Powered by Techcity

Được mất của Nhật Bản trong ‘cơn bão’ khách


du-lich-nhat-ban.jpg
Biển cảnh báo những hành động xấu của du khách tại Kyoto

Những hình ảnh về đầm nước nóng Blue Lagoon và bãi cát đen ở Iceland từng thống trị các trang mạng xã hội. Hiện tại, chúng nhường chỗ cho những bức ảnh đầy màu sắc của núi Phú Sĩ và các video về khỉ tuyết tắm suối nước nóng ở công viên Jigokudani, Nhật Bản.

“Nhật Bản đã trở thành nơi phải đến, đặc biệt đối với khách hàng trẻ tuổi”, Katherine Flynn, chuyên gia lập kế hoạch du lịch tại công ty Fora, trụ sở tại New York, nói. Flynn nói thêm đây là một trong số ít điểm đến khách hàng sẽ gửi cả đường link TikTok khi điền vào biểu mẫu các hoạt động “phải làm” của họ.

Năm 2024, lượng du khách đến Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục gần 37 triệu người, tăng 47% so với năm 2023 và tăng 15% so với năm 2019. Riêng số lượng người Mỹ đến Nhật Bản trong tháng 12 đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu sơ bộ từ chính phủ Nhật Bản.

Cơn sốt du lịch này một phần do đồng yen suy yếu, giúp Nhật Bản – từng được coi là điểm đến đắt đỏ – trở nên hợp túi tiền hơn. Lauren Joory, cố vấn khác tại Fora, cho biết vị thế mạnh của đồng USD so với đồng yen, cùng việc Nhật Bản đóng cửa biên giới trong vài năm sau đại dịch, đã khiến du khách Mỹ càng háo hức hơn với đất nước này.

Tương tự, cơn sốt du lịch Iceland cũng bùng nổ sau một cuộc khủng hoảng kinh tế và thậm chí còn giúp nước này thoát khỏi khủng hoảng. Dù khách du lịch có thể mang đến sự khởi sắc cho nền kinh tế, họ cũng có thể kéo theo những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến quá tải du lịch – điều mà một số địa phương ở Nhật Bản đang phải đối mặt.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đồng krona của Iceland sụt giảm mạnh, kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán nước này. Hàng nghìn người mất nhà cửa và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Hai năm sau đó, núi lửa Eyjafjallajokull phun trào, gây gián đoạn giao thông hàng không châu Âu, tình trạng khó khăn ở Iceland càng trầm trọng. Tuy nhiên, quốc gia này cũng bắt đầu nhận sự chú ý từ du khách toàn cầu.

Du khách bị thu hút bởi đồng krona yếu và những chiến dịch tiếp thị sáng tạo của các hãng hàng không giá rẻ, đã đổ về Iceland. Số lượng du khách hàng năm đến Iceland đã tăng 328% trong giai đoạn năm 2010 – 2019.

“Du lịch cực kỳ quan trọng trong việc giúp Iceland phục hồi sau khủng hoảng và trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất của quốc gia” Sigriour Dogg Guomundsdottir, khi đó là người đứng đầu Visit Iceland, nói vào năm 2022.

Giờ đây, Nhật Bản đang đối mặt với những thách thức kinh tế của riêng mình, bao gồm đồng yen yếu, lạm phát cao và GDP suy giảm. Đất nước này cũng đang phải vật lộn với tình trạng dân số già hóa, tỷ lệ sinh thấp và thiếu lao động.

“Du lịch là giải pháp nhanh chóng cho nhiều quốc gia gặp khó khăn”, Alan Fyall, Giáo sư ngành Tiếp thị du lịch tại Đại học Trung tâm Florida, nhận định. Tác động của du lịch mạnh mẽ nhưng quốc gia cũng cần biết cách quản lý nó.

Năm 2019, trang tin du lịch Skift gọi Iceland là “hình mẫu cho cả tác động tích cực lẫn tiêu cực của hiện tượng quá tải du lịch”. Việc du lịch bùng nổ quá nhanh đã dẫn đến tình trạng đông đúc tại các điểm nóng; hành vi thiếu chuẩn mực của du khách; áp lực lên cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên; giá cả tăng cao cho cả người dân địa phương lẫn du khách và cả sự phụ thuộc quá mức vào du lịch.

du-lich-nhat-ban-1.jpg
Các maiko ném đậu trong lễ hội ở Kyoto

Nhật Bản lớn hơn nhiều so với Iceland về diện tích, dân số và GDP nhưng nước này cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự. Masaru Takayama, chủ tịch Liên minh các công ty du lịch có trách nhiệm Nhật Bản, cho biết Kyoto – nơi ông sống – đã trở thành “thủ đô của quá tải du lịch”. Người cao tuổi ở đây có thể đi xe buýt, tàu điện ngầm miễn phí nhưng giờ họ còn không có chỗ ngồi.

Các doanh nghiệp địa phương cũng đã thay đổi để phục vụ khách du lịch. Những nhà hàng yêu thích của ông ở gần nhà hiện rất khó để đặt bàn vì có hàng dài khách du lịch đã giữ chỗ cả tháng. Giá cả tăng cao, thực đơn cũng thay đổi để hợp khẩu vị khách nước ngoài.

“Chúng tôi vẫn nhìn thấy những địa điểm đó nhưng không thể vào được”, ông nói.

Tình trạng cho thuê nhà ngắn hạn cũng đẩy giá thuê và thuế nhà ở lên cao, ảnh hưởng đến những người dân không làm việc trong ngành du lịch.

Nhật Bản đã thực hiện một số biện pháp để kiểm soát du lịch. Năm ngoái, Kyoto cấm du khách đi vào một số con hẻm trong khu phố geisha Gion sau những lời phàn nàn về hành vi thiếu tôn trọng. Fujikawaguchiko – thị trấn gần núi Phú Sĩ – dựng rào chắn để ngăn du khách đến một điểm chụp ảnh nổi tiếng sau khi cư dân địa phương than phiền. Nhật Bản cũng áp dụng quy định và thuế du lịch mới đối với việc leo núi Phú Sĩ để giảm tình trạng quá tải.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Nhật Bản nên có cách tiếp cận chủ động thay vì phản ứng bị động trước vấn đề quá tải du lịch.

Iceland, sau đại dịch, đã chuyển sang chiến lược du lịch bền vững bằng cách áp dụng thuế du lịch, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, đường đi bộ và khuyến khích du khách khám phá những khu vực ít nổi tiếng hơn.

Các chuyên gia cho rằng Nhật Bản cũng nên làm như vậy, gợi ý nước này có thể áp dụng các chiến dịch nâng cao nhận thức cho du khách, như Palau Pledge – cam kết bảo vệ môi trường và văn hóa mà khách du lịch phải ký khi đến Palau. Hoặc như Thái Lan, nước đã tích cực quảng bá các điểm đến ít đông đúc hơn như Chiang Mai thay vì chỉ tập trung vào Bangkok hay Phuket.

T.H (theo VnExpress)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/duoc-mat-cua-nhat-ban-trong-con-bao-khach-405391.html

Cùng chủ đề

Những xu hướng du lịch tránh đám đông trong năm 2025

Ở Nhật Bản, tàu Twilight Express Mizukaze thông báo sẽ có hành trình đặc biệt qua Kyoto và Tottori vào tháng 4.Du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe Theo chuyên gia, ngày càng nhiều du khách coi đi...

Các địa phương có doanh thu du lịch, lượng khách cao nhất năm 2024

Để khắc phục những khó khăn đối với ngành du lịch, đặc biệt là hậu quả của cơn bão số 3 (Yagi), Sở Du lịch đã phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh và các doanh nghiệp du...

Hải Dương hỗ trợ kinh phí phát triển du lịch thế nào?

Hải Dương hỗ trợ kinh phí phát triển du lịch thế nào? ...

Khách Việt chuộng du lịch ngủ dịp Tết Dương lịch 2025

Cung Mi, Giám đốc dự án của DD Hospitality - đơn vị cung cấp các căn hộ dịch vụ tại TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt, cho biết một trong những lý do khiến staycation được ưa chuộng...

Năm tăng tốc của du lịch Việt Nam

Sonja Thürlemann, du khách 66 tuổi đến từ Thụy Sĩ cho biết đã nghe bạn bè nói về Việt Nam rất nhiều nên quyết định ghé thăm. Bà ấn tượng với ẩm thực ba miền và yêu thích phố...

Cùng tác giả

Đầu tư hơn 15,5 tỷ đồng sửa chữa quốc lộ 17B qua huyện Kim Thành

Đoạn đường sửa chữa, gia cố trên (từ bùng binh xã Ngũ Phúc đến xã Kim Đính) có chiều dài khoảng 3 km, do Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương làm chủ đầu tư.Đường 17B sẽ được...

Sáng nay, HĐND tỉnh Hải Dương xem xét thông qua các nghị quyết về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Hải Dương cũng sẽ xem xét ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí về nhà ở đối với gia đình người có công, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, cận nghèo; quy định mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng trên địa bàn tỉnh.HĐND tỉnh còn xem...

Giới thiệu để bầu ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh

Quyết định điều động nhân sự của Bộ Chính trị được Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên trao cho ông Nguyễn Văn Được chiều 19/2.Ông Nguyễn Văn Được quê huyện Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc...

Diện mạo mới ở thị trấn Tứ Kỳ

Diện mạo mới ở thị trấn Tứ Kỳ Nguồn: https://baohaiduong.vn/dien-mao-moi-o-thi-tran-tu-ky-405582.html

Đồng chí Trần Đức Thắng kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội điểm Đảng bộ xã Cao An

Đến nay, Đảng ủy xã Cao An đã thực hiện xong quy trình nhân sự theo quy định; hoàn thiện các văn kiện đại hội. Báo cáo chính trị đã được Tổ công tác của Tỉnh ủy cho ý...

Cùng chuyên mục

Khám phá những miền hoa đẹp tựa cổ tích ở vùng núi Tây Bắc dịp đầu xuân

Trên cung đường lên đỉnh Pu Ta Leng, hoa nở từng chùm lớn trên đầu với những gốc cổ thụ cao cả chục mét, vươn mình ra để hưởng nắng, gió của đất trời. Dưới chân, những tấm thảm...

Người đàn ông Trung Quốc leo 34 ngọn núi bằng tay

Theo trang Oddity Central, Sun Guo Shan, 38 tuổi, bắt đầu tập leo núi bằng tay từ tháng 5/2023. Anh đặt ra cho mình mục tiêu hoàn thành việc leo 50 ngọn núi nổi tiếng nhất Trung Quốc vào...

Du khách Brazil tìm gặp người đàn ông Việt giống mình đến kỳ lạ

Trong khi đó, ông Việt cảm thấy hạnh phúc khi có một người bạn quốc tế đặc biệt. Ông giới thiệu những nét đẹp văn hóa, danh lam thắng cảnh Việt Nam đến người bạn đặc biệt của mình.Sau...

Hội An vào danh sách 10 điểm đến lãng mạn nhất thế giới

Nhắc đến Hội An, Time Out nhắc ngay đến những con phố rợp đèn lồng nổi tiếng. Đó là địa điểm để đi dạo trong ánh hoàng hôn, trò chuyện lãng mạn và được hỗ trợ bởi kiến trúc...

Hàng vạn khách tìm đến du xuân, cao nguyên Bắc Hà ‘cháy’ phòng nghỉ

Ông Nguyễn Tư (58 tuổi, đến từ Hà Nội) chia sẻ, ông cùng gia đình vừa đi du lịch ở Sa Pa. Trên đường về, mọi người tiếp tục di chuyển lên huyện Bắc Hà để thăm quan.Ông Tư...

Côn Sơn – Kiếp Bạc ghi dấu ấn đẹp trong lòng du khách

Dịp này, chị Ahn seeun, sinh viên Trường Đại học Keimyung (Hàn Quốc) cùng giáo viên và các bạn sang giao lưu tại Trường THPT Thành Đông (TP Hải Dương). Sau khi được giới thiệu về mảnh đất và...

5 điểm đến tâm linh cho chuyến xuất hành đầu xuân

Với độ cao 986 m, núi Bà Đen (Tây Ninh) được xem là đỉnh núi cao nhất Nam Bộ, thu hút đông đảo du khách và Phật tử hành hương mỗi năm. Từ ngày 1-3/2 (mùng 4-6 tháng giêng...

Phú Quốc lọt top 5 điểm đến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Theo chuyên trang du lịchMỹ Travel Off Path, Phú Quốc từ một đảo ít người biết ở Việt Nam đang "đánh cắp trái tim" của nhiều du khách nhờ những khu nghỉ dưỡng sang trọng, giá cả phải chăng,...

Một ngọn núi ở New Zealand được công nhận quyền con người

Núi Taranaki - hiện được gọi là Taranaki Maunga theo tên của người Māori - là vật thể tự nhiên mới nhất được công nhận là một cá nhân ở New Zealand.Ngọn núi lửa nguyên sơ phủ đầy tuyết Taranaki là ngọn núi cao thứ hai trên Đảo Bắc của New Zealand với độ cao 2.518 m và là một địa điểm du lịch, đi bộ đường dài và trượt tuyết nổi tiếng.Sự công nhận hợp pháp kể trên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất