Powered by Techcity

Độc đáo kiến trúc chùa Ngũ Phúc

Tọa lạc trên mảnh đất rộng rãi bằng phẳng, với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chùa Ngũ Phúc là niềm tự hào của người dân khu dân cư Duẩn Khê, phường Long Xuyên (Kinh Môn).

Khuôn viên chùa Ngũ Phúc

Biểu tượng của một vùng quê văn hiến

Chùa Ngũ Phúc được UBND tỉnh Hải Dương xếp hạng theo Quyết định số 3835/QĐ-UBND ngày 2.11.2009 thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật. Chùa thường được người dân trong vùng gọi với ba tên: Ngũ Phúc tự với ý nghĩa ngôi chùa mang 5 điều phúc lành, tốt đẹp đối với con người là trường thọ, phú quý, an khang, hảo đức và thiện chung; chùa Măng theo tên nôm của thôn và chùa Duẩn Khê theo tên chữ. Theo gia phả và truyền thuyết lưu truyền trong nhân dân, mảnh đất Duẩn Khê hình thành từ khá sớm, vào thế kỷ X, làng có tên là làng Măng, bắt nguồn từ vùng đất này có rất nhiều măng, nên cư dân khi đến sinh cơ lập nghiệp đã đặt tên cho làng như một biểu tượng.

Cho đến nay, chưa có tài liệu nào ghi chép cụ thể về năm xây dựng chùa. Căn cứ vào các mảng chạm khắc kiến trúc trên hệ thống vì kèo và văn bản Hán nôm còn lưu giữ, chùa Ngũ Phúc khởi dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ XVIII). Đến năm Nhâm Tý (1912), ngôi chùa tôn tạo lại. Năm Giáp Dần – niên hiệu Duy Tân thứ 8 (1914); năm Giáp Tý – niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924) tiếp tục trùng tu, có văn bia ghi chép cụ thể. Ngoài ra, tại hệ thống cột gỗ toà tiền đường còn khắc một số dòng chữ Hán ghi tên những người giàu lòng hảo tâm hưng công, cúng tiến tiền của tu bổ chùa. Đây là thời gian ngôi chùa được tôn tạo khang trang và mang đậm dấu ấn kiến trúc của thời Nguyễn.

Hoa văn chạm khắc tinh xảo

Trải qua những năm tháng dãi dầu mưa nắng, chiến tranh và biến cố, chùa hiện còn kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 3 gian thượng điện, xây theo kiểu tường hồi bít đốc, quai chảo, bảo lưu kiến trúc cổ. Nghệ thuật kiến trúc độc đáo tại di tích thể hiện trên hệ thống vì kèo toà tiền đường, trong đó hai vì gian trung tâm được các nghệ nhân chế tác công phu, chạm bong kênh tỉ mỉ, trau chuốt đề tài rồng chầu, lá lật, triện tàu lá dắt và tứ quý (tùng, trúc, cúc, mai). Mái chùa cổ kính, ẩn hiện trong những lùm cây tạo nên phong cảnh u tịch, thâm nghiêm.

Ngoài chùa chính, khuôn viên di tích còn có một số công trình phụ trợ như nhà mẫu, gác chuông… tạo thành một khu thờ tự liên hoàn.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều di vật, cổ vật có giá trị gồm bia đá, tháp cổ. Đây là nguồn tư liệu thành văn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử phát triển của ngôi chùa. Ngoài văn bia, chùa còn khối lượng khá lớn câu đối, đại tự cùng hệ thống tượng nguy nga, sơn son thếp vàng lộng lẫy, trong đó có 19 pho tượng được xác định niên đại vào thời Nguyễn bài trí thờ ở toà thượng điện và tiền đường.

Toàn bộ 19 pho tượng tạc bằng gỗ mít, trong đó có những pho kích thước lớn, là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có giá trị.

Không chỉ là nơi thờ Phật, công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, chùa Ngũ Phúc còn là cơ sở cách mạng, nơi lưu giữ nhiều sự kiện gắn liền với truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng in đậm dấu ấn trong lòng mỗi người dân địa phương. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chùa là nơi đặt hòm phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), chùa là nơi diễn ra hội nghị thành lập chi bộ Đảng xã Long Xuyên, tiền thân của Đảng bộ phường Long Xuyên ngày nay. Đồng thời, cũng là địa điểm thành lập các tổ chức quần chúng như thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc; cơ sở tập trung lực lượng để tiến về huyện giành chính quyền cách mạng nhân dân và vận động binh lính bỏ hàng ngũ địch trở về quê.

Bia đá cổ tại di tích

Trong những ngày tháng kháng chiến gay go quyết liệt, chùa là căn cứ hoạt động cách mạng, tại đây có hầm bí mật và đường địa đạo nối từ chùa đến giếng, thoát ra ngoài cánh đồng, bảo đảm an toàn cho các cán bộ Việt Minh tham gia kháng chiến. Nhân dân trong làng đã hiến tặng cho cách mạng quả chuông đồng nặng 150 kg để đúc vũ khí đánh giặc. Đây là nghĩa cử cao đẹp của nhân dân thôn Duẩn Khê.

Lịch sử và nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đan xen, tạo cho ngôi chùa đầy đủ các yếu tố trường tồn và là biểu tượng của một vùng quê văn hiến.

Lưu giữ bảo tồn

Ông Dương Văn Nam, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu dân cư Duẩn Khê cho biết: Chùa Ngũ Phúc là một trong những cơ sở tôn giáo được nhân dân địa phương quan tâm gìn giữ, bảo vệ chu đáo. Sau những lần trùng tu vào đầu thế kỷ XX đến nay, chính quyền và nhân dân địa phương đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa, qua đó không những bảo vệ giá trị công trình kiến trúc cổ mà còn đáp ứng nguyện vọng cho đời sống sinh hoạt tôn giáo của nhân dân trong thôn, ngoài xã.

/div>

Tháp cổ niên đại vào thời Nguyễn

Sau khi được UBND tỉnh xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2009, Ban Quản lý di tích chùa được thành lập. Ban có nội quy, quy chế hoạt động rõ ràng, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên nên việc bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, các giá trị vật thể và phi vật thể như cổ vật, di vật có kết quả tốt. Các ngày lễ, Tết chùa cũng từng bước được phục dựng trở lại và tổ chức hằng năm với lễ dâng hương, bái Phật, cúng Tổ trang trọng, đã thu hút không chỉ nhân dân địa phương mà du khách thập phương cũng về dự hội rất đông để cầu mong mọi sự tốt lành đến với gia đình dòng tộc và vãn cảnh Phật nơi đây.

Hiện nay, chùa Ngũ Phúc không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của nhân dân mà còn là nơi giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

NHẬT HỮU

Cùng chủ đề

Sẽ có cơ chế, chính sách vượt trội, toàn diện để phát triển Huế nhanh, bền vững

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế  Chiều 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ đồng tình về việc này và hiến kế để phát triển thành phố Huế nhanh, bền vững.  Tiếp thu giải trình ý kiến các ĐBQH về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị...

Festival Ninh Bình lần thứ III hứa hẹn nhiều nét mới, đặc sắc và ấn tượng

Ninh Bình đang gấp rút hoàn thiện những công tác cuối cùng nhằm sẵn sàng cho một Festival hứa hẹn mang đến cảm nhận đặc biệt và đầy ý nghĩa cho nhân dân và du khách.Sân khấu chuyển động...

Hoàn thành trạm bơm tăng áp cấp nước sạch cho 30.000 khách hàng ở Bình Giang

Trạm bơm tăng áp này sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 30.000 khách hàng trên địa bàn huyện Bình Giang. ...

Định hướng Gia Lộc là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế

UBND tỉnh cơ bản thống nhất Đồ án Điều chỉnh xây dựng vùng huyện Gia Lộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đề nghị các sở ngành liên quan,...

Ô tô chở 20 khách gặp nạn trên cao tốc Dầu Giây

Cũng trong đêm 20/11, xe khách giường nằm biển số TP Hồ Chí Minh chạy trên đường ĐT 741 hướng Bình Dương đi Bình Phước. Khi đến đoạn đường thuộc phường Hòa Lợi, TP Bến Cát, bất ngờ xe...

Cùng tác giả

Thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bài 5: Nỗ lực giải quyết việc làm cho người lao...

Vượt qua những khó khăn, thời gian qua, Hải Dương đã nỗ lực tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Các doanh nghiệp của Hải Dương nỗ lực vượt khó để duy trì việc làm cho người lao động Xác định giải quyết việc làm cho người lao động là yếu tố quan trọng giúp giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nên nửa nhiệm kỳ qua, Hải Dương tích cực triển khai nhiều...

Thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bài 4 – Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp

Nửa nhiệm kỳ qua, cơ cấu lao động của Hải Dương chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế, góp phần tạo động lực phục hồi và phát triển. Nhờ sự hỗ trợ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ nên không cần nhiều lao động làm nông nghiệp như trước Vượt qua khó khăn, thách thức của dịch bệnh cùng những tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế thế giới, nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ,...

Thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bài 3 – Xây dựng văn hóa từ cơ sở

Làng văn hóa, khu dân cư văn hóa được coi là "thành lũy" để bảo vệ văn hóa ngay từ cơ sở, là yếu tố quan trọng để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng phong phú hơn. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở khắp các địa phương trong tỉnh ngày càng phong phú, hấp dẫn. Trong ảnh: Giải bóng chuyền nam huyện Tứ Kỳ vừa được tổ chức thu...

Thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bài 2 – Phong trào xây dựng nông thôn mới chất...

Xây dựng nông thôn mới của Hải Dương đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Đó là đánh giá trong báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ (dự thảo lần 3) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Diện mạo xã nông thôn mới Thanh Hải (Thanh Hà) hôm nay Thu nhập cao Một trong những yếu tố làm nên sự thay đổi lớn ở xã Phạm Trấn (Gia Lộc) là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ...

Thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bài 1- Nỗ lực giữ đà tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh khó khăn bủa vây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương vẫn vững vàng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế Hải Dương trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: MAI ANH LTS: Vượt qua...

Cùng chuyên mục

Lễ hội mùa thu Côn Sơn Kiếp Bạc năm 2024 ở Hải Dương có gì đặc sắc?

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024. Nhiều hoạt động hấp dẫn diễn ra tại lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, Hải Dương. Ảnh: Côn Sơn - Kiếp Bạc 024 được tổ chức nhằm tưởng niệm 724 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; tưởng niệm 582 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá...

Con đường 800m hot nhất Hải Dương- Bên đỏ rực hoa phượng, bên tím rịm bằng lăng

Con đường dẫn vào xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện đang là địa điểm thu hút người bản địa và du khách thập phương tới check-in nhờ khung cảnh đẹp thơ mộng, một bên rực rỡ với sắc đỏ tươi của hoa phượng, một bên tràn ngập sắc tím hoa bằng lăng.

Bảo tàng đá trong ngôi chùa cổ Hải Dương

Không chỉ lưu giữ hiện vật có giá trị về tâm linh, chùa Động Ngọ còn là địa chỉ cất giữ bảo tàng đồ đá đồ sộ. Đây là thành quả cho hơn 30 năm nỗ lực tìm kiếm, dày công sưu tầm của Thượng tọa Thích Thanh Thắng. Hiện ở chùa có hàng nghìn nông cụ, đồ vật bằng đá như trục đá, trụ đá, cối đá, bia đá, phiến đá, chó đá... Ngoài cất công lặn lội...

Hải Dương – Chuyển đổi số để quảng bá di tích lịch sử và văn hóa

Trong nỗ lực bảo tồn và quảng bá giá trị của các khu di tích lịch sử, Tuổi trẻ TP Hải Dương phối hợp với Công ty TNHH Techcity triển khai số hóa các khu di tích lịch sử với công nghệ mới Virtual Reality (VR) và 3D. Công nghệ mới VR và 3D không chỉ đang tái hiện lịch sử mà còn đang kể lại câu chuyện của những di tích này một cách sinh động nhất. Mục tiêu...

Thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bài 5: Nỗ lực giải quyết việc làm cho người lao...

Vượt qua những khó khăn, thời gian qua, Hải Dương đã nỗ lực tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Các doanh nghiệp của Hải Dương nỗ lực vượt khó để duy trì việc làm cho người lao động Xác định giải quyết việc làm cho người lao động là yếu tố quan trọng giúp giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nên nửa nhiệm kỳ qua, Hải Dương tích cực triển khai nhiều...

Thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bài 4 – Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp

Nửa nhiệm kỳ qua, cơ cấu lao động của Hải Dương chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế, góp phần tạo động lực phục hồi và phát triển. Nhờ sự hỗ trợ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ nên không cần nhiều lao động làm nông nghiệp như trước Vượt qua khó khăn, thách thức của dịch bệnh cùng những tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế thế giới, nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ,...

Thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bài 3 – Xây dựng văn hóa từ cơ sở

Làng văn hóa, khu dân cư văn hóa được coi là "thành lũy" để bảo vệ văn hóa ngay từ cơ sở, là yếu tố quan trọng để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng phong phú hơn. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở khắp các địa phương trong tỉnh ngày càng phong phú, hấp dẫn. Trong ảnh: Giải bóng chuyền nam huyện Tứ Kỳ vừa được tổ chức thu...

Thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bài 2 – Phong trào xây dựng nông thôn mới chất...

Xây dựng nông thôn mới của Hải Dương đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Đó là đánh giá trong báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ (dự thảo lần 3) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Diện mạo xã nông thôn mới Thanh Hải (Thanh Hà) hôm nay Thu nhập cao Một trong những yếu tố làm nên sự thay đổi lớn ở xã Phạm Trấn (Gia Lộc) là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ...

Thành tựu sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bài 1- Nỗ lực giữ đà tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh khó khăn bủa vây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương vẫn vững vàng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế Hải Dương trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: MAI ANH LTS: Vượt qua...

Tình hình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn song với sự quyết tâm, nỗ lực, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lễ khai mạc môn bóng bàn tại SEA Games 31 tại Hải Dương (Nguồn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất