Powered by Techcity

Dân chủ, hiệu quả thiết thực

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự hội nghị còn có Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội; đặc biệt có sự tham dự của trên 4.000 đại biểu đại diện nông dân trong cả nước.

Đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và một số hộ nông dân tiêu biểu của tỉnh dự tại điểm cầu tỉnh Hải Dương.

hoinghitructuyen_hung11(1).jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hải Dương

Gần 2.000 câu hỏi gửi tới Thủ tướng

Bắt đầu từ năm 2018, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân đã trở thành hoạt động thường niên. Trước Hội nghị này, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tiếp nhận gần 2.000 câu hỏi của nông dân gửi tới Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào 6 lĩnh vực chủ yếu như: tình hình thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”; vai trò của nông dân trong thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đặc biệt, nông dân cả nước đặt nhiều câu hỏi liên quan đến: thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp; giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản; giải pháp xử lý rác thải, chất thải, bảo vệ môi trường nông thôn; chăm lo đời sống, an sinh xã hội, công ăn việc làm… cho người dân khu vực nông thôn.

Với quan điểm “nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật, tránh hình thức”; để nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày một phát triển tốt hơn, trên tinh thần dân chủ cao, tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành trực tiếp trả lời, trao đổi với nông dân nhiều vấn đề cụ thể, thiết thực.

Chú thích ảnh
Đại diện nông dân phát biểu

Trước câu hỏi của nông dân Nguyễn Văn Hữu ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, phát triển du lịch trong nông nghiệp, nông thôn, góp phần cải thiện cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương và phát triển kinh tế xanh, bền vững, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, chúng ta rất tự hào về phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ; truyền thống lịch sử văn hóa hào hùng; bản sắc văn hóa đậm đà, đặc sắc; nhiều đặc sản; người dân cần cù, nông dân cởi mở, thật thà…, đây cũng là những yếu tố rất cần để phát triển du lịch.

Theo Thủ tướng, Đảng, Nhà nước có các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và phát triển du lịch; trong đó đều đề cập đến vấn đề phát triển du lịch trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân làm du lịch. Gần đây nhất, ngày 22/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 922/QĐ-TTg về Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Thủ tướng cho rằng, muốn khai thác, phát huy được các tiềm năng này, trước hết, phải làm tốt việc quy hoạch phát triển du lịch gắn với thiên nhiên, di sản, truyền thống văn hóa lịch sử tại các vùng miền; phát triển du lịch ở nông thôn, nông nghiệp cần sự vào cuộc của cả Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

Với câu hỏi của chị Đỗ Thị Mỹ Thơm, Giám đốc Hợp tác xã Hùng Thơm (Gia Lai) về giải pháp gì để giúp nông dân nắm bắt đầy đủ, kịp thời các thông tin thị trường trong nước và xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nông sản”, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng để có kiến thức và nhận thức thì phải thông qua quá trình dạy và học.

Nhà nước tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn bằng các hình thức khác nhau như các cơ quan báo chí có các chương trình truyền thông với nội dung, thời lượng phù hợp, thúc đẩy xuất bản các loại sách phổ biến kiến thức, hướng dẫn… Ngược lại, người nông dân cũng phải nỗ lực học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao kiến thức, hiểu biết.

Để có thị trường bền vững, Nhà nước phải đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại, kết nối người nông dân với các sứ quán, cơ quan đại diện thương mại… Về phần mình, người nông dân phải có các sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất sạch, sản xuất xanh, thương hiệu, mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý…

Trả lời câu hỏi của ông Bùi Văn Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Cây Trôm (Long An) về những chính sách để hỗ trợ nông dân tham gia Đề án một triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phát triển nông nghiệp nói chung, trồng lúa nói riêng cần 5 thành tố quan trọng: Thương hiệu; quy hoạch; doanh nghiệp; ngân hàng; ứng dụng khoa học công nghệ. Việc triển khai Đề án này không nằm ngoài yêu cầu đó.

Đề án một triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, tín chỉ xanh, ngoài gói hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và các chính sách hỗ trợ hợp tác xã, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những gói tín dụng riêng cho các doanh nghiệp và các hợp tác xã tham gia vào Đề án. Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ logistic, kho lưu trữ, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp…để đề án đạt mục tiêu mong muốn; xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, góp phần phát triển xanh, bền vững, thực hiện hiệu quả các cam kết của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện các bộ, ngành đối thoại với nông dân

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam lần thứ 5 năm 2023 (lần thứ 2 trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XV) có ý nghĩa rất quan trọng để cụ thể hóa nhiều vấn đề lớn, tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo các Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú trọng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 vừa qua.

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm xuyên suốt về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, chiến lược, khẳng định vai trò, vị thế của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong tiến trình phát triển đất nước; trong đó nổi bật là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá X, Nghị quyết 19 Hội nghị Trung ương 5 Khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị Quyết 20 Hội nghị Trung ương 5 Khóa XIII về kinh tế tập thể; Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Điểm lại thành tựu nổi bật của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước và là trụ đỡ, tiền đề, nền tảng để góp phần đất nước phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tăng trưởng GDP nông nghiệp năm 2023 ước đạt tới 3,83% cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn duy trì ở mức cao với 10 nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trở lên, giá trị thặng dư thương mại năm 2023 ước đạt 11 tỷ USD; đã có 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 05 tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh bày tỏ vui mừng và tự hào về những thành tựu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục như: phát triển nông nghiệp vẫn theo “tư duy sản xuất”, chưa chuyển đổi sang “tư duy kinh tế”; quy hoạch phát triển nông thôn còn bất cập, tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa nông thôn, an ninh trật tự ở nông thôn đang đặt ra nhiều thách thức mới…

Nhắc lại các lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhân dân nói chung và nông dân nói riêng, cũng như nội dung các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và vị thế chính trị của nông dân Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế; nâng cao ý chí quyết tâm, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện khát vọng làm giàu góp phần phát triển nền nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững và nông dân thật sự có đời sống ấm no, hạnh phúc.

Trong đó, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong nông dân, nhất là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

Thủ tướng cũng đề nghị nâng cao nhận thức của nông dân về phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, nông nghiệp thông minh, sạch và an toàn, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, tận dụng mọi cơ hội, biến nguy thành cơ và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn, người dân tích cực tham gia triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình với các tổ chức hợp tác và doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm và động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia; quán triệt phương châm “muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.

“Chúng ta phải tăng cường liên kết; đa dạng hóa chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; tăng cường chế biến sâu; mở rộng thị trường cạnh tranh lành mạnh; thúc đẩy phát triển sản xuất xanh, năng suất cao, phát thải thấp, phát triển bền vững”, Thủ tướng lưu ý.

Chú thích ảnh
Trên 70 nông dân tiêu biểu đại diện cho 10,2 triệu hộ hội viên hội nông dân trên cả nước tham dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các ngành, địa phương nhận thức đầy đủ vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Cùng với đó, chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân; tập trung triển khai nguồn lực, nhân lực để thực hiện tốt các đề án, chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng đến các chương trình, đề án về giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, cần tập trung nguồn lực để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; trong đó ngành nông nghiệp cần triển khai có hiệu quả kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, khí mê-tan trong sản xuất nông nghiệp.

Các bộ, ngành, tổ chức, địa phương tập trung triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp, xác định là yêu cầu thực tiễn khách quan của sự phát triển, là lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số, làm thay đổi mạnh mẽ chuỗi sản xuất- chế biến- kinh doanh nông sản, hướng tới mục tiêu “Mỗi người nông dân đều có khả năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng”.

Thủ tướng tin tưởng, với khí thế mới, động lực mới, từ Đại hội dại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 ­- 2028, nông nghiệp, nông thôn nước ta ngày càng phát triển và nông dân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế ngày càng quan trọng như lời chúc của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Chúc giai cấp nông dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới!”.

TTXVN, HD

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi các bộ, ngành về việc chuẩn bị nội dung Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024.Cụ thể, theo nội dung công văn,...

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đối thoại với nông dân

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai các chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp đối với nhóm khách hàng hoạt động...

Người dân xã Minh Hòa (Kinh Môn) quan tâm các dự án trên địa bàn

Người dân xã Minh Hòa kiến nghị năm 1993-1994, UBND xã Minh Hòa giao đất, có thu tiền nhưng đến nay người dân vẫn chưa được cấp "sổ đỏ"; các vấn đề liên quan quy trình cưỡng chế công...

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định Hoa Kỳ coi trọng Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam, ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường, thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương sẽ đối thoại với cán bộ, nhân viên ngành y tế

Đây là thông tin được nêu trong kế hoạch tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương với cán bộ,...

Cùng tác giả

Nhiều cán bộ ở Bình Dương tự nguyện xin nghỉ khi hợp nhất, sắp xếp bộ máy

Đó là thông tin được bà Huỳnh Thị Thanh Phương, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết tại Hội nghị giao ban báo chí cuối năm của UBND tỉnh Bình Dương diễn ra chiều 25/12.Theo bà...

Hải Dương phong tặng 9 nghệ nhân nghề tiểu thủ công nghiệp

9 nghệ nhân mới được phong tặng gồm: ông Phạm Anh Dũng (sinh năm 1945) và bà Nguyễn Thị Phiu (sinh năm 1958) ở làng nghề thêu ren Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ) với nghề thêu ren.Chị...

Bình Giang không còn lo thiếu nước sạch

Trước đó, Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương đã đầu tư xây dựng các tuyến đường ống D400 từ trục chính cạnh quốc lộ 5 tới trạm bơm tăng áp tại xã Vĩnh Hồng với tổng...

Dự kiến khai mạc Hội Báo xuân Ất Tỵ 2025 vào ngày 21/1/2025

Hội Báo xuân Ất Tỵ 2025 được tổ chức đúng dịp hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Vì vậy,...

Chí Linh có thêm 5 sản phẩm OCOP

TP Chí Linh hiện có 41 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh cấp chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 đến 4 sao. ...

Cùng chuyên mục

Nhiều cán bộ ở Bình Dương tự nguyện xin nghỉ khi hợp nhất, sắp xếp bộ máy

Đó là thông tin được bà Huỳnh Thị Thanh Phương, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết tại Hội nghị giao ban báo chí cuối năm của UBND tỉnh Bình Dương diễn ra chiều 25/12.Theo bà...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 24/12

TRONG NƯỚCNgày 24/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 để tổng kết, đánh giá việc triển khai công tác y tế năm 2024 và phương hướng,...

Cuốn lịch sử Đảng bộ TP Chí Linh sẽ tổng kết thực tiễn đến năm 2025

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương đã bổ sung thêm nhiều ý kiến đóng góp như xem xét thu gọn chương 1 giới thiệu về mảnh đất, con người Chí Linh;...

Tinh gọn bộ máy các Ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức

Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện lãnh đạo...

Đồng chí Phan Nhật Thanh giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Nhật Thanh cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng, giao nhiệm vụ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Đồng chí hứa sẽ không ngừng nỗ...

Bộ Y tế sắp xếp sáp nhập, chuyển giao 4 bệnh viện tuyến trung ương

Cụ thể: Bệnh viện 74 Trung ương chuyển giao nguyên trạng về UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Bệnh viện 71 Trung ương và Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương tổ chức lại thành hai bệnh...

Đổi mới hoạt động của MTTQ các cấp theo hướng gần dân, sát dân

Tại hội nghị, các đại biểu đã thông qua chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2025. Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập...

105 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Diên Hồng lần thứ ba

Giải Diên Hồng mùa thứ ba có sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương; trong đó, số lượng các cơ quan báo chí địa phương tích cực tham gia giải...

Đồng chí Nguyễn Tá Duân giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang

Đồng chí Nguyễn Tá Duân sinh năm 1975, quê ở xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ.Đồng chí có trình độ thạc sĩ ngành xây dựng đường ô tô, đường đô thị; cao cấp lý luận chính trị.Trước khi làm...

Lần đầu gặp 1 học sinh toàn diện

Cô giáo Phạm Thị Dịu, giáo viên chủ nhiệm lớp 5G, Trường Tiểu học Thạch Khôi, Thành phố Hải Dương, nhận xét: “Lê Hà An là một học sinh rất chịu khó, thông minh, nhanh trí, ngoan ngoãn, lễ phép, niềm nở, tình cảm. Trong các hoạt động hay trong học tập, em rất tập trung chú ý theo dõi. Em có tư duy nhanh, phát hiện sớm vấn đề và không nản chí mà giải quyết tốt bài...

Tin nổi bật

Tin mới nhất