Powered by Techcity

Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện

Quốc hội thảo luận Dự án Luật Điện lực (sửa đổi):

Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện


Chiều nay (7/11), tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã dành thời gian để thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phát biểu tại nghị trường, các đại biểu đồng thuận với quan điểm cho rằng việc sửa đổi, bổ sung luật là cấp bách và cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành điện, đồng thời bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ.

 

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (tỉnh Trà Vinh)

Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Trần Quốc Tuấn (tỉnh Trà Vinh) nhấn mạnh, Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn, khi nhiều vấn đề mới trong ngành chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng. Theo ông Tuấn, việc sửa đổi Luật là cần thiết để đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu an ninh năng lượng quốc gia, vừa thực hiện cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đại biểu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Ông cho rằng nếu không có hành lang pháp lý minh bạch, sẽ lãng phí nguồn lực xã hội, như trường hợp các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành nhưng không thể hòa lưới.

Góp ý dự thảo Luật, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị Ban soạn thảo quan tâm, điều chỉnh bổ sung 4 nội dung: Làm rõ hơn khái niệm “Nhà máy điện gió gần bờ” và “Nhà máy điện gió ngoài khơi” nêu tại khoản 5 Điều 31 và khoản 1 Điều 39 Dự thảo Luật; đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung “Hình thức đầu tư tư nhân và đầu tư có vốn nước ngoài trên nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc phòng” (Điều 46).

Nghiên cứu bổ sung về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện lực không thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đầu tư công đối với “loại hình điện gió trên biển” gồm cả “điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi” hay xem xét cơ chế khuyến khích nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và điện khí LNG, để vừa đạt mục tiêu vừa bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, vừa thực hiện đúng cam kết quốc tế của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050…


Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (tỉnh Hải Dương)

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (tỉnh Hải Dương) cũng đồng thuận với các sửa đổi trong dự thảo Luật và đề xuất bổ sung một số đối tượng được khuyến khích phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm các trường học và bệnh viện (cả công lập và tư nhân). Bà Nga cũng lưu ý vấn đề trả lãi khi thanh toán tiền điện chậm và đề xuất một khoảng thời gian tối thiểu (ít nhất 1 tháng) trước khi tính lãi, đặc biệt là không áp dụng lãi cho các hộ gia đình khó khăn, người già neo đơn.

Về cơ chế thanh toán tiền điện, bà Nga cho rằng cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm của bên cung cấp điện khi thay đổi chu kỳ ghi chỉ số đo điện, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.


Đại biểu Tạ Văn Hạ (tỉnh Quảng Nam)

Tham gia góp ý tại phiên thảo luận, Đại biểu Tạ Văn Hạ (tỉnh Quảng Nam) cũng bày tỏ sự đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực. Ông Hạ nhấn mạnh rằng ngành điện cần có những sửa đổi toàn diện để đối phó với những thách thức về an ninh năng lượng trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh chóng.

Đặc biệt, ông Hạ nhấn mạnh vấn đề phát triển thị trường điện cạnh tranh và việc điều chỉnh cơ chế giá điện để phù hợp với sự phát triển của ngành. Ông cho rằng cần có một lộ trình rõ ràng để chuyển từ cơ chế độc quyền sang thị trường điện cạnh tranh thực sự.

Đại biểu Thạch Phước Bình (tỉnh Trà Vinh) đề xuất cần làm rõ các quy định về cơ chế giá điện, đặc biệt là giá điện cho các loại hình năng lượng khác nhau và cho từng khu vực. Đại biểu Bình cũng cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung các quy định về kiểm soát độc quyền trong ngành điện để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và nhà đầu tư, đồng thời khuyến khích sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm.

Ông Bình cũng đề xuất cần xây dựng cơ chế giá điện linh hoạt, điều chỉnh theo các yếu tố như giờ cao điểm và thấp điểm, cũng như điều kiện địa lý và nguồn cung cấp năng lượng.

Huy Tùng


Bình luận

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/c5036e01-ca5d-44e7-a14c-b76be922a2b9

Cùng chủ đề

Phú Quốc lọt top 5 điểm đến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Theo chuyên trang du lịchMỹ Travel Off Path, Phú Quốc từ một đảo ít người biết ở Việt Nam đang "đánh cắp trái tim" của nhiều du khách nhờ những khu nghỉ dưỡng sang trọng, giá cả phải chăng,...

Tứ Kỳ chọn hoàn thành giải phóng mặt bằng 2 dự án giao thông là nhiệm vụ đột phá năm 2025

Huyện ủy Tứ Kỳ (Hải Dương) đã thống nhất chọn 3 nhiệm vụ trọng tâm đột phá trong năm 2025, trong đó có hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp, cải tạo đường huyện 191Q và...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 11/2

TRONG NƯỚCNgày 11/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các...

Thủ tướng đề nghị có gói tín dụng ưu đãi nhà ở cho người không quá 35 tuổi

Thực trạng người lao động trẻ khó tiếp cận cơ hội an cư đang diễn ra phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn trong bối cảnh giá nhà và thu nhập ngày càng chênh lệch lớn.Tại hội...

Hà Nội thí điểm cấm ô tô trên 16 chỗ vào phố cổ, Hồ Gươm theo 2 khung giờ cao điểm

Khu phố cổ có diện tích khoảng 80 ha gồm 10 phường: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ. Hồ Gươm rộng khoảng 12 ha...

Cùng tác giả

Phú Quốc lọt top 5 điểm đến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Theo chuyên trang du lịchMỹ Travel Off Path, Phú Quốc từ một đảo ít người biết ở Việt Nam đang "đánh cắp trái tim" của nhiều du khách nhờ những khu nghỉ dưỡng sang trọng, giá cả phải chăng,...

Tứ Kỳ chọn hoàn thành giải phóng mặt bằng 2 dự án giao thông là nhiệm vụ đột phá năm 2025

Huyện ủy Tứ Kỳ (Hải Dương) đã thống nhất chọn 3 nhiệm vụ trọng tâm đột phá trong năm 2025, trong đó có hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp, cải tạo đường huyện 191Q và...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 11/2

TRONG NƯỚCNgày 11/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các...

Thủ tướng đề nghị có gói tín dụng ưu đãi nhà ở cho người không quá 35 tuổi

Thực trạng người lao động trẻ khó tiếp cận cơ hội an cư đang diễn ra phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn trong bối cảnh giá nhà và thu nhập ngày càng chênh lệch lớn.Tại hội...

Hà Nội thí điểm cấm ô tô trên 16 chỗ vào phố cổ, Hồ Gươm theo 2 khung giờ cao điểm

Khu phố cổ có diện tích khoảng 80 ha gồm 10 phường: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ. Hồ Gươm rộng khoảng 12 ha...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 11/2

TRONG NƯỚCNgày 11/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các...

Tái bản, bổ sung cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Hà từ năm 1928 tới nay

Cuốn sách gồm 9 chương, nội dung về quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, sự ra đời của tổ chức Đảng ở Thanh Hà; quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân...

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ ba, đặc biệt chú trọng chuẩn bị nhân sự đại hội. Cần ý thức sâu sắc, chuẩn bị nhân sự không chỉ cho một kỳ đại hội; xa hơn, đó là sự chuẩn bị nhân sự cho tương...

Văn phòng Chủ tịch nước gồm 6 đơn vị cấp vụ, không còn đơn vị cấp phòng

Sáng 11/2, Chủ tịch nước Lương Cường và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã làm việc với Văn phòng Chủ tịch nước về chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và kết quả...

Định hướng cơ cấu ban thường vụ cấp ủy cấp xã gồm những chức danh nào?

Kết luận số 118 - KL/TW ngày 18/1/2025 của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35 - CT/TW ngày 14/6/2024 về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới...

Hải Dương chuyển giao 12 trung tâm y tế về UBND cấp huyện quản lý trước 1/7

Sở Y tế và UBND cấp huyện cùng các sở, ngành phối hợp thực hiện việc bàn giao số lượng viên chức, người lao động, tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, đất đai... của các đơn vị.Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương sẽ phối hợp xây dựng đề án trình UBND tỉnh xem xét, bảo đảm chuyển giao tất cả 12 trung tâm y tế cấp huyện trên địa bàn tỉnh đang trực thuộc Sở Y tế...

Hai lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hải Dương được nhận Huân chương Lao động hạng ba

30 năm xây dựng và phát triển, số người tham gia bảo hiểm xã hội cả nước tăng từ trên 2,2 triệu người lên trên 20 triệu người, chiếm 42,71% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người...

Tổ chức bộ máy ngành thanh tra theo 2 cấp trung ương và tỉnh

Kết luận phiên họp, Thủ tướng chỉ rõ, việc sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết. Đồng thời phải bám sát chủ trương, chỉ đạo...

Trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt qua Hải Dương tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Dự án sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đường sắt, kết nối các đô thị, khu công nghiệp lớn của vùng trung du, miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng.Về hướng tuyến, Chủ tịch...

Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương xác định 11 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025

Hội Nhà báo tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo tổ chức tốt đại hội chi hội, câu lạc bộ nhiệm kỳ 2025 - 2028. Tổ chức giải cờ tướng, giải bóng bàn, cầu lông năm 2025. Thực hiện tốt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất