Powered by Techcity

Chàng trai 9X Nam Chi say mê mỹ thuật dân gian


hbh_3314.jpg
Họa sĩ trẻ Nam Chi đam mê dòng tranh dân gian truyền thống

Mê dòng tranh truyền thống

Gia đình không ai làm nghệ thuật nhưng họa sĩ Nam Chi đã bén duyên với môn hội họa từ nhỏ. Hồi còn học tiểu học, khi được tiếp xúc với bức tranh “Quan Âm” trong sách giáo khoa, anh đã đắm đuối và say mê dòng tranh dân gian này. Sau này, khi học Đại học Mỹ thuật công nghiệp, được tiếp xúc nhiều hơn, anh quyết định theo đuổi dòng tranh dân gian. Hiện anh đang tìm hiểu sâu 2 dòng tranh dân gian là Hàng Trống và Kim Hoàng. Ngoài ra, anh cũng đang tìm hiểu thêm kỹ thuật làm giấy sắc phong.

dsc_4455.jpg
Họa sĩ Nam Chi còn tìm hiểu thêm kỹ thuật làm giấy sắc phong

Càng tìm hiểu và nghiên cứu sâu, Nam Chi càng nhận thức rõ những giá trị độc đáo của nghệ thuật Việt Nam. Anh cảm nhận được vẻ đẹp của dòng tranh này không chỉ ở những đường nét, màu sắc mà đằng sau đó còn là ý nghĩa mà cha ông ta đã gửi gắm. Đó là quan niệm sống, những lời châm biếm, răn dạy và bài học truyền lại cho thế hệ sau. Ví dụ như bức tranh “chim công, cá chép” thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, đầm ấm, hạnh phúc. Hay dòng tranh Kim Hoàng có bức tranh “đôi thần kê” gắn liền với những bài thơ tả vẻ đẹp của con gà đầu ngẩng cao, thân như phượng, đuôi to, dáng hùng dũng, khi cất tiếng gáy xua đuổi được tà ma. Còn bức tranh “tố nữ” thể hiện vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam với dáng ngồi, cách chơi đàn, trang phục phong phú…

img_7596.jpg
Nam Chi thực hiện kỹ thuật pha màu mực để in nét cho tranh

Hành trình vất vả theo đuổi đam mê

Khi theo đuổi dòng chảy mỹ thuật dân gian này, họa sĩ trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Vì bản thân anh không phải “con nhà nòi”, không xuất phát từ làng nghề để biết được quy trình tạo ra một bức tranh. Đặc trưng của tranh truyền thống là nghề cha truyền con nối nên anh gặp khó khăn khi thu thập kiến thức và đưa vào thực tế. Anh đã bỏ công điền dã đến nhà các nghệ nhân để tìm hiểu và học hỏi các kỹ thuật vẽ tranh truyền thống.

paratime.vn-221217-0279-84104e6761e8ccd874f1639534886980(1).png
Nam Chi thực hiện kỹ thuật in bản nét cho tranh

Ở Việt Nam, chất liệu cho dòng tranh này là giấy dó. Thời gian đầu, do không tìm được nguồn cung cấp giấy dó nên anh thử vẽ trên giấy mỹ thuật nhưng không như kỳ vọng.

1672730865009-fbc1648ee423d0710f409f1cad6aaf34(1).jpg
Nam Chi cùng nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống Lê Đình Nghiên

“Nhiều người thường sử dụng màu phẩm nhưng độ bền không cao, chỉ được vài năm là bay màu. Tôi tìm hiểu, nghiên cứu lại và quyết định chọn chất liệu màu tự nhiên như cách làm của các nghệ nhân ngày xưa. Màu khoáng mất công, kỹ thuật làm nhưng khi nghiền đủ độ keo thì màu tươi và bền”, Nam Chi nói.

Khó khăn tiếp theo khi làm nghề với một chàng trai 9X là nguồn tiêu thụ bức tranh để có kinh tế theo đuổi môn nghệ thuật này. Khi chưa có đầu ra cho tranh, để có kinh phí trang trải, anh đã phải làm những nghề khác. Sáng đi học, chiều đi làm, tối về lại cặm cụi vẽ tranh. Khi có tác phẩm, anh chụp ảnh, giải thích ý nghĩa của từng bức tranh đăng lên mạng xã hội, được mọi người thích thú, ủng hộ nên anh có lượng khách hàng tiềm năng nhất định. Những thử thách này càng khiến Nam Chi kiên định hơn với lựa chọn của mình.

328996459_1538906536520077_2604272614733817041_n.jpg
Bức tranh “Kỳ lân tống tử” của họa sĩ trẻ

Nam Chi theo nghề đến nay là năm thứ 8, anh không nhớ rõ đã vẽ bao nhiêu bức tranh. Trong số này, có những bức tranh vẽ theo mẫu truyền thống, có tranh vẽ theo ý tưởng của khách hàng nhưng cũng có tranh vẽ bằng sự sáng tạo của bản thân.

f06c883f2fd78b89d2c6.jpg
Bức tranh Quan Âm với họa tiết dát vàng là bức tranh ấn tượng do Nam Chi thực hiện

Ấn tượng nhất trong quá trình làm nghề của anh là bức tranh Quan Âm khổ 60 x 120 cm. Với yêu cầu cao của khách hàng, anh phải đi nghiên cứu lại từ đầu về hoa văn, kiến trúc đình làng từng thời để có thể áp dụng đưa vào sản phẩm. Bức tranh Quan Âm đó được vẽ với phong thái, trang phục, hoa văn, màu sắc hoàn toàn của người Việt. Đặc biệt, bức tranh được sử dụng kỹ thuật dát vàng, nghiền vàng để vẽ hoa văn.

Sáng tạo nhưng không phá cách

Là họa sĩ trẻ, khi theo đuổi dòng tranh dân gian, Nam Chi có biến tấu, sáng tạo nhưng vẫn dựa trên cốt lõi của tranh dân gian truyền thống mà cha ông ta đã để lại chứ không phá cách. “Bởi nằm sâu trong từng bức tranh là những tầng lớp, ý nghĩa không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn mang giá trị lịch sử của dân tộc. Vì vậy tôi luôn muốn giữ gìn bản sắc, vẻ đẹp, yếu tố hồn cốt tạo nên con người Việt Nam”, anh Nam Chi nói.

img_7634.jpg
Ứng dụng tranh dân gian trên quạt giấy

Bằng nỗ lực của mình, Nam Chi đã cho ra mắt nhiều mẫu tranh mới kế thừa từ những dòng tranh truyền thống nhưng cũng kết hợp cả kỹ thuật đồ họa. Những bức tranh này không chỉ đơn thuần sử dụng các hoa văn của tranh Hàng Trống như hoa văn xoáy, chữ thọ mà còn được Nam Chi nghiên cứu tư liệu lịch sử về trang phục các thời Lê, Nguyễn đưa vào tác phẩm để đem đến giá trị nghệ thuật cao hơn cho bức tranh.

Đến nay, Nam Chi đã bước đầu thành công khi tranh của anh đã được nhiều bảo tàng chọn để trưng bày như Bảo tàng Hải Dương, Bảo tàng Huế, Bảo tàng Đà Nẵng… Tại Bảo tàng Hải Dương, Nam Chi từng được trưng bày nhiều bức tranh cả Hàng Trống và Kim Hoàng.

1672730725399.jpeg
Một buổi trải nghiệm về tranh dân gian ở Bảo tàng Hà Nội được nhiều bạn nhỏ quan tâm

Theo nam họa sĩ, để tranh dân gian tiếp cận được nhiều bạn trẻ, thì không chỉ quảng bá trên mạng xã hội mà cần ứng dụng họa tiết trên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như đèn, quạt, hộp bánh…

Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương Đỗ Đình Quyết nhận xét: Trong tranh của Nam Chi thấy rõ sự khéo léo, tài tình của việc sử dụng nguyên liệu, màu sắc trong nghệ thuật tạo hình, từ đó giúp ta cảm nhận được “vừa cổ vừa kim”, tức là vừa mang âm hưởng của sự hoài cổ cũng như hơi hướng hiện đại. Trong những năm qua, Nam Chi đã hiến tặng cho Bảo tàng tỉnh Hải Dương 13 bộ hiện vật gồm hơn 30 bức tranh với nhiều đề tài khác nhau. Đây là những bức tranh đầy ý nghĩa của một hoạ sĩ trẻ. Giữa cuộc sống hiện đại, cái trân quý chính là bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian mà hoạ sĩ trẻ Nam Chi đã và đang làm được.

LINH LINH



Nguồn: https://baohaiduong.vn/chang-trai-9x-nam-chi-say-me-my-thuat-dan-gian-390998.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

“Cơn sốt” Moo Deng kéo hàng chục nghìn người tới thăm sở thú Thái Lan

Moo Deng, có nghĩa là "lợn nhảy" trong tiếng Thái, nổi tiếng qua những đoạn video ngắn được nhân viên tại vườn thú Khao Kheow chia sẻ trên mạng xã hội, ghi lại cuộc sống hằng ngày đầy những...

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Cũng có câu chuyện kể rằng Đường Huyền Tông lên cung trăng chỉ để du ngoạn. Vì muốn ghi nhớ cuộc vui đó, khi trở về, ông ra lệnh lấy ngày rằm tháng 8 để tổ chức lễ hội...

Tột cùng nỗi đau anh công nhân mất 5 người thân vì sạt lở, đám tang làm bên chuồng trâu

Sùng A Giàng đang ở tạm chuồng trâu nhà hàng xóm để chịu tang 5 người thân trong gia đình – Ảnh: VŨ TUẤN Đám tang bên chuồng trâu Người dân ở Phìn Chải (xã A Lù, buyện Bát Xát, Lào Cai) chưa bao giờ chứng kiến một đám ma nhiều người chết, nhiều ngày như thế. Rạp đám ma bằng cái bạt căng tạm ngay bên chuồng trâu nhà hàng xóm. Sau một ngày tìm kiếm, hai thi thể được đưa...

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụtBộ Y tế vừa có công văn số 5481/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Các bác sỹ...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Cùng chuyên mục

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Cũng có câu chuyện kể rằng Đường Huyền Tông lên cung trăng chỉ để du ngoạn. Vì muốn ghi nhớ cuộc vui đó, khi trở về, ông ra lệnh lấy ngày rằm tháng 8 để tổ chức lễ hội...

Chương trình nghệ thuật “Việt Nam kiên cường” chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

Chương trình diễn ra vào 20 giờ 10 ngày 17/9, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VOVTV, VTC1, VTC3; tiếp...

Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024, người đẹp Hải Dương Hoa Đan lọt top 16

Sau hơn 2 tiếng của đêm chung kết, thí sinh đến từ Nam Định - Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024. Á hậu 1 là Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh là á hậu 2.Từ...

Hoa hậu “chưa đọc hết một cuốn sách” Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024, Hoa Đan của Hải Dương lọt top 16

Nguyễn Cao Kỳ Duyên diện váy dạ hội màu vàng nổi bật, phần eo khoét sâu kết hợp cùng kiểu tóc xoăn quý phái. Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh và Quách Tapiau Maily (Mlee) tiếp tục nhận được...

Hành trình đến với top 16 Miss Universe Vietnam 2024 của người đẹp Hải Dương Lương Thị Hoa Đan

Hãy cùng nhìn lại hành trình của thí sinh Lương Thị Hoa Đan, người đẹp quê ở Nam Sách (Hải Dương) đến với top 16 cuộc thi này: ...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện một số nội dung.Thứ nhất, tiếp tục kiểm tra, rà soát, có phương án bảo vệ...

Vinh danh Vịnh Hạ Long

Dự buổi lễ có bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên; Chủ tịch GGN Nikolas Zouros; ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO...

Nhiều sao Việt chung tay hỗ trợ người vùng bão lũ

Bên cạnh tiền mặt, nhiều nghệ sĩ tìm mua vật dụng y tế, thuốc men, nhu yếu phẩm, chuyển tới các tỉnh đang ngập sâu trong lũ. Không chỉ hỗ trợ 300 triệu đồng, vợ chồng đạo diễn Lý...

Thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khẳng định sự kiên định con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn; khắc sâu đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất