Powered by Techcity

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Sản xuất hàng may mặc tại Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Anh Tuấn/ TTXVN)
Sản xuất hàng may mặc tại Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh

Nghị quyết xác định quan điểm chỉ đạo là quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các nghị quyết, kết luận của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo. Cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách; thực hiện đánh giá tác động toàn diện dựa trên luận chứng khoa học và thực tiễn trước khi đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định tác động tới người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc quy trình lấy ý kiến; đảm bảo tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động; và đối thoại công khai để tạo sự đồng thuận.

Không ban hành các quy định yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ thông tin, dữ liệu nằm ngoài thẩm quyền và phạm vi quy định tại văn bản pháp luật. Yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu phải phù hợp với pháp luật, thẩm quyền, phạm vi quản lý và kèm theo các quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường giám sát kiểm tra; nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính gây chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với doanh nghiệp. Thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về quy định giữa các văn bản pháp luật.

Duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kịp thời tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh để thích ứng linh hoạt, phù hợp với những xu thế phát triển mới như: đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh

Nghị quyết đặt mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.

Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau:

Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc-UN) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu; Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 3 bậc; Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 5 bậc; Quyền tài sản (IPRI, của Liên minh quyền tài sản) tăng ít nhất 2 bậc; Hiệu quả logistics (LPI, của Ngân hàng Thế giới – WB) tăng ít nhất 4 bậc; Năng lực phát triển du lịch và lữ hành (TTDI, của Diễn đàn kinh tế thế giới – WEF) tăng ít nhất 2 bậc; An toàn an ninh mạng (của Liên minh Viễn thông quốc tế – ITU) thuộc Nhóm 30 nước đứng đầu.

Phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng ít nhất 10%

Mục tiêu cụ thể năm 2024, phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng dưới 10% so với năm 2023.

Về Năng lực đổi mới sáng tạo của WIPO: Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng công nghệ thông tin lên ít nhất 3 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng môi trường lên ít nhất 10 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Xuất khẩu dịch vụ ICT lên ít nhất 5 bậc.

ttxvn-0801tom-4160.jpg
Dây chuyền chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang

Nâng xếp hạng chỉ số Đăng ký tài sản trong xếp hạng Quyền tài sản của Liên minh quyền tài sản lên ít nhất 2 bậc.

Tăng điểm chỉ số Thủ tục thông quan trong xếp hạng Hiệu quả logistics của Ngân hàng Thế giới lên ít nhất 0,2 điểm.

Về Năng lực phát triển du lịch và lữ hành của Diễn đàn kinh tế thế giới: Nâng xếp hạng Nhóm chỉ số Mức độ ưu tiên cho du lịch và lữ hành lên ít nhất 5 bậc; nâng xếp hạng Nhóm chỉ số Hạ tầng dịch vụ du lịch lên ít nhất 3 bậc.

Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Để đạt các mục tiêu trên, Chính phủ sẽ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời của các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần.

Các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần có trách nhiệm:

Cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.

Chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh phối hợp để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin nhằm đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo, theo dõi tình hình, kết quả cải thiện đối với các bộ chỉ số được phân công.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu thống kê công bố trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo để bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chỉ tiêu thống kê về Kinh tế Số.

Chính phủ sẽ chú trọng thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm sau đây:

Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư.

Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.

Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi Số, Chuyển đổi Xanh, hướng tới phát triển bền vững.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Kịp thời nắm bắt, giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp

Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện nghị quyết này.

Trước ngày 20/01/2024, xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện nghị quyết này, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch thực hiện các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh; đồng thời công khai các kết quả kiểm tra, giám sát. Phân công đơn vị làm đầu mối thực hiện tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình cải thiện môi trường kinh doanh của bộ, ngành và địa phương.

Tổ chức các hoạt động truyền thông về cải thiện môi trường kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Coi trọng và thường xuyên chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hoạt động đối thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt các phản hồi chính sách và giải quyết các khó khăn, vướng mắc; bảo đảm đối thoại thực chất, giải quyết ngay được các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Đồng thời, đổi mới việc tiếp nhận thông tin, phản ánh của doanh nghiệp và các nhà đầu tư để phòng ngừa các tranh chấp về thương mại và đầu tư.

Rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra để bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo; không cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Dự kiến tên các bộ sau sáp nhập

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ hai trong tháng 8

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển, đồng thời quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số…Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ...

Kiến nghị giao Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp

Tăng lương khu vực công từ ngày 1/7/2024Chính phủ kiến nghị Quốc hội thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết 27. Thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công theo lộ trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi và góp phần nâng cao đời sống người hưởng lương. Đồng thời, giao Chính phủ triển khai thực hiện các nội dung...

Chính phủ đề xuất triển khai tiếp chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 43

Đến hết năm 2023, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 240.000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt hơn 61.000 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế từ đầu chương trình đạt...

Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt giao dịch vàng

Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4, Chính phủ đánh giá quản lý thị trường vàng thời gian qua còn bất cập, giá trong nước và quốc tế chênh cao. Điều này ảnh hưởng tăng trưởng, kiểm...

Cùng tác giả

Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông

Trưa 23/12, ông Lê Văn Sinh - Chủ tịch UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) cho biết, chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng đang tích cực phối hợp để trục vớt tài sản, cứu hộ cứu...

“Bí kíp” tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công của Ninh Giang

Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của huyện Ninh Giang là 330,6 tỷ đồng. Đến ngày 20/12, giải ngân 286,2 tỷ đồng, đạt hơn 87% so với vốn đã thu được, đứng thứ ba của tỉnh...

Dàn thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam tiếp tục hành trình lan tỏa yêu thương

Đặc biệt, phần biểu diễn văn nghệ của các thí sinh đã mang đến niềm vui và sự ấm áp cho các cụ già neo đơn. Thí sinh Nguyễn Nhã Linh (Bạc Liêu) khiến cả viện dưỡng lão lắng...

Cổ kính nhà thờ chạm khắc gỗ Đông Lâm (Tứ Kỳ)

Cổ kính nhà thờ chạm khắc gỗ Đông Lâm (Tứ Kỳ) Nguồn: https://baohaiduong.vn/co-kinh-nha-tho-cham-khac-go-dong-lam-tu-ky-401221.html

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông

Trưa 23/12, ông Lê Văn Sinh - Chủ tịch UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) cho biết, chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng đang tích cực phối hợp để trục vớt tài sản, cứu hộ cứu...

“Bí kíp” tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công của Ninh Giang

Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của huyện Ninh Giang là 330,6 tỷ đồng. Đến ngày 20/12, giải ngân 286,2 tỷ đồng, đạt hơn 87% so với vốn đã thu được, đứng thứ ba của tỉnh...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Đánh giá cao tỉnh Lào Cai đang có quyết tâm, khát vọng phát triển giàu mạnh; tích cực góp phần triển khai đường lối, chính sách của Đảng là không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã...

Đặt tên 16 tuyến phố trên địa bàn TP Hải Dương

Cụ thể, phường Bình Hàn có phố Bến Hàn dài 526 m (điểm đầu giáp nhà hàng 559, điểm cuối giáp nhà hàng bánh đậu xanh Quê Hương trên đường Hoàng Ngân).Phường Cẩm Thượng có 5 tuyến phố mới,...

Tránh xe máy, ô tô lao vào nhà dân khiến bé gái 17 tháng tuổi ở Tuyên Quang tử vong

Ngay sau đó, nữ tài xế đã đánh lái gấp, rồi lao thẳng vào trong ngôi nhà số 26 thuộc tổ 10, phường Nông Tiến. Lúc này, 1 bé gái 17 tháng tuổi đang chơi cùng mẹ trong nhà...

Mực nước hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải tại Hải Dương xuống thấp

Công ty đã thực hiện đóng cống Xuân Quan, đồng thời mở các cống Cầu Xe, An Thổ (Tứ Kỳ)... để tháo gạn. Trước khi tháo gạn, đơn vị đã phối hợp Công ty TNHH một thành viên Khai...

Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng sẽ trở thành những thôn kiểu mẫu

Với quan điểm đã an cư phải lạc nghiệp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thời gian tới, cả nước và tỉnh Lào Cai nói riêng tiếp tục khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức cho người dân...

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị trung tâm TP Hải Dương

Trong đó, vướng mắc chủ yếu liên quan đến đề nghị của doanh nghiệp được thuê đất tại chỗ theo đúng quy hoạch hoặc vị trí khác tương đương; công tác kiểm đếm, lập phương án hồi thường hỗ...

Khẩn trương giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị trung tâm TP Hải Dương

Trong đó, vướng mắc chủ yếu liên quan đến đề nghị của doanh nghiệp được thuê đất tại chỗ theo đúng quy hoạch hoặc vị trí khác tương đương; công tác kiểm đếm, lập phương án hồi thường hỗ...

Metro số 1 Bến Thành

Giai đoạn đầu, bình quân mỗi ngày có 9 tàu vận hành, chạy từ 5 giờ đến 22 giờ với khoảng 200 chuyến. Tần suất giãn cách mỗi chuyến 8-12 phút; hành trình từ ga cuối Suối Tiên (gần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất