Powered by Techcity

Bảo đảm chất lượng cao nhất khi quyết định 4 nội dung quan trọng

ttxvn-1501-khai-mac-quoc-hoi-2-5534.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu dự Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Sáng 15/1, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Dự phiên khai mạc có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Thị Kim Ngân; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… cùng dự.

Về phía Quốc hội có: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Trần Thanh Mẫn; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương…

Sáng cùng ngày, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng.

Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời cũng là dự án luật rất khó và phức tạp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Dự án luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; đã được thảo luận, cho ý kiến tại 3 kỳ họp Quốc hội, 2 hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, 6 phiên họp chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và trên 12 triệu lượt ý kiến góp ý của nhân dân.

Sau Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện dự thảo luật, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại hai phiên họp (vào tháng 10/2023 và tháng 1/2024).

Dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều (bỏ 5 điều, chỉnh lý 250 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).

Đến nay, dự thảo luật đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa các quan điểm, nội dung của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với với hệ thống pháp luật, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm cao, cho ý kiến về dự án luật, tập trung vào những vấn đề lớn, những vấn đề quan trọng đã được nêu trong Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm chất lượng cao nhất và xem xét, biểu quyết thông qua tại Kỳ họp này.

Về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, bám sát yêu cầu cơ cấu lại, nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống tổ chức tín dụng theo đúng chủ trương của Đảng và nghị quyết của Quốc hội.

Cơ quan chủ trì thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và Chính phủ tập trung chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến xử lý tình trạng sở hữu chéo, hạn chế việc chi phối, thao túng các tổ chức tín dụng; quy định minh bạch về cơ chế tài chính, hạch toán, quản trị các tổ chức tín dụng; vấn đề can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động các tổ chức tín dụng; các điều khoản chuyển tiếp và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật…

Dự thảo luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến kỹ lưỡng 2 lần tại phiên họp thứ 29 (tháng 1/2024), sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 210 điều (tăng thêm 7 điều, chỉnh lý hầu hết các điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6), đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Dự án luật có nhiều nội dung chuyên môn, có tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, do đó, Chủ tịch Quốc hội trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu thận trọng, toàn diện, góp ý, hoàn thiện và xem xét để biểu quyết thông qua dự thảo luật đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh, minh bạch, ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát triển theo đúng nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế phổ biến, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục phát huy vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.

Xem xét, quyết định áp dụng một số chính sách đặc thù

Chủ tịch Quốc hội cho biết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện Nghị quyết về giám sát chuyên đề tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, quyết định áp dụng một số chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

ttxvn-1501-vuong-dinh-hue-5075.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Những nội dung tập trung vào các nội dung chủ yếu là: việc phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; việc sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động phát triển sản xuất; việc quy định cụ thể về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; địa bàn, phạm vi áp dụng quy định về ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; việc quy định cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các chương trình…

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội cho ý kiến về nội dung và tính khả thi của từng quy định cụ thể để hoàn thiện, xem xét thông qua nghị quyết tại Kỳ họp.

Một số nội dung quan trọng về tài chính, ngân sách

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách về tài chính, ngân sách, bao gồm: việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung của kế hoạch đầu tư công trung hạn tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công; bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo quốc gia, đáp ứng sự mong mỏi của cử tri, nhân dân huyện đảo và của cả nước.

Tuyên bố khai mạc, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra trong những ngày đầu năm mới 2024 – năm có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và hướng tới Đại hội XIV của Đảng.

Những nội dung được quyết định tại kỳ họp này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của năm 2024 mà còn cả cả nhiệm kỳ, có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài.

Chủ tịch Quốc hội trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng để kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình với sự thống nhất, đồng thuận cao.

Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phối hợp chặt chẽ, hoàn thiện các dự thảo luật và dự thảo nghị quyết đạt chất lượng cao nhất để Quốc hội xem xét, quyết định.

Tiếp theo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

THANH BÌNH (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong 1,5 ngày, ngày 6/1 và sáng 7/1/2025. Tại đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn...

Sáng 26/8, Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác...

Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác...

Ngày 21/3, Quốc hội họp kỳ bất thường quyết định công tác nhân sự

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14, Nội quy kỳ họp Quốc hội...

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn và nhất trí cao thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện...

Cùng tác giả

Dừng sản xuất ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ và ‘Chị đẹp đạp gió’ năm 2025

Anh trai vượt ngàn chông gai là chương trình thực tế ăn khách bậc nhất năm 2024. Không chỉ liên tục đứng đầu rating trên sóng VTV3, chương trình còn thu lượng người xem đông đảo trên YouTube, liên tục vào top thịnh hành đồng thời các hastag liên quan đến chương trình mang về hơn 15 tỷ lượt xem trên các nền tảng. Anh trai vượt ngàn chông gai cũng được vinh danh Chương trình giải trí ấn...

‘Thông chốt’ giao thông, một thanh niên ở huyện Tứ Kỳ bị phạt nặng

Ngày 8/1, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự (Công an huyện Thanh Miện) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản phạt anh L.Đ.H. (sinh năm 1990) ở xã Đại Hợp (Tứ Kỳ) 24 triệu đồng do vi...

Rẽ phải khi đèn đỏ, nam nhân viên giao hàng bị phạt cả tháng lương

Chiều 8/1, anh N.T.A. (sinh năm 1991, nhân viên giao hàng, trú quận 3, TP Hồ Chí Minh) đi xe máy trên đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1. Khi đến khu phố đi bộ Nguyễn Huệ, anh A. rẽ...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 8/1

TRONG NƯỚCChiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hoà Togo Robert Dussey đang thăm chính thức Việt Nam. Trong ảnh: Chủ...

Một lái xe ở TP Hải Dương bị phạt 26 triệu đồng vì vượt đèn đỏ

Trước đó, hồi 15 giờ 46 phút ngày 1/1, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Công an TP Hải Dương đã phát hiện anh N.V.T. sinh năm 1993 ở xã An Thượng (TP Hải Dương) lái xe ô...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 8/1

TRONG NƯỚCChiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hoà Togo Robert Dussey đang thăm chính thức Việt Nam. Trong ảnh: Chủ...

Bí thư Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Chiều 8/1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát thông cáo kỳ họp thứ 53 (ngày 6 đến 8/1), cho biết sau khi xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị kỷ luật ông Dương Văn An,...

Cơ quan của Chính phủ đã giảm 30% đầu mối bên trong

Thủ tướng cho biết, đến nay trung bình các cơ quan của Chính phủ giảm khoảng 30% đầu mối bên trong, có nơi giảm tới 50%, trên cơ sở đó cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo và cán...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Những sản phẩm của Hải Dương được đề nghị công nhận OCOP quốc gia

TTTĐ – Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương thống nhất báo cáo UBND tỉnh đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm. Chiều 27/12, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải...

Cô giáo ‘truyền lửa’ cho phong trào công đoàn

Chị Nguyệt chia sẻ: “Làm bất cứ việc gì cũng phải đặt trách nhiệm và cái tâm lên trên hết. Trong hoạt động chuyên môn hay phụ trách công đoàn, bản thân tôi luôn cố gắng để tròn cả...

Xã Cao An (Cẩm Giàng) chỉnh trang chào mừng Đại hội Đảng bộ điểm cấp cơ sở

Đến hết tháng 12/2024, tất cả 10 chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã Cao An đã tổ chức thành công đại hội. Theo kế hoạch, Đại hội Đảng bộ xã Cao An lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2025-2030...

Con gái một chủ tịch ngân hàng thoái sạch hơn 3 triệu cổ phiếu

* DDB: Từ ngày 15-1, 12 triệu cổ phiếu DDB của Công ty CP Thương mại và Xây dựng Đông Dương sẽ bắt đầu giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 12.300 đồng/cổ phiếu. * PVS: Vietnam Investment Property Holding Limited, quỹ thuộc VinaCapital, báo cáo đã bán gần 4 triệu cổ phiếu trong số 8 triệu cổ phiếu PVS của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đăng ký từ ngày 2-12...

Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài

Dự báo, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Trong những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang ở mức báo động. Đặc biệt, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe...

Bộ Công an đề xuất xây dựng công an 3 cấp, không tổ chức công an cấp huyện

Ngày 7/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ trong Công an nhân dân năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ hội trường Bộ Công an đến công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Tại hội nghị, Bộ trưởng Lương Tam Quang yêu cầu quyết tâm,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất