Powered by Techcity

Công điện của Thủ tướng về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá


Chú thích ảnh
Người dân mua gạo bình ổn giá trong các hệ thống siêu thị tại TP Hồ Chí Minh (Ảnh minh họa)

Công điện gửi: bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nêu rõ:

Trong thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã quyết liệt, kịp thời chỉ đạo và kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn; chỉ đạo, ban hành kịp thời cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp như giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân… được người dân, cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Các bộ, ngành, địa phương đã bám sát diễn biến, tình hình thực tiễn, chủ động thực hiện nhiều giải pháp điều hành, quản lý giá cả hiệu quả, kịp thời; tăng cường công tác quản lý, điều hành giá; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường; chủ động thực hiện các giải pháp cung cầu hàng hoá đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu… góp phần ổn định mặt bằng giá cả, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thời gian tới, áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, chi phí vận tải đường biển có xu hướng tăng; việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương… đòi hỏi các cấp, các ngành cần chủ động đánh giá, nắm bắt tình hình để kịp thời có kế hoạch ứng phó, giải pháp phù hợp, hiệu quả, sát thực tiễn.

Trước tình hình trên, để chủ động có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, từ nơi bắt đầu, không để lúng túng, bị động trong mọi tình huống, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kịp thời các ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá; trong phạm vi, lĩnh vực quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Các bên liên quan theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình thế giới, khu vực, chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, kịp thời thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả.

Đơn vị chức năng bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột, căng thẳng địa chính trị. Đồng thời cần tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật.

Các bộ, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi sát thông tin, nắm bắt diễn biến giá cả một số mặt hàng có tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định.

Các bên liên quan chú trọng, tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để triển khai, hướng dẫn Luật Giá năm 2023, bảo đảm thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong triển khai thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý, điều hành giá.

Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá để xem xét, quyết định khi cần thiết với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Các Bộ: Công thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; dịch vụ giáo dục…), phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan để đánh giá kỹ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và mục tiêu, kịch bản kiểm soát lạm phát cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2024.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê, các cơ quan, địa phương liên quan đẩy mạnh triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, cụ thể, kịp thời cho các tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp phù hợp, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống, phấn đấu khoảng 4%.

Chủ động đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện công tác quản lý, điều hành giá của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác quản lý, điều hành giá các mặt hàng cụ thể, đối với mặt hàng xăng dầu: Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, trong mọi tình huống không để thiếu xăng dầu và điều hành giá xăng dầu theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu; kiểm tra chuyên đề về việc thực hiện hóa đơn điện tử.

Đối với mặt hàng điện, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá: Các bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế – xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công thương theo dõi sát tình hình sản xuất, biến động giá các yếu tố đầu vào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường các mặt hàng nông sản thiết yếu như lúa gạo, thịt lợn, các vật tư nông nghiệp để kịp thời điều hòa cung cầu các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá cả thị trường; không để thiếu, khan hiếm lương thực, thực phẩm trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Đối với vật liệu xây dựng: Bộ Xây dựng, Bộ Công thương theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp bảo đảm cung cầu, bình ổn giá vật liệu xây dựng.

Đối với dịch vụ vận tải hàng không: Bộ Giao thông vận tải thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm, ổn định năng lực vận tải hàng không để cung ứng phù hợp, cân đối tải trên các đường bay và thị trường nội địa/quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm hè 2024 sắp tới.

Đối với dịch vụ giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ động nắm bắt thông tin về mức điều chỉnh học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập năm học 2024-2025 để có đánh giá tổng thể về mức độ tăng và tình hình triển khai thực hiện; kiểm soát và điều hành không để tăng giá sách giáo khoa và các dịch vụ giáo dục bất hợp lý gây hậu quả lạm phát giá tiêu dùng.

Đối với công tác điều hành giá mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá: Thực hiện hiệu quả, kịp thời công tác truyền thông, thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tránh các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận, thiệt hại cho Nhà nước và người tiêu dùng. Công khai minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp tung tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương việc thực hiện Công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.



Nguồn: https://baohaiduong.vn/cong-dien-cua-thu-tuong-ve-viec-tang-cuong-cac-bien-phap-quan-ly-dieu-hanh-gia-385319.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng đề nghị Thaco nghiên cứu sản xuất tàu đường sắt tốc độ cao

Thaco là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hoạt động đa ngành như ô tô, nông nghiệp, cơ khí và công nghiệp hỗ trợ. Năm ngoái, tập đoàn này nộp ngân sách Nhà nước...

Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Tập trung ngay vào xử lý công việcThủ tướng Chính...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân Tết cổ truyền của dân tộc Ất Tỵ 2025 và hướng đến kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), chiều tối 27/1 (tức 28 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng của Tổng Bí thư.Trong niềm xúc động, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ thành kính, tôn vinh và biết ơn sâu sắc...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam

Trong đó, hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá," cắt giảm thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy về tổ chức, coi thể chế là nguồn lực, động lực, góp phần làm giảm thời gian,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan

Sau gần 12 giờ bay, vào lúc 21 giờ 18 ngày 15/1 giờ địa phương (tức 3 giờ 18 ngày 16/1, giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 11/2

TRONG NƯỚCNgày 11/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các...

Giá sắn dây ở xã Thanh Lang (Thanh Hà) tăng

Sắn dây củ tươi ở Thanh Lang đang được bán với giá 14.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 3.000 đồng/kg. Do ảnh hưởng của bão số 3 nên sản lượng năm nay thấp hơn so với những năm trước,...

Hải Dương tổ chức Ngày Thơ Việt Nam với chủ đề ‘Đất nước tình yêu’

Các đại biểu đã nghe nhiều tiết mục thơ ca đặc sắc, chủ đề “Đất nước tình yêu” với 4 phần, do các tác giả và nghệ sĩ trình bày gồm: thơ xuân cách mạng, xuân biên cương Tổ...

Một ngọn núi ở New Zealand được công nhận quyền con người

Núi Taranaki - hiện được gọi là Taranaki Maunga theo tên của người Māori - là vật thể tự nhiên mới nhất được công nhận là một cá nhân ở New Zealand.Ngọn núi lửa nguyên sơ phủ đầy tuyết Taranaki là ngọn núi cao thứ hai trên Đảo Bắc của New Zealand với độ cao 2.518 m và là một địa điểm du lịch, đi bộ đường dài và trượt tuyết nổi tiếng.Sự công nhận hợp pháp kể trên...

5 trạm biến áp cấp điện phục vụ lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai

Theo lãnh đạo Điện lực TP Chí Linh, đến ngày 11/2, đơn vị đã phối hợp với Ban Quản lý khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc hoàn thành công tác kiểm tra toàn...

Cùng chuyên mục

Giá sắn dây ở xã Thanh Lang (Thanh Hà) tăng

Sắn dây củ tươi ở Thanh Lang đang được bán với giá 14.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 3.000 đồng/kg. Do ảnh hưởng của bão số 3 nên sản lượng năm nay thấp hơn so với những năm trước,...

5 trạm biến áp cấp điện phục vụ lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai

Theo lãnh đạo Điện lực TP Chí Linh, đến ngày 11/2, đơn vị đã phối hợp với Ban Quản lý khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc hoàn thành công tác kiểm tra toàn...

Đô thị mới Phú Thái (Kim Thành) được quy hoạch nhiều khu dân cư mới

Theo quy hoạch chung đô thị mới Phú Thái (Kim Thành) đến năm 2045 vừa được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt, đô thị này sẽ được xây dựng theo hướng đô thị công nghiệp hiện đại, công nghiệp...

Giá vàng trong nước tiến sát mốc 93 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước phiên giao dịch ngày 11/2 bất ngờ tăng tới 1,5 triệu đồng và đã tiến lên gần 93 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.Tại thời điểm 9 giờ, giá vàng thế giới vọt...

Cấm một số tuyến đường ở Chí Linh theo giờ phục vụ Giải chạy marathon Côn Sơn

Ngày 10/2, Sở Giao thông vận tải Hải Dương thông báo về việc tổ chức giao thông tạm thời trên địa bàn TP Chí Linh để phục vụ Giải chạy marathon “Côn Sơn, Kiếp Bạc - Hành trình kết...

Đầu xuân thăm 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu về văn hoá ở Hải Dương

Một điểm chung ở 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu trên là có các thôn đều giữ vững danh hiệu làng văn hoá từ hàng chục năm nay. Mỗi cán bộ, người dân ở những địa phương này...

Hải Dương chưa ghi nhận thiệt hại về vật nuôi, cây trồng do rét đậm, rét hại

Tuy nhiên, trong những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời dưới 15 độ C vẫn còn tình trạng nông dân phớt lờ khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để xuống đồng gieo cấy lúa chiêm...

Điện lực Hải Dương cấp điện ổn định cho các trạm bơm lấy nước đổ ải

Theo thông tin từ Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương, kết thúc thời gian lấy nước đợt 1 và trong 2 ngày lấy nước đợt 2 từ ngày 8/2, tất cả 111 trạm bơm chuyên...

Cấp huyện, xã ở Hải Dương thực hiện 801 dự án đầu tư công trong năm 2025

Tổng vốn đầu tư các công trình, dự án này từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 16.484 tỷ 186,8 triệu đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng gần 3.000 tỷ đồng. Tổng vốn kế...

Thaco sẽ làm đường sắt đô thị, Hòa Phát đầu tư nhà máy sản xuất ray 10.000 tỷ đồng

"Vingroup cam kết đóng vai trò là 1 trong những doanh nghiệp tiên phong thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững của đất nước", ông Quang khẳng định.Chủ tịch Hòa Phát cũng cam kết giai đoạn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất