Powered by Techcity

Cần “Xanh hóa” từ tư duy đến hành động

(Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)
(Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)

Thực tế đòi hỏi thế giới đang phải chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ trái đất. Nằm trong “quỹ đạo” đó, ngành du lịch Việt Nam đang phải từng bước chuyển đổi xanh, tập trung xây dựng mô hình du lịch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống.

Đó cũng là lý do “Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” vừa được tổ chức vào sáng nay, ngày 12/4, tại Hà Nội. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024.

Chuyển đổi xanh: Cần “xanh” từ tư duy

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, ông Hà Văn Siêu nhận định, xu hướng du lịch xanh, chất lượng, bảo đảm sức khỏe đang được đề cao và trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều du khách. Thế nhưng, ông Siêu cũng nhấn mạnh xanh ở đây không phải là việc phủ sóng màu sắc mà là quá trình xanh hóa trong tư duy, thói quen, nếp sống, ứng xử và hành động để các cá nhân và tập thể hình thành văn hóa xanh. Chỉ khi nhận thức rõ điều này, ngành du lịch mới có những điểm đến xanh, sản phẩm xanh và dịch vụ xanh.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Mọi thay đổi của xã hội, tự nhiên đều tác động đến du lịch. Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu, sự suy thoái của môi trường đã gây hưởng nặng nề và tác động tiêu cực đến du lịch, song đồng thời nó cũng tạo động cho du lịch Việt Nam chuyển mình xanh hóa các loại hình du lịch dựa trên khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống của con người.

Thích ứng với biến đổi khí hậu vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để du lịch Việt Nam chuyển đổi xanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, nhằm chung tay cùng thế giới giải quyết khủng hoảng khí hậu và giảm phát thải, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về môi trường, giao nhiệm vụ cho các bộ, ban, ngành tham gia với những hoạt động cụ thể, hướng tới đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

z4770704699162_5a4d28bbecd93527059331253263edf5.jpg
Du khách ngày nay chọn du lịch bền vững với mong muốn đóng góp cho cộng đồng địa phương (ảnh minh họa)

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ông Vũ Thế Bình cho biết: “Hiệp hội Du lịch đã chủ động vận động các doanh nghiệp du lịch cả nước, thực hiện chuyển đổi xanh để chung tay bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế xanh trên cơ sở phát triển các sản phẩm du lịch xanh, dịch vụ xanh và quan trọng nhất là nâng cao nhận thức, hành động của hệ thống các doanh nghiệp du lịch Việt Nam theo hướng chuyển đổi xanh để du lịch Việt Nam phát triển bền vững, hiệu quả”.

Theo ông Vũ Thế Bình, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, dự kiến sẽ đóng góp khoảng hơn 6,4% cho Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội (GDP) trong năm nay. Du lịch Việt Nam đạt được những thành công này cũng nhờ phần lớn vào việc sở hữu những vẻ đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc.

Tuy nhiên, đối mặt với những thách thức hiện nay như tình trạng mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang hướng phát triển bền vững là một điều tất yếu. Chuyển đổi xanh trong du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường và giúp thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học mà còn nâng cao chất lượng đời sống cho các cộng đồng phụ thuộc vào du lịch và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cần bắt đầu từ “quy hoạch xanh”

Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng hiện nay, trước những biến động khó lường của khí hậu, dịch bệnh, du khách cần xanh nên du lịch phải xanh. Hơn nữa, chuyển đổi xanh, du lịch xanh là câu chuyện của cạnh tranh quốc gia, gắn với các hệ sinh thái.

“Trước kia, chúng ta nhìn du lịch là con người, là cái tôi đi du lịch; là trải nghiệm, khám phá, thụ hưởng dịch vụ. Đến nay, 90% khách du lịch muốn đóng góp cho cộng đồng, cho văn hóa cộng đồng khi đi du lịch. Đây là sự thay đổi rất lớn của cộng đồng đối với xã hội”, ông Thành nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi xanh du lịch cũng có nhiều thách thức. Việt Nam cần sự hỗ trợ của quốc tế trong lĩnh vực này, trong đó Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) có vai trò quan trọng. Theo ông Thành, có 5 trụ cột then chốt trong khung khổ phát triển du lịch bền vững ASEAN: “Tăng trưởng kinh tế bền vững; bao trùm xã hội, việc làm và giảm nghèo; hiệu quả nguồn lực, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu; đa dạng giá trị văn hóa và di sản; hiểu biết lẫn nhau, hòa bình, sức khoẻ, an ninh, an toàn”.

vnp_UNDP.jpg

Để quá trình chuyển đổi này hiệu quả và mang lại kết quả bền vững, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, ông Patrick Haverman cho rằng Việt Nam cần tập trung vào một số vấn đề như: quy hoạch xanh; quản lý điểm đến hiệu quả, du lịch không rác thải nhựa và carbon thấp, du lịch bền vững dựa vào thiên nhiên.

Thực tế, khi bắt đầu hành trình hướng tới một tương lai xanh hơn, điều quan trọng là phải bắt đầu với “quy hoạch xanh”. Nói cách khác, các quy hoạch quốc gia cần định hướng cho phát triển du lịch xanh, đặc biệt là việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ít tác động tới môi trường và thiên nhiên, đảm bảo quản lý chất thải rắn và nước thải hiệu quả, cùng nhiều vấn đề khác. Điều này đặc biệt quan trọng ở những địa điểm nhạy cảm về mặt sinh thái như các khu bảo tồn biển và vườn quốc gia.

Cũng theo ông Patrick Haverman, Việt Nam vẫn còn có nhiều việc phải làm để tăng cường hiệu quả công tác quản lý điểm đến du lịch. Bởi quản lý điểm đến là quá trình cần có sự vào cuộc và dẫn dắt bởi các cấp chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân và cộng đồng địa phương, để tiếng nói và quan điểm của các thành phần quan trọng này được lắng nghe và phản ánh trong các giải pháp quản lý du lịch của mỗi địa phương.

Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh vấn đề du lịch không rác thải nhựa và carbon thấp cũng cần được chú trọng, quan tâm. Ông Patrick Haverman đánh giá hiện có một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã bắt đầu quá trình “Xanh hóa” du lịch, giảm rác thải nhựa như Hội An, Quảng Nam, huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh…

Ảnh Minh Hoạ.jpg
Hội An được đánh giá là điểm đến đang làm tốt chuyển đổi xanh du lịch

Theo các chuyên gia, giao thông xanh cũng có tiềm năng lớn để thúc đẩy du lịch xanh. Khuyến khích giao thông xanh trong du lịch sẽ cung cấp thêm các phương tiện giao thông linh hoạt và thân thiện với môi trường cho khách du lịch khi đến các điểm đến.

Để tạo đà, thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ và bền vững, ông nhiều ý kiến của các chuyên gia tại Diễn đàn cho rằng Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cho những dự án phát triển du lịch xanh, bền vững.

Bên cạnh đó, cần sớm xây dựng và ban hành Chương trình hành động của ngành du lịch thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 ban hành theo Quyết định 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021; tập trung các nhiệm vụ phát triển du lịch theo hướng Xanh, bền vững; ban hành bộ tiêu chí du lịch xanh cấp quốc gia cho từng lĩnh vực du lịch theo tiêu chí chung quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

HQ (theo Vietnamplus)

Nguồn

Cùng chủ đề

Những xu hướng du lịch tránh đám đông trong năm 2025

Ở Nhật Bản, tàu Twilight Express Mizukaze thông báo sẽ có hành trình đặc biệt qua Kyoto và Tottori vào tháng 4.Du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe Theo chuyên gia, ngày càng nhiều du khách coi đi...

Các địa phương có doanh thu du lịch, lượng khách cao nhất năm 2024

Để khắc phục những khó khăn đối với ngành du lịch, đặc biệt là hậu quả của cơn bão số 3 (Yagi), Sở Du lịch đã phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh và các doanh nghiệp du...

Hải Dương hỗ trợ kinh phí phát triển du lịch thế nào?

Hải Dương hỗ trợ kinh phí phát triển du lịch thế nào? ...

Khách Việt chuộng du lịch ngủ dịp Tết Dương lịch 2025

Cung Mi, Giám đốc dự án của DD Hospitality - đơn vị cung cấp các căn hộ dịch vụ tại TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt, cho biết một trong những lý do khiến staycation được ưa chuộng...

Năm tăng tốc của du lịch Việt Nam

Sonja Thürlemann, du khách 66 tuổi đến từ Thụy Sĩ cho biết đã nghe bạn bè nói về Việt Nam rất nhiều nên quyết định ghé thăm. Bà ấn tượng với ẩm thực ba miền và yêu thích phố...

Cùng tác giả

Các đơn vị thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn phải tổng kiểm kê tài sản

Ngày 11/2, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, doanh nghiệp nhà nước, UBND cấp huyện khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để đẩy nhanh...

Tuần đầu sau Tết, Hải Dương thu trên 600 tỷ đồng thuế nội địa

Các khu vực có dư địa thu lớn hiện đạt tỷ lệ thu cao như khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 29%; khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 31% và khu...

Phú Quốc lọt top 5 điểm đến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Theo chuyên trang du lịchMỹ Travel Off Path, Phú Quốc từ một đảo ít người biết ở Việt Nam đang "đánh cắp trái tim" của nhiều du khách nhờ những khu nghỉ dưỡng sang trọng, giá cả phải chăng,...

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội

Trong đó, việc xem xét, thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) có ý nghĩa quan trọng, vai trò là nền tảng, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và tổ...

Tứ Kỳ chọn hoàn thành giải phóng mặt bằng 2 dự án giao thông là nhiệm vụ đột phá năm 2025

Huyện ủy Tứ Kỳ (Hải Dương) đã thống nhất chọn 3 nhiệm vụ trọng tâm đột phá trong năm 2025, trong đó có hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp, cải tạo đường huyện 191Q và...

Cùng chuyên mục

Phú Quốc lọt top 5 điểm đến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Theo chuyên trang du lịchMỹ Travel Off Path, Phú Quốc từ một đảo ít người biết ở Việt Nam đang "đánh cắp trái tim" của nhiều du khách nhờ những khu nghỉ dưỡng sang trọng, giá cả phải chăng,...

Một ngọn núi ở New Zealand được công nhận quyền con người

Núi Taranaki - hiện được gọi là Taranaki Maunga theo tên của người Māori - là vật thể tự nhiên mới nhất được công nhận là một cá nhân ở New Zealand.Ngọn núi lửa nguyên sơ phủ đầy tuyết Taranaki là ngọn núi cao thứ hai trên Đảo Bắc của New Zealand với độ cao 2.518 m và là một địa điểm du lịch, đi bộ đường dài và trượt tuyết nổi tiếng.Sự công nhận hợp pháp kể trên...

Top điểm đến được khách Việt yêu thích dịp Lễ Tình nhân

Ngày 10/2, ứng dụng cung cấp dịch vụ du lịch có trụ sở tại Hà Lan Booking công bố danh sách 10 điểm đến trong và ngoài nước được khách Việt yêu thích, tìm kiếm nhiều nhất dịp Lễ...

Khổ sở vì đi ngắm hoa mận Mộc Châu

Sau khi ăn bữa cuối trước khi về Hà Nội trong một quán có tiếng tại Mộc Châu, gia đình chị Thu Trang bị ngộ độc. Vào quán thấy đông người, chị tự phục vụ, lấy nước chấm và...

Mê mẩn lễ hội hoa mơ với sắc trắng tinh khôi mùa xuân

Tại đây, bạn được nếm thử nước mơ hảo hạng nguyên chất nhất Hàn Quốc, hay các đặc sản chế biến từ mơ như: trà hoa mơ, bánh hoa mơ, kem trái mơ hoặc sâm ngâm mơ… với hương...

Sợ đặt phòng qua fanpage vì lừa đảo tràn lan

Những vụ lừa đảo với hình thức tương tự diễn ra tại nhiều điểm du lịch trên cả nước, đặc biệt vào giai đoạn cao điểm. Từ cuối năm ngoái, khu nghỉ dưỡng Serena Resort Kim Bôi hai lần...

Những địa điểm nào có cơ hội ngắm tuyết rơi ở miền Bắc?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên có khả năng xảy ra băng tuyết...

Khách đổ xô đến Mộc Châu sau Tết, cắm trại ngủ đêm giữa vườn mận đẹp như tranh

Anh Kiên gợi ý, thời điểm lý tưởng để chụp ảnh đẹp với hoa mận là vào buổi sáng từ 8-10 giờ và buổi chiều khoảng 15-17 giờ. Lúc này, thời tiết mát mẻ dễ chịu, thuận tiện cho...

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 tăng kỷ lục

Ngành du lịch Việt đã có khởi đầu năm mới đầy ấn tượng khi đón lượng khách quốc tế cao kỷ lục, gần 2,1 triệu lượt trong tháng 1. Con số này tăng gần 19% so với tháng trước...

Thăm nhà thờ Tây Ban Nha xây gần 150 năm chưa xong

Để lên tháp, du khách đi bằng thang máy, có nhân viên nhà thờ đi cùng. Trên đỉnh tháp chỉ có một gian phòng hẹp, đủ cho vài người đứng, cửa sổ tháp nhỏ, bạn sẽ không thể chụp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất