Powered by Techcity

Đã rõ bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: TTXVN

Trước thềm Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, ngày 15/12, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về công tác ngoại giao sau 3 năm triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng và kể từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 tới nay cũng như những nội dung sẽ được thảo luận tại Hội nghị Ngoại giao lần này.

– Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và cũng là năm Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả nổi bật trong công tác đối ngoại từ Hội nghị ngoại giao lần thứ 31 cũng như trong nửa nhiệm kỳ qua?

– Như chúng ta đã biết, từ sau Đại hội XIII của Đảng, tình hình thế giới và trong nước bên cạnh cơ hội, thuận lợi, có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp hơn so với dự báo, nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện và gay gắt hơn.

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác đối ngoại nặng nề hơn trước. Tuy nhiên, có thể khẳng định, với sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, công tác đối ngoại và ngoại giao đã khẳng định rõ bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, là một “điểm sáng” nổi bật trong thành tựu chung của đất nước. Cụ thể:

Một là, đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng đã được tổ chức quán triệt và triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thông qua nhiều đề án đối ngoại quan trọng và ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận để cụ thể hóa đường lối đối ngoại Đại hội XIII như Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 34 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII, các kết luận, chỉ thị về phát triển quan hệ với một số đối tác quan trọng, hợp tác ASEAN, hợp tác tiểu vùng Mekong, công tác ngoại giao kinh tế, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, đối ngoại nhân dân…

Hai là, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Thành công của các chuyến thăm, điện đàm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là 45 chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược, hầu hết các nước ASEAN, nhiều đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và gần 50 chuyến thăm của Lãnh đạo các nước đến Việt Nam, trong đó có những chuyến thăm lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden…, đã tạo nên bước phát triển mới về chất trong đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta.

Cùng với đó, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả.

Ba là, đối ngoại đã phát huy vai trò tiên phong giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù thế giới trải qua những biến động lớn, rất phức tạp, nhưng chúng ta đã xử lý đúng đắn các vấn đề đối ngoại, quan hệ với các đối tác trên cơ sở kiên định độc lập, tự chủ, hòa hiếu, đồng thời linh hoạt trong sách lược, ứng xử.

Bên cạnh đó, chúng ta đã chủ động, tích cực thúc đẩy đối thoại và đạt được những kết quả rất quan trọng về phân định, giải quyết một số vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Bốn là, đối ngoại đi đầu huy động nguồn lực bên ngoài, đóng góp quan trọng vào kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phát triển kinh tế – xã hội. “Ngoại giao vaccine” đã đóng góp trực tiếp vào thực hiện thắng lợi chiến lược tiêm chủng, tạo tiền đề cho đẩy lùi dịch COVID-19.

Chúng ta đã tranh thủ tốt các hiệp định thương mại tự do, các xu thế phát triển mới để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, khoa học – công nghệ, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam trở thành một “điểm sáng” trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới.

Năm là, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, trọng trách quốc tế quan trọng, nhất là trong ASEAN và Liên hợp quốc như Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban Di sản thế giới, Ủy ban Luật pháp quốc tế…

Chúng ta đóng góp tích cực vào các vấn đề chung như chống biến đổi khí hậu, cắt giảm khí thải, cử cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo cho các quốc gia chịu thiên tai, xung đột…

Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thủy chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay.

Những thành tựu nói trên là minh chứng sinh động cho đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; là kết tinh nỗ lực của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị, trong đó có đóng góp quan trọng của các cơ quan đối ngoại và ngành ngoại giao.

Những kết quả đó cũng khẳng định bản sắc rất độc đáo của nền ngoại giao Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, thấm đượm tâm hồn, cốt cách, khí phách và truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tư tưởng của nhân loại.

– Xin Bộ trưởng cho biết nội dung trọng tâm của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32?

– Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 là một hội nghị quan trọng không chỉ với ngành Ngoại giao, mà còn với đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại ở các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương. Chủ đề của hội nghị lần này là “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, đã phản ánh rõ tính chất và nội dung trọng tâm của Hội nghị.

Bên cạnh đánh giá và dự báo tình hình quốc tế, Hội nghị sẽ kiểm điểm, đánh giá toàn diện kết quả hai năm triển khai vừa qua và hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, đề án quan trọng về đối ngoại mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay; từ đó đề xuất các nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm và các biện pháp cần tập trung triển khai đến hết nhiệm kỳ khóa XIII và những năm tiếp theo.

Hội nghị lần này cũng là dịp để ngành Ngoại giao trao đổi một số vấn đề lớn, vấn đề mới về đối ngoại để đóng góp vào tổng kết 40 năm thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới.

Hội nghị cũng dành nhiều thời gian thảo luận sâu rộng phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng ngành ngoại giao, nhất là những vấn đề then chốt như công tác cán bộ, xây dựng Đảng, cơ chế chính sách về đối ngoại, đổi mới lề lối làm việc với quyết tâm xây dựng ngành ngoại giao vững mạnh, chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại.

– Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn này, đến nay nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác...

Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại

- Xin Bộ trưởng đánh giá về kết quả, ý nghĩa của Hội nghị Geneve năm 1954?- Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp. Đúng như Chủ tịch...

Chủ động, linh hoạt, sáng tạo triển khai hiệu quả công tác đối ngoại

Hội nghị xác định nhiệm vụ bao trùm trong thời gian tới là tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ...

Cùng tác giả

Thanh niên thành ‘ông lão’ sau gần nửa năm đi phượt

Trên cả chuyến đi, Rich nói anh ít khi tắm rửa, gội đầu, mà tranh thủ ghé vào nhà vệ sinh công cộng ven đường để rửa mặt và vệ sinh đơn giản.Trải nghiệm và sự thay đổi của...

Bốn ngân hàng nào có lãi suất vượt mốc 7%?

Ngày 26/12, bốn ngân hàng đưa ra mức lãi suất vượt mốc 7% - mức lãi suất cực kỳ hấp dẫn dành cho các khách hàng gửi tiết kiệm dài hạn.- PVcomBank niêm yết mức lãi suất lên đến...

Thác nước đóng băng ‘giả’ trông như sợi mì khiến du khách bức xúc

Khu danh thắng thác Luya nằm dưới đỉnh Huyền Liên của núi Taishi thuộc dãy Songshan ở Đặng Phong, Hà Nam (Trung Quốc). Thác có độ cao 117 m và phong cảnh rất ngoạn mục. Khi nhiệt độ giảm...

Một người dân ở Tứ Kỳ sở hữu chậu quýt cảnh nặng 10 tấn

Ông Lý Văn Tông, Chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa, cho biết anh Phạm Văn Hoàn là kiến trúc sư nên thường làm ra những chậu cây khác lạ, có tính nghệ thuật. Anh là một trong hai người...

Hợp tác xã Thu Nam Toản Trí Hải được cấp chứng nhận quản lý chất lượng môi trường

Sáng 25/12, Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với Viện Khoa học công nghệ và Môi trường (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) bàn giao chứng nhận quản lý chất lượng môi trường ISO 14001:2015, tài...

Cùng chuyên mục

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm Giáp Thìn (1724) tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình truyền thống khoa bảng, nhiều người học giỏi, đỗ cao, làm quan to dưới thời Hậu Lê; ông là con út trong gia đình có bảy người con của tiến sĩ Lê Hữu Mưu...

Báo Thế giới và Việt Nam kỷ niệm 35 năm ra số đầu tiên

Nhân dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Hội Nhà báo Việt Nam đã khen thưởng các tập thể, cá nhân Báo Thế giới và Việt Nam có thành tích xuất sắc trong những năm qua. ...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 25/12

TRONG NƯỚCChiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông...

Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi thức cấp Nhà nước

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội...

Kim Thành bàn giải pháp vận dụng hiệu quả lý luận chính trị trong công tác xây dựng đảng tại cơ sở

Các đại biểu cũng kiến nghị, đề xuất cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về việc học tập...

Hải Dương chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội dịp Tết Ất Tỵ

Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân trong tỉnh đón mừng năm mới 2025 và Tết Ất Tỵ cùng dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết...

Nhiều cán bộ ở Bình Dương tự nguyện xin nghỉ khi hợp nhất, sắp xếp bộ máy

Đó là thông tin được bà Huỳnh Thị Thanh Phương, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết tại Hội nghị giao ban báo chí cuối năm của UBND tỉnh Bình Dương diễn ra chiều 25/12.Theo bà...

Hà Nội muốn giữ một số sở đặc thù

Theo báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của Ban cán sự Đảng UBND thành phố, Hà Nội sẽ duy trì 10 sở và tương đương. Trong đó, 4 sở...

Trưởng Công an xã Hiệp Cát (Nam Sách) vì nhân dân phục vụ

Trong đợt bão số 3 vào đầu tháng 9 năm nay, với tinh thần chủ động phòng ngừa, trung tá Hanh chỉ đạo lực lượng công an xã đi từng ngõ, gõ từng nhà tuyên truyền, cảnh báo nhân...

Đảng bộ thị xã Kinh Môn sẽ tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp trên cơ sở

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Thị ủy Kinh Môn chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ thị xã bảo đảm đúng thời gian và yêu cầu đề ra theo kế hoạch chỉ đạo của Tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất