với mong muốn “tống cựu – nghinh tân”, xua đi những rủi ro, bất hạnh, đón vinh hoa, phú quý vào nhà.

Nét đẹp văn hóa ngày nay

khac-tranh.jpg
Nghệ nhân trẻ Nguyễn Công Đạt tái hiện bộ tranh Tết “Tứ quý” (ảnh tư liệu)

Xưa chơi tranh Tết là thú chơi tao nhã của mỗi gia đình thì nay cuộc sống đổi thay, ít nhà treo tranh nhưng những nghệ nhân làng Thanh Liễu vẫn miệt mài giới thiệu sản phẩm tranh Tết tới nhiều người, nhất là thế hệ trẻ và khách du lịch. Đến Thanh Liễu những ngày cuối năm, ta thấy thấp thoáng không khí xuân trên những bàn khắc tranh mộc bản.

20240221_143445.jpg
Gần đây, nhiều người trẻ đã tìm hiểu và chơi tranh xuân mộc bản (ảnh tư liệu)

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Công Đạt nhận định cùng với thăng trầm của lịch sử, tranh dân gian không còn ở thời kỳ cực thịnh nhưng thú chơi tranh, người yêu nét đẹp dung dị, mộc mạc của tranh mộc bản thì vẫn còn.

Những năm gần đây, khi đời sống vật chất ngày càng tốt lên, quan niệm “ăn Tết” chuyển dần sang “chơi Tết” và trong xu hướng “tìm về cội nguồn” thì thú chơi tranh Tết dường như đang có xu hướng trở lại. Cách chơi tranh cũng phong phú và đa dạng hơn… Hình thức, chất liệu có thể đổi mới nhưng vẫn dựa trên những đề tài của tranh dân gian “Lý ngư vọng nguyệt”, “Thất đồng”, “Vinh hoa”, “Phú quý”, “Tứ quý”, “Tứ bình”… hàm chứa quan niệm sống, có mục đích giáo dục mọi người ngay từ đầu năm mới rèn đức, luyện tài, tích phúc, để đức cho con cháu đời sau.

khach-du-lich-nuoc-ngoai(1).jpg
Tranh mộc bản đã trở thành một nét đẹp văn hóa Việt Nam, được giới thiệu tới nhiều du khách nước ngoài

Các nghệ nhân làng nghề Thanh Liễu đang kỳ công tạc lại những bức tranh xuân trong bộ sách “Kỹ thuật của người An Nam” (Technique du peuple Annamite hay Mechanics and crafts of the Annamites). Cuốn sách được ví như “Kho báu văn hóa Việt Nam” đầu thế kỷ 20. Đây là một cuốn sách in theo lối tranh mộc bản (in một mặt) gồm 348 tờ giấy dó, khổ lớn (62cmx44cm; dày 5,4cm), ghi lại cảnh sinh hoạt, lao động hằng ngày của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ vào đầu thế kỷ XX, trong đó có rất nhiều tranh mô tả không khí đón Tết, vui xuân của người Việt xưa.

Một mùa xuân mới lại về, làng khắc in mộc bản Thanh Liễu có tuổi đời gần 600 năm vừa đón tin vui được UBND tỉnh Hải Dương công nhận làng nghề.

HẢI MINH



Nguồn: https://baohaiduong.vn/gin-giu-net-xuan-tren-tranh-moc-ban-400914.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Công ty CP Gốm Chu Đậu cung cấp ra thị trường hơn 10.000 sản phẩm dịp Tết

Theo Công ty CP Gốm Chu Đậu ở xã Thái Tân (Nam Sách), từ đầu năm đến ngày 4/2, doanh nghiệp cung cấp ra thị trường trên 10.000 sản phẩm gốm các loại, tăng 20% so với cùng kỳ...

Cẩm Giàng tăng tốc bứt phá

Hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao. Nâng cao các chỉ tiêu về y tế, giáo dục...Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên, huyện Cẩm Giàng xác định phương châm hành động là: “Tăng...

Đón Tết trên những cung đường xuân

Sau lần đầu đón Tết tại Mai Châu – Hoà Bình, năm 2024 vợ chồng anh Trần Huy quyết định mời cả ông bà nội, ngoại cùng đi đón Tết xa với điểm đến là Hà Giang.Lần đầu tiên...

Phó Trưởng Công an phường không đội mũ bảo hiểm chở vợ bị phạt 1 triệu đồng

Ngày 5/2, Công an TP Hà Nội cho biết Công an phường Trung Liệt, quận Đống Đa (Hà Nội) đã ra quyết định xử phạt hành chính với một cán bộ công an về việc vi phạm khi tham...

Giá vàng thế giới dồn dập lập đỉnh, ngưỡng 100 triệu đồng một lượng không còn xa

Sau khi lập đỉnh cao lịch sử trong phiên 4/2 (rạng sáng 5/2 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á và châu Âu liên tiếp lập các đỉnh cao mới, vượt ngưỡng 2.850 USD/ounce,...

Cùng chuyên mục

Chương trình Nghệ thuật chính luận ‘Trung với Đảng, hiếu với dân’

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, tiếp sóng trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương, livestream trên các nền tảng truyền thông Internet. ...

Thể lệ cuộc thi ảnh thời sự

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương vừa phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và Cuộc thi ảnh thời sự - nghệ thuật tỉnh Hải Dương...

TP Hải Dương lắp sân khấu sức chứa khoảng 10.000 người cho chương trình live concert Xuân tại phố đi bộ

Theo kế hoạch, trong năm nay phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng sẽ đổi mới nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật để tạo sự hấp dẫn, thu hút người dân đến tham quan, thưởng thức.TP Hải Dương...

Khu vực tổ chức chương trình live concert Xuân tại phố đi bộ Bạch Đằng (TP Hải Dương) có sức chứa 10.000 người

Theo kế hoạch, trong năm nay phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng sẽ đổi mới nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật để tạo sự hấp dẫn, thu hút người dân đến tham quan, thưởng thức.TP Hải Dương...

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa

UBND tỉnh Phú Thọ thông tin: Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại TP Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ gồm phần lễ và phần hội....

Lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được phân công

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất...

Ai sẽ thừa kế khối tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?

Bước chân vào giới giải trí từ những năm đầu thập niên 1990, Từ Hy Viên phát triển sự nghiệp ở cả lĩnh vực phim ảnh, MC lẫn âm nhạc. Nhiều năm gần đây, cô không còn đóng phim,...

Thỏa sức vui chơi rồng rắn lên mây

Số lượng người chơi cũng rất linh hoạt, có thể thêm bớt vài người vẫn chơi được. Địa điểm và thời gian chơi cũng vậy, có thể chơi ở bất kỳ thời gian nào, ban ngày, ban đêm nhất...

Khách quốc tế ‘xông đất’ phường rối nước Thanh Hải (Thanh Hà)

Múa rối nước Thanh Hải có lịch sử hơn 300 năm. Từ năm 1999, những người yêu rối nước tại thôn An Liệt đã cùng nhau khôi phục và gây dựng lại phường rối. Ban đầu, chỉ có 20...

Tin nổi bật

Tin mới nhất