Powered by Techcity

Chăm lo, bảo đảm các nghệ sĩ có thể sống được bằng nghề

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân cho các nghệ sỹ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho các nghệ sĩ

Sáng 6/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ 10.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương cùng các nghệ sĩ và thân nhân gia đình nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu đợt này.

Trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân tại buổi lễ, với tình cảm trân trọng, mến mộ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi tới các nghệ sĩ và thân nhân gia đình các nghệ sĩ lời thăm hỏi thân tình, lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ lịch sử dựng nước, giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam có thể được xem là lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa nghệ thuật. Thông qua lao động, dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa tốt đẹp và các loại hình nghệ thuật độc đáo để phản ánh những nhịp điệu của lao động, của đoàn kết, của tình yêu thương, lòng dũng cảm trong chống lại thiên tai, địch họa và những ước mơ tươi đẹp về cuộc sống.

Văn hóa nghệ thuật từ một hình thái ý thức xã hội đã chuyển hóa thành sức mạnh vật chất giúp nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước, đưa non sông về một mối, cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng con người mới, đời sống mới.

Nhắc tới nguồn cảm hứng bất tận cho đội ngũ nghệ sĩ là sự nghiệp đổi mới gần 40 năm qua và những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước, Chủ tịch nước đánh giá các nghệ sĩ ở mỗi loại hình nghệ thuật với ngôn ngữ, phương thức biểu đạt riêng đã tạo nên nhiều tác phẩm hay làm cho đời sống văn hóa nghệ thuật ngày càng giàu màu sắc, phản ánh sinh động thực tiễn đổi mới vĩ đại của đất nước, nuôi dưỡng tâm hồn, hướng con người đến các giá trị tốt đẹp chân, thiện, mỹ, góp phần quan trọng xây dựng nền tảng tinh thần xã hội.

Chủ tịch nước ghi nhận, đánh giá cao tinh thần lao động sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ. Đảng, Nhà nước, nhân dân đã có nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh các nghệ sĩ. Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú là danh hiệu vinh dự, cao quý của Đảng, Nhà nước dành tặng những cá nhân có nhiều cống hiến, đóng góp và gắn bó lâu dài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; có trí tuệ và phẩm giá, hết lòng, hết sức, tận tụy phục vụ nhân dân, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng; được công chúng đón nhận, yêu thích, mến mộ.

Chủ tịch nước nhấn mạnh các Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú thực sự là “vốn quý của đất nước,” dù ở lứa tuổi nào, thành phần dân tộc nào cũng đều đã đóng góp quý báu cho nền văn hóa Việt Nam, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước.

“Trong buổi lễ trang trọng này, chúng ta cùng nhau tri ân các thế hệ nghệ sĩ tài năng đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; cùng nhau dành những tình cảm quý trọng nhất, sâu sắc nhất, chân thành nhất đến các nghệ sĩ luôn tâm huyết, tận tụy với nghề, bằng tài năng nghệ thuật và tình yêu con người, tình yêu đất nước, trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân, lao động, sáng tạo bền bỉ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong đó có những nghệ sĩ đã không còn nữa để nghe tên mình được xướng lên tại lễ vinh danh này,” Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước nêu rõ đất nước đang trong giai đoạn phát triển mới với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao, tầm nhìn và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, từ đó đòi hỏi phải phát huy mạnh mẽ sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam. Văn hóa đóng vai trò là nền tảng tinh thần xã hội, một trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững mà nghệ thuật là “lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam.”

Với tầm quan trọng đó, Chủ tịch nước đặt ra nhiệm vụ cho lĩnh vực này là phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa con người Việt Nam, bồi đắp phẩm chất công dân, phẩm chất con người Việt Nam trong thời đại mới, cổ vũ khát vọng và ý chí vươn lên, khơi dậy tinh thần lạc quan, niềm say mê lao động, trách nhiệm, kỷ luật, sáng tạo; nêu cao niềm tự hào dân tộc, tinh thần đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.

Chủ tịch nước nhắn nhủ đội ngũ hoạt động văn hóa, nghệ thuật phải không ngừng đổi mới sáng tạo, tìm tòi thử nghiệm các phương thức biểu đạt mới phù hợp với văn hóa Việt Nam, vươn tầm khu vực và thế giới, có nhiều tác phẩm hay, truyền tải những giá trị nhân văn, tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định: “Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc,” chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội.

ttxvn_nghe sy nhan dan 3.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xem trưng bày chân dung các Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú được trao tặng danh hiệu trong đợt này

Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan, tổ chức, bộ, ngành, địa phương, tiếp tục nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa nghệ thuật và các nghệ sĩ; tiếp tục quan tâm, động viên, khích lệ đội ngũ hoạt động văn hóa nghệ thuật nước nhà phát huy tài năng, sáng tạo nghệ thuật, say mê cống hiến với trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của mình, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, có chính sách phù hợp để chăm lo các nghệ sĩ, bảo đảm các nghệ sĩ có thể sống được bằng nghề. Coi trọng công tác bồi dưỡng tài năng trẻ, nhất là ở các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống đang thiếu hụt lớp kế cận.

Chủ tịch nước lưu ý cần tôn trọng đặc trưng sáng tạo nghệ thuật, tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, thúc đẩy một đời sống dân chủ lành mạnh. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, khuyến khích nghệ sĩ thâm nhập thực tế, dấn thân vào thực tiễn rộng lớn, sinh động của đời sống xã hội, khám phá, khai thác các giá trị, vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, đưa nghệ thuật truyền thống tiến cùng thời đại, lan tỏa tình yêu cuộc sống và những khát vọng đẹp đẽ, lớn lao của toàn dân tộc.

Cùng với đó, khuyến khích nghệ sĩ tham gia các hoạt động văn hóa đối ngoại, đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới, nâng cao sức hấp dẫn của văn hóa dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bồi đắp thêm sự giàu có của nền văn hóa Việt Nam.

Đặc biệt, cần kịp thời tôn vinh, khen thưởng xứng đáng với cống hiến, lao động của người nghệ sĩ. Rà soát kỹ lưỡng để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú đối với các nghệ sỹ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, xứng đáng nhưng chưa được vinh danh.

ttxvn_nghe sy nhan dan 2.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu

Chủ tịch nước tin tưởng các thế hệ nghệ sĩ với năng lực sáng tạo phong phú, đa dạng và tình yêu Tổ quốc nồng nàn, gắn bó sâu sắc với nhân dân, với sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo sẽ sáng tạo nên nhiều tác phẩm hay, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, mang tầm thời đại, xây đắp nền tảng tinh thần xã hội, đóng góp to lớn hơn nữa trên hành trình đi tới của dân tộc.

Đợt trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ 10, Chủ tịch nước đã ký quyết định tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho 125 Nghệ sĩ Ưu tú; tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho 264 nghệ sĩ.

Nghệ sĩ Nhân dân cao tuổi nhất là nghệ sĩ Hùng Minh, diễn viên cải lương TP Hồ Chí Minh, sinh năm 1930); trẻ tuổi nhất là các nghệ sĩ Hoài Thu (Nhà hát Chèo Hà Nội), Hồ Ngọc Trinh (Nhà hát Cải lương Long An, sinh năm 1984).

Nghệ sĩ Ưu tú cao tuổi nhất là nghệ sĩ Nguyễn Quý Hải (Nhà hát Kịch nói Quân đội, sinh năm 1932); trẻ tuổi nhất nghệ sĩ Vũ Thanh Tuấn (Liên đoàn Xiếc Việt Nam, sinh năm 1990).

Công tác xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú đã góp phần động viên, khích lệ các nghệ sỹ, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ say mê trong sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, tạo ra nhiều chương trình, vở diễn, tiết mục có giá trị để phục vụ nhân dân.

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile

Sau buổi lễ, Chủ tịch nước Lương Cường và cựu Tổng thống Michelle Bachelet đã trồng cây lưu niệm tại khu vực công viên mang tên Người, một biểu tượng nữa của tình hữu nghị gắn bó giữa hai...

Chủ tịch nước Lương Cường chuẩn bị có chuyến công du nước ngoài đầu tiên

Trong hơn 25 năm tham gia APEC (1998-2024), Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong hợp tác APEC, và luôn được đánh giá là thành viên có nhiều đóng góp tích cực, có trách nhiệm...

Quốc hội tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đây là kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, Quốc hội sẽ thảo luận, quyết định...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp gặp gỡ báo chí trước hội đàm

Ngay sau họp báo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chứng kiến Lễ ký kết 2 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Pháp. Cụ thể, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn và Bộ trưởng Giáo dục quốc gia Pháp Anne Genetet ký: “Thỏa thuận hợp tác về Giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp”. Chủ tịch Hội đồng quản trị...

Lễ đón trọng thể Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Pháp

Lễ đón trọng thể Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Pháp ...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 12/11

TRONG NƯỚCSáng 12/11 (giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và...

Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông

Theo Tập đoàn Trí Nam, sự cần thiết của hoạt động khuyến nông là đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng; Tạo đìều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới; Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; Đóng góp vào phát triến kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Theo báo cáo...

Đẹp mê mẩn những triền đê ở Hải Dương trong chiều nắng tắt

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Lần đầu chiêm ngưỡng tác phẩm của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật

Sau khi kinh thành Huế thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành và ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sỹ phu và nhân dân yêu nước đứng lên giành lại độc lập, tự...

Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình Nguyễn Viết Hiển bị cách chức tất cả các chức vụ trong...

Ngày 12/11, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy: Đồng chí Nguyễn Viết Hiển trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh,...

Cùng chuyên mục

Lần đầu chiêm ngưỡng tác phẩm của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật

Sau khi kinh thành Huế thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành và ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sỹ phu và nhân dân yêu nước đứng lên giành lại độc lập, tự...

Nghệ sĩ Ưu tú Tuấn Phong qua đời

Vợ ca sĩ Tuấn Phong cho biết ông bị tai biến mạch máu não đợt Covid-19. Di chứng ảnh hưởng đến não, khiến khả năng ngôn ngữ của ông giảm sút. Sau đó, ông bị ngã, gãy ba xương...

Bình gốm viết 10.000 chữ ‘thọ’ của hoàng đế Khang Hy

Chiếc thứ tư xuất hiện tại phiên đấu giá của Christie's Hong Kong năm 2013, tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm mua ở mức gần 65 triệu HKD (khoảng 8,3 triệu USD). Tác phẩm thứ năm từng thuộc...

Hoa hậu Lương Thùy Linh học lên tiến sĩ ở tuổi 24

Trước đó, Lương Thùy Linh tốt nghiệp loại xuất sắc ngành kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Cô là giảng viên trợ giảng ngành kinh doanh quốc tế, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học...

Gắn camera trông bảo vật quốc gia

Ngoài những khó khăn trên, hiện nay khu vực bảo vệ một số bảo vật quốc gia chưa có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, chưa có camera giám sát, nguồn nhân lực bảo vệ cũng hạn chế…Vừa qua,...

Lễ hội hoa tam giác mạch ‘miền hoa thương nhớ’

Lễ hội hoa tam giác mạch ‘miền hoa thương nhớ’ Nguồn: https://baohaiduong.vn/le-hoi-hoa-tam-giac-mach-mien-hoa-thuong-nho-397605.html

Phụ nữ Việt gần 100 năm trước qua ống kính người nước ngoài

Khán giả xem loạt ảnh được giới thiệu trong triển lãm Sofia Yablonska - hành trình xuyên thế kỷ, diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật (quận 1, TP Hồ Chí Minh) từ ngày 4 đến 11/11. Tác giả...

Tòa án Nhân dân tỉnh Hải Dương giành giải nhất hội diễn văn nghệ ngành tòa án

Ban tổ chức đã trao giải nhất cho Tòa án Nhân dân tỉnh với tiết mục “Những trái tim Việt Nam – Ngàn ước mơ Việt Nam”; 2 giải nhì cho Tòa án Nhân dân TP Hải Dương và...

WAN-IFRA trao giải vàng truyền thông báo in xuất sắc cho Báo Nhân Dân

Ngày 6/11/2024, tại Singapore, Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được Hiệp hội Báo chí và Nhà xuất bản Tin tức thế giới (WAN-IFRA) trao giải vàng, hạng mục Truyền thông báo in xuất...

Các hoạt động Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Các hoạt động Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 Nguồn: https://baohaiduong.vn/cac-hoat-dong-le-hoi-ca-phe-buon-ma-thuot-lan-thu-9-397378.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất