Powered by Techcity

Dự kiến hướng tuyến và ga đường sắt tốc độ cao ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh


Hướng tuyến và 23 ga hành khách dự kiến trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Ảnh: TEDI
Hướng tuyến và 23 ga hành khách dự kiến trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Theo đề xuất của Liên danh Tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, thuộc xã Liên Ninh và Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Từ ga Ngọc Hồi, tuyến đường đi theo hành lang quy hoạch qua huyện Thường Tín, đến cuối huyện Phú Xuyên rồi về phía đông để vòng tránh khu công nghiệp Đồng Văn ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tiếp đó tuyến đường vượt qua quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam hiện tại, đi về phía đông đường bộ cao tốc Pháp Vân đến TP Phủ Lý.

Tổ hợp ga Ngọc Hồi gồm ga hành khách, ga hàng hóa và depot để chứa tàu, tác nghiệp bảo trì, bảo dưỡng đầu máy, toa xe. Khu depot dự kiến bố trí tại phía tây của tổ hợp. TP Hà Nội đã dự kiến dành khoảng 250 ha để xây dựng đầy đủ chức năng của một ga đầu mối quốc gia và đô thị.

Ga Ngọc Hồi đã quy hoạch đầy đủ hệ thống giao thông đồng bộ với 3 tuyến đường sắt đô thị, 4 tuyến đường sắt quốc gia, sẽ giúp hành khách đường sắt tốc độ cao lưu thông thuận tiện.

Dự kiến năm 2050, nhu cầu khách về ga Ngọc Hồi khoảng 170.000 người mỗi ngày đêm, trong đó khoảng 46.000 có nhu cầu đi vào trung tâm (chiếm 27%), còn lại 124.000 khách đi đến các quận huyện và tỉnh thành khác (chiếm 73%).

Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi), trong đó khai thác chung hạ tầng đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị. Theo tính toán, việc khai thác hỗn hợp khách đường sắt tốc độ cao với đường sắt đô thị số 1 trên tuyến này đáp ứng nhu cầu vận tải đến năm 2050 với điều kiện tuyến đường sắt đô thị số 1 được đưa vào khai thác năm 2035.

Tại TP Hồ Chí Minh, đoạn đường sắt tốc độ cao chạy qua thành phố dài 13 km. Sau khi vượt sông Đồng Nai về phía hạ lưu cầu Long Thành của đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đường sắt tốc độ cao đi vào TP Hồ Chí Minh, dự kiến chạy qua các nút giao vành đai 3, đường Nguyễn Duy Trinh, vành đai 2, đường Đỗ Xuân Hợp, nút giao An Phú về ga Thủ Thiêm.

Ga đầu mối Thủ Thiêm đặt tại phường An Phú, TP Thủ Đức, rộng 17,2 ha. Depot Long Trường để bảo dưỡng, sửa chữa tàu, được quy hoạch nằm gần nút giao cao tốc Long Thành – Dầu Giây và vành đai 3. TP Hồ Chí Minh đã dự kiến dành 77,7 ha để xây dựng ga Thủ Thiêm và depot.

Về phương án tổ chức chạy tàu vào trung tâm, TP Hồ Chí Minh đã quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 6 kết nối ga đầu mối Thủ Thiêm với các ga đầu mối Hòa Hưng, Tân Kiên và khu vực khác của thành phố để gom, giải tỏa hành khách.

Ngoài ra, thành phố đã quy hoạch tuyến nhánh kết nối cảng hàng không Long Thành với ga đầu mối An Bình, Hòa Hưng và Tân Kiên để tổ chức vận tải hành khách vào trung tâm thành phố khi có nhu cầu đủ lớn.

Lý giải đề xuất ga đầu mối không đặt trung tâm TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, liên danh Tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS cho biết tại nhiều nước, ga đường sắt tốc cao được quy hoạch theo hai mô hình: Ga ở trung tâm như Berlin (Đức), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc). Mô hình này thuận lợi cho hành khách tiếp cận do kết nối trực tiếp với khu trung tâm, tận dụng được kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có, tuy nhiên đòi hỏi phải có quy hoạch đồng bộ, dành quỹ đất đủ lớn.

Mô hình ga bố trí gần trung tâm, đường sắt không chạy xuyên tâm như Bắc Kinh (Trung Quốc), Paris (Pháp) phù hợp với đô thị trung tâm có quỹ đất hạn chế, có khả năng dành quỹ đất xây dựng ga đầu mối với quy mô lớn, tạo không gian phát triển đô thị. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận của hành khách chưa cao.

Tàu tốc độ cao ở Lào. Ảnh: Anh Duy
Tàu tốc độ cao ở Lào

Với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, khu vực lõi trung tâm phát triển từ lâu, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Quỹ đất tại ga Hà Nội khoảng 14 ha, chỉ đủ bố trí nhà ga, đường tàu, không đủ đất xây dựng quảng trường, bãi đỗ tàu, ga đầu mối. Tương tự, quỹ đất ga Hòa Hưng khoảng 17 ha, không đủ xây dựng ga đầu mối. Hệ thống đường bộ quanh các ga Hà Nội, ga Hòa Hưng đều nhỏ, khó mở rộng.

Do đó, các quy hoạch của ngành giao thông và thành phố đều thống nhất xác định ga đầu mối của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là Ngọc Hồi và Thủ Thiêm.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đi qua 20 tỉnh thành với chiều dài 1.541 km, có 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa. Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ 67,34 tỷ USD, tuyến đường đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h, thời gian đi lại giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khoảng 5,5 giờ.

Theo tính toán của cơ quan soạn thảo, giá vé dự kiến bằng khoảng 75% giá vé máy bay giá rẻ trong thời điểm bình thường. Để phù hợp với khả năng chi trả, thu hút hành khách, vé chia làm 3 mức giá với mức độ tiện nghi khác nhau.

HQ (theo VnExpress)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/du-kien-huong-tuyen-va-ga-duong-sat-toc-do-cao-o-ha-noi-tp-ho-chi-minh-394798.html

Cùng chủ đề

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo...

Cùng tác giả

4 ghềnh đá tuyệt đẹp ít người biết ở Việt Nam

Ghềnh đá Bình ChâuDưới sự tác động của sóng, các tảng đá của Bàn Than có sự khác nhau giữa hai bãi. Bãi Nồm là những tảng đá đen hình những con thú khổng lồ, gai góc như cá...

Tín hiệu tích cực từ doanh nghiệp vận tải Hải Dương

Công ty TNHH Huy Hoàng (Gia Lộc) chuyên về dịch vụ vận tải hành khách cũng đang gặp áp lực lớn bởi ngoài phải đối mặt với sự cạnh tranh của đơn vị khác thì hạ tầng bến bãi...

Bảo tàng Cố Cung (Trung Quốc) trưng bày tác phẩm được tạo ra từ chất thải thừa

Bảo tàng Cố Cung (Trung Quốc), nằm trong Tử Cấm Thành, vừa ra mắt một triển lãm đặc biệt thể hiện cam kết mạnh mẽ với sự phát triển bền vững. Triển lãm trưng bày hàng loạt sản phẩm...

Hải Dương thuộc vùng đô thị lớn Hà Nội

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ cuối tháng 8/2024. Theo đó, trong những năm tới việc phát triển đô thị...

Sức bật và vị thế

Điểm mấu chốt của bài phát biểu này là người lãnh đạo cao nhất của nước ta đã trình bày Tầm nhìn Việt Nam về các vấn đề thời sự đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn...

Cùng chuyên mục

Tín hiệu tích cực từ doanh nghiệp vận tải Hải Dương

Công ty TNHH Huy Hoàng (Gia Lộc) chuyên về dịch vụ vận tải hành khách cũng đang gặp áp lực lớn bởi ngoài phải đối mặt với sự cạnh tranh của đơn vị khác thì hạ tầng bến bãi...

Hải Dương thuộc vùng đô thị lớn Hà Nội

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ cuối tháng 8/2024. Theo đó, trong những năm tới việc phát triển đô thị...

Vì sao giá vàng nhẫn cao hơn vàng miếng?

Gần đây, mỗi lượng vàng nhẫn trơn được các nhà vàng thu mua với giá từ 81,5 đến 82,5 triệu đồng, bằng hoặc cao hơn vài trăm nghìn đồng so với vàng miếng SJC. Ở chiều bán ra cho...

6 nhiệm vụ để gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược

Nêu nhiệm vụ về phát triển hạ tầng chiến lược đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhiệm vụ để tháo gỡ khó khăn, vướng...

Tăng trưởng kinh tế của Hải Dương đứng thứ tư vùng đồng bằng sông Hồng

Mức tăng trưởng 6 tháng năm 2024 của tỉnh đạt 9,81% nhưng quý III giảm còn 8,32%. Nguyên nhân do Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3 và mưa lũ sau bão gây thiệt hại...

Không để tình trạng lái xe chây ì, trốn tránh kiểm tra chất ma túy

Sở Giao thông vận tải Hải Dương đã thông báo kế hoạch này tới các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải và yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh...

Hợp tác xã Thành Nhàn được công nhận tiêu biểu toàn quốc

Hiện nay, sản phẩm của hợp tác xã được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất sang Nhật Bản, Trung Quốc… Hợp tác xã tạo việc làm thường xuyên cho từ 10-15 lao động với thu nhập từ...

Kim Thành sẽ đầu tư gần 37 tỷ đồng nâng cấp đường Kim Anh – Kim Liên

Người dân phản ánh rãnh thoát nước dọc quốc lộ 5 từ nhiều năm nay không được đơn vị quản lý nạo vét gây ách tắc dòng chảy. Tình trạng nước sinh hoạt phục vụ nhân dân chưa bảo...

Giá xăng giảm mạnh xuống dưới 20.000 đồng/lít giữa lúc căng thẳng ở Trung Đông

Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 710 đồng, xuống 19.800 đồng/lít. Giá E5 RON 92 ở mức 18.850 đồng/lít, hạ 770 đồng.Các mặt hàng dầu có giá mới 15.000-17.650 đồng/lít, kg. So với cách...

Bỏ đề xuất giảm tiền phạt nồng độ cồn mức thấp nhất

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe mới nhất, Bộ Công an đã bỏ đề...

Tin nổi bật

Tin mới nhất