Powered by Techcity

Cải cách hành chính theo tinh thần “5 đẩy mạnh”


Chú thích ảnh
Phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ

Phiên họp được tổ chức trực tuyến giữa điểm cầu trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng chí Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Hải Dương chủ trì tại điểm cầu tỉnh. Dự tại điểm cầu Hải Dương còn có các thành viên trong Ban Chỉ đạo; đại diện Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; Công an tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố; thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh.

Cải cách hành chính góp phần vào thành công chung của cả nước

Phiên họp tập trung đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2024; thảo luận phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính những tháng cuối năm 2024 và giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong triển khai các nhiệm vụ thời gian tới.

z5635733327897_966f56f3084f591be83199cadc937a9c.jpg
Đồng chí Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Hải Dương chủ trì tại điểm cầu Hải Dương

Theo Ban Chỉ đạo, trong 6 tháng đã có 2.870 văn bản được các bộ, ngành, địa phương ban hành để chỉ đạo, đôn đốc, quán triệt thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Lãnh đạo Chính phủ và bộ, ngành, địa phương đã tích cực tham gia nhiều diễn đàn đối thoại và trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ của công chức được tăng cường.

Công tác cải cách thể chế, xây dựng pháp luật được quan tâm, có nhiều đổi mới. Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã tổ chức 5 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; ban hành 83 nghị định, 8 Nghị quyết; trình Quốc hội cho phép áp dụng các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và Tổ chức tín dụng có hiệu lực sớm hơn từ ngày 1/8/2024. Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban.

Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đẩy mạnh. Trong đó, đã cắt giảm, đơn giản hóa 168 quy định kinh doanh, 247 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, thực thi phương án phân cấp đối với 108 thủ tục hành chính. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với 40 thủ tục hành chính nội bộ. Giao thực hiện thí điểm Mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương.

Cải cách tổ chức bộ máy được thực hiện quyết liệt và có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, đã giảm được 33 đơn vị sự nghiệp công lập cấp bộ, dự kiến trong năm 2024 giảm 72 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Các địa phương đã giảm 10 tổ chức cấp phòng thuộc UBND tỉnh và 8 tổ chức cấp phòng thuộc UBND cấp huyện. Có 53 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp 49 đơn vị cấp huyện, 1.247 đơn vị cấp xã. Thực hiện tinh giản biên chế, 6 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành, địa phương giảm 3.853 người; trong đó, địa phương là 3.746 người.

Cải cách chế độ công vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Cải cách chính sách tiền lương có kết quả khả quan, chính thức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu thực hiện từ ngày 1/7/2024, bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa, ổn định. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã tuyển 13.965 công chức, viên chức và 30 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Kỷ cương, kỷ luật công vụ được siết chặt; xử lý nghiêm các sai phạm; 6 tháng đầu năm có 139 cán bộ, 432 công chức và 767 viên chức bị kỷ luật.

Cải cách tài chính công được triển khai tích cực: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đạt 60% dự toán, tăng 15,7%; đã tích lũy khoảng 700 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước để sử dụng cho tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp từ ngày 01/7/2024; các giải pháp chính sách tài khóa, miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp với quy mô khoảng 160,5 nghìn tỷ đồng được ban hành.

Chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số được triển khai quyết liệt, hiệu quả và đi vào thực chất: Khung pháp lý phát triển Chính phủ số được tích cực hoàn thiện; cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu có bước phát triển; cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh; triển khai Đề án 06 có kết quả tích cực.

Tại Phiên họp, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tham luận, phân tích sâu về những kết quả nối bật trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện dịch vụ công trực tuyến; cải cách chế độ công vụ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ; cải cách thể chế trong ngành Ngân hàng; cải cách hành chính để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; tác động của cải cách hành chính đến phát triển kinh tế – xã hội và những bài học kinh nghiệm…

Các bộ, ngành, địa phương đề xuất tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính; hoàn thiện thể chế, ưu tiên nguồn lực cho cải cách hành chính. Đồng thời đẩy mạnh số hóa; tích hợp, kết nối, sử dụng chung cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành, các bộ, ngành, địa phương; tiếp tục phân cấp, phân quyền; đồng bộ hạ tầng, có hướng dẫn cụ thể, chi tiết để các chủ thể thực hiện cải cách hành chính; tăng cường thông tin, tuyên truyền để người dân tham gia tích cực vào quá trình cải cách hành chính…

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu một số kết quả nổi bật trong cải cách hành chính trong 6 tháng đầu năm 2024; ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của thành viên Ban Chỉ đạo thời gian qua; có nhiều đóng góp tích cực, quan trọng vào thành công chung của cả nước.

Thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế trong cải cách hành chính như việc chỉ đạo, điều hành còn thiếu linh hoạt, tình trạng nợ đọng văn bản, cải cách thủ tục hành chính vẫn còn chậm, thủ tục còn rườm rà, sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn còn bộc lộ những bất cập; kỷ luật, kỷ cương hành chính có nơi, có lúc còn chưa nghiêm…, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, nguyên nhân là do công tác cải cách hành chính vẫn chưa được quan tâm đúng mức; phân công nhiệm vụ chưa rõ việc, rõ trách nhiệm; thiếu công cụ theo dõi, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các chỉ đạo; quy trình xây dựng pháp luật phức tạp, thiếu linh hoạt.

Thủ tướng chỉ rõ, hạ tầng số ở một số ngành, lĩnh vực còn yếu, thiếu đồng bộ; chất lượng đội ngũ công chức, viên chức không đồng đều; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao đã phần nào làm giảm hiệu quả thực hiện một số nhiệm vụ cải cách hành chính; một số nơi sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ; vẫn còn tình trạng đùn đẩy, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm trong quá trình triển khai…

Đã bàn, đã thông thì phải thực hiện

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì phiên họp

Nêu các bài học kinh nghiệm trong thực hiện cải cách hành chính, Thủ tướng cho rằng phải triển khai nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm; tăng cường đối thoại, lắng nghe và kịp thời phát hiện, xử lý ngay vấn đề phát sinh; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông…

Về các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ quán triệt quan điểm thực hiện cải cách hành chính theo tinh thần “5 đẩy mạnh”: Đẩy mạnh rà soát, tháo gỡ khó khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách trong việc huy động nguồn lực; đẩy mạnh đối thoại, chia sẻ, xử lý vướng mắc, bất cập phát sinh để khơi thông, thúc đẩy phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân. Cùng với đó là đẩy mạnh hành chính công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, đẩy lùi tiêu cực; đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, số hóa các hồ sơ, cơ sở dữ liệu, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp khai thác, chia sẻ dữ liệu; đẩy mạnh thực hiện không dùng tiền mặt trong chi tiêu tài chính, chống tiêu cực, giảm chi phí tuân thủ.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo khẩn trương rà soát, xác định rõ những điểm nghẽn đang cản trở hoạt động cải cách hành chính, đề xuất giải pháp cụ thể để tháo gỡ; ưu tiên giải quyết ngay những vấn đề nóng, cấp bách, bức xúc trong nhân dân.

Các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo và nhiệm vụ cải cách hành chính đề ra theo kế hoạch của từng cơ quan, đơn vị; đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy định chi tiết, nhất là đối với các luật đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Cùng với đó là đẩy mạnh rà soát, đề xuất phương án xử lý đối với các quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn; rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực.

quang-canh-tt-1-.jpg
Các đại biểu tham dự phiên họp trực tuyến tại điểm cầu Hải Dương

Thủ tướng yêu cầu UBND Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Quảng Ninh triển khai thí điểm Mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thí điểm từ tháng 9/2024 đến cuối 2025 sơ kết, đánh giá lại.

“Các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành phân bổ vốn đầu tư công trong tháng 7/2024, để giải ngân cả năm đạt trên 95%, vì đây là một trong những động lực cho tăng trưởng”, Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong tháng 9/2024, bảo đảm ổn định tổ chức để các địa phương tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp năm 2025; tăng cường thanh tra, kiểm tra để nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; tập trung rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải tiến quy trình, thủ tục để giải quyết những “nút thắt” về pháp lý và nguồn lực tạo điều kiện thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024; đề xuất khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính.

Thủ tướng giao Bộ Nội vụ rà soát nhằm thể chế hóa đầy đủ, bảo đảm thống nhất với Quy định số 148-QĐ/TW ngày 23/5/2024 của Bộ Chính trị về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Bộ Nội vụ khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nghị định về chính sách thu hút và trọng dụng người có tài năng vào cơ quan nhà nước; triển khai các nội dung cải cách chính sách tiền lương theo Kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.

Bộ Tư pháp thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tham mưu, giúp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ rà soát văn bản quy phạm pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp 7; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn trong triển khai các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Văn phòng Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Công an: Tổ chức thực hiện tốt việc chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến; nghiên cứu triển khai mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID để phục vụ công dân khi giải quyết công việc.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai hiệu quả việc kết nối, khai thác thông tin dân cư tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh điện tử phục vụ dịch vụ công trực tuyến, nghiệp vụ tín dụng và phòng, chống hoạt động bất hợp pháp, lừa đảo, rửa tiền… Bộ Tài chính thúc đẩy chuyển đổi số, số hóa trong thu thuế, thu thuế ngay từ máy tính tiền, nhất là dịch vụ ăn uống; tiếp tục hoàn thiện thể chế, số hóa quản lý tài chính công, tài sản công.

Theo Thủ tướng, công tác cải cách hành chính là công việc khó, tác động đến nhiều tổ chức, người, ngành, lĩnh vực, song không thể không thực hiện nhằm góp phần khơi thông nguồn lực, giảm chi phí tuân thủ cho người dân doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tham gia chuỗi cung tứng toàn cầu. Các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương “đã nỗ lực, cố gắng rồi, cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa”; với tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm” mà “đã bàn, đã thông thì phải thực hiện”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả”, triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tại Hải Dương, công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2024 có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh đã thực hiện được 30 trong tổng số 50 nhiệm vụ, đạt 60% kế hoạch đề ra; các nhiệm vụ giao trong 6 tháng đầu năm bảo đảm hoàn thành 100%.

UBND tỉnh đã hành 18 văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định 30 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Ban hành 40 quyết định công bố tổng số 506 thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.

Tỷ lệ số hóa thành phần hồ sơ của các sở, ngành đạt 99,79%, số hóa kết quả giải quyết đạt 99,59%. UBND cấp huyện, cấp xã, số hóa thành phần hồ sơ đạt tỉ lệ 98,56%, số hóa kết quả giải quyết đạt tỉ lệ 98,27%.



Nguồn: https://baohaiduong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-cai-cach-hanh-chinh-theo-tinh-than-5-day-manh-387452.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để...

Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng thông báo đến hội nghị việc Việt Nam đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Đối tác tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu (P4G) vào tháng...

Thủ tướng làm Trưởng ban tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Ngày 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1403 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm Cộng hòa Dominicana

Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 19 được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil, với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” sẽ ưu tiên trao đổi về chống...

Thủ tướng và Phu nhân dự Hội nghị G20, hoạt động tại Brazil và thăm Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro, Brazil...

Cùng tác giả

Bình Phước tích cực hỗ trợ cho Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su

Đó là khẳng định của bà Trần Tuyết Minh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước trong buổi làm việc giữa VRG và UBND tỉnh Bình Phước về công tác tổ chức Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV năm 2024 tại Bình Phước. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu tại buổi làm việc   Chiều 27/11,...

Quốc hội thống nhất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

Cụ thể, đối với sĩ quan cấp úy, tuổi phục vụ sẽ là 50, tăng 4 tuổi so với quy định hiện hành. Các cấp bậc khác cũng có sự điều chỉnh: thiếu tá 52 (tăng 4 tuổi), trung...

Một số cổ phiếu cần quan tâm hôm nay

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HPGTheo Công ty Chứng khoán DSC, hết Quý 3/2024, dù duy trì đà tăng trưởng so với nền thấp năm ngoái nhưng KQKD của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã có tín hiệu chậm lại so với quý liền trước. Cụ thể, doanh thu Quý 3 đạt 33.956 tỷ (+19% so với cùng kỳ năm trước, -14,2% so với cùng kỳ quý trước); lợi nhuận sau thuế (LNST) Quý 3 đạt...

Phố cà phê đường tàu nên thành điểm du lịch

Việt Nam đang phát triển du lịch với tốc độ mạnh mẽ. Ngành du lịch Hà Nội cũng tăng trưởng không ngừng, dẫn đầu cả nước về lượng khách quốc tế trong 10 tháng đầu năm, với 4,95 triệu...

Cử tri Thanh Hà đề nghị cải tạo lại trạm bơm Cấp Tứ

Trả lời cử tri, đồng chí Tăng Bá Bay, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết trạm bơm Cấp Tứ được xây dựng từ năm 1974 gồm 11 tổ máy, công suất 4.000 m3/giờ phục vụ tiêu thoát...

Cùng chuyên mục

Bình Phước tích cực hỗ trợ cho Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su

Đó là khẳng định của bà Trần Tuyết Minh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước trong buổi làm việc giữa VRG và UBND tỉnh Bình Phước về công tác tổ chức Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV năm 2024 tại Bình Phước. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu tại buổi làm việc   Chiều 27/11,...

Quốc hội thống nhất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

Cụ thể, đối với sĩ quan cấp úy, tuổi phục vụ sẽ là 50, tăng 4 tuổi so với quy định hiện hành. Các cấp bậc khác cũng có sự điều chỉnh: thiếu tá 52 (tăng 4 tuổi), trung...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 27/11

TRONG NƯỚCNgày 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương tới thăm và chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả công tác xây dựng...

Đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Giao thông vận tải

Buổi sángNội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua luật bằng hình thức...

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng thăm, làm việc tại tỉnh Phú Yên

Nhân dịp này, đoàn công tác của Tỉnh ủy Hải Dương trao tặng 1 bộ máy vi tính, 1 máy in, 1 máy tra cứu thông tin và một số đầu sách để phục vụ bạn đọc tại Thư...

Hải Dương hoàn thành sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025

Theo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương, đến ngày 27/11, Hải Dương đã hoàn thành công tác khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025.Tỷ lệ thanh niên tham gia khám sơ tuyển của Hải Dương...

Chưa sáp nhập tỉnh, thành phố ngay

“Trước mắt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ được triển khai thực hiện ở cấp Trung ương. Đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ thực hiện sau và hiện tại chưa có...

Thầy giáo Lê Văn Lục giữ chức Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương

Đây là đợt luân chuyển Hiệu trưởng trường THPT công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đợt 2 năm 2024. Trước đó, sở đã luân chuyển, điều động, bổ nhiệm Hiệu trưởng các trường THPT công...

Cử tri thị trấn Gia Lộc kiến nghị sớm đưa Trung tâm Thương mại và siêu thị chợ Cuối vào hoạt động

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổng hợp, tiếp thu các kiến nghị khác của cử tri để phản ánh tại kỳ họp sắp tới. ...

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hải Dương phối hợp tài trợ xây đường tuần tra, bảo vệ biên giới ở Lạng Sơn

Công trình giúp các cán bộ, chiến sĩ bội đội biên phòng thuận lợi tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc; đồng thời giúp người dân địa phương thuận lợi đi lại, phát triển kinh tế.Dịp này, Đảng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất