Powered by Techcity

Bali, Kyoto trong top điểm nổi tiếng không nên đến năm 2025


Mỗi năm, danh sách No List của Fodor’s giới thiệu những điểm đến nổi bật nhờ vẻ đẹp, văn hóa nhưng đang đối mặt với vấn đề quá tải du lịch. Các điểm đến này thường ưu tiên du lịch hơn bảo vệ quyền lợi của cư dân, dẫn đến quá tải, tổn hại môi trường và giá cả leo thang. Fodor’s không kêu gọi tẩy chay, hy vọng sẽ nâng cao nhận thức và tìm ra giải pháp bảo vệ điểm đến cho các thế hệ sau.

Dưới đây là danh sách các điểm nổi tiếng không nên tới năm 2025.

Kyoto và Tokyo, Nhật Bản

du-lich-khong-nen-den.jpg
Du khách chụp ảnh geisha ở Kyoto

Kyoto đang đối mặt với hiện tượng quá tải du lịch dù thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp như đặt camera giám sát, thiết lập hệ thống giao hành lý, dựng biển cấm quấy rối, chụp ảnh geisha. Tuy nhiên, du khách thường không có xu hướng tìm hiểu các quy tắc trước khi du lịch nên các chiến lược này dường như chưa hiệu quả, yêu cầu giải pháp cấp tiến hơn, theo tờ Nippon.

Theo Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản (JNTO), khách quốc tế đến Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục với hơn 3,2 triệu lượt trong tháng 7; vượt mốc 3 triệu lượt trong các tháng 3, 4, 5 và 6. Đồng yen suy yếu, chạm mức thấp nhất từ đầu thập niên 1990, khiến chi phí du lịch Nhật thêm hấp dẫn.

Đổi lại, giá dịch vụ du lịch nội địa tăng mạnh – giá phòng nghỉ cao hơn 25% so với trước đại dịch. Bà Wanping Aw, Giám đốc công ty lữ hành TokudAw Inc., nhận xét giá khách sạn tăng cao khiến người Nhật Bản gặp khó khăn khi đặt phòng. Tại Kyoto, các điểm tham quan như Arashiyama, Kiyomizudera và Fushimi Inari thường xuyên quá tải. Bà cũng cho rằng các chợ thực phẩm nổi tiếng như Tsukiji, Tokyo; Nishiki, Kyoto và Omicho, Kanazawa mất đi bản sắc địa phương vì ưu tiên bán cho khách du lịch với giá cao hơn; thực phẩm phù hợp khẩu vị du khách.

Bali, Indonesia

du-lich-khong-nen-den-1.jpg
Bãi biển Kuta ở Bali

Cơ quan Thống kê tỉnh Bali cho biết hòn đảo này đón khoảng 5,3 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, phục hồi mạnh so với trước đại dịch nhưng vẫn thấp hơn mức 6,3 triệu lượt vào năm 2019. Trong bảy tháng đầu năm, lượng khách nước ngoài đạt 3,5 triệu lượt, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023.

Sự phục hồi du lịch thúc đẩy kinh tế nhưng cũng đặt áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng của Bali. Các bãi biển từng sạch đẹp như Kuta và Seminyak nay ngập tràn rác. Theo Bali Partnership, liên minh nghiên cứu quản lý rác thải, hòn đảo đang thải ra 1,6 triệu tấn rác mỗi năm, hơn 300.000 tấn là nhựa. Tuy nhiên, chỉ 48% được xử lý đúng cách, 7% rác nhựa được tái chế và 33.000 tấn rác nhựa trôi ra môi trường mỗi năm.

Chất lượng nước ven biển Indonesia đang chịu áp lực từ ô nhiễm chất hữu cơ, kim loại nặng và chất dinh dưỡng dư thừa từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết chỉ 59% dân số có hệ thống vệ sinh cải thiện, gia tăng áp lực lên môi trường tự nhiên.

Tiến sĩ Marta Soligo từ Đại học Nevada, Las Vegas chỉ trích tư duy “tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá,” nhấn mạnh rằng cách tiếp cận này ưu tiên lợi nhuận ngắn hạn, bỏ qua tính bền vững dài hạn. Bà cho biết chi phí sinh hoạt tăng cao, ô nhiễm tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông, xung đột giữa du khách và cư dân địa phương đang gia tăng tại Bali.

Koh Samui, Thái Lan

Đảo Samui từ lâu thu hút du khách nhờ các khu nghỉ dưỡng và biệt thự sang trọng. Năm ngoái, đảo đón 3,4 triệu lượt khách, đạt mức trước đại dịch, dự kiến tăng thêm 10-20% trong năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo sự gia tăng này có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề hiện tại.

Hiện tại, bãi rác trên đảo chứa 200.000 tấn rác, chưa kể việc phát triển thiếu kiểm soát ở khu vực đồi núi. Hệ thống lò đốt rác của đảo ít được sử dụng và phần lớn nước thải vẫn bị xả thẳng ra biển do không có nguồn kinh phí vận hành nhà máy xử lý.

du-lich-khong-nen-den-2.jpg
Nhóm dọn rác tình nguyện ở Koh Samui

Việc phát triển du lịch không kiểm soát còn tạo ra các biệt thự và khu nghỉ dưỡng xây trái phép, gây rủi ro sạt lở núi và ảnh hưởng xấu đến môi trường biển. Tiến sĩ Kannapa Pongponrat Chieochan từ Đại học Thammasat cho biết thực thi pháp luật yếu kém và sự can thiệp chính trị làm tình hình thêm phức tạp. Nhu cầu nhân lực xây dựng phục vụ khách du lịch tăng cũng khiến tốc độ di cư trong nước tăng nhanh, gây áp lực lên tài nguyên thiên nhiên.

Đỉnh Everest, Nepal

Ngành du lịch mạo hiểm tại Nepal đã phát triển vượt bậc kể từ thời điểm Tenzing Norgay và Edmund Hillary chinh phục đỉnh Everest 76 năm trước. Tuy nhiên, lượng khách kéo đến Vườn quốc gia Sagarmatha, đặc biệt là tuyến đường đến trại nền Everest (EBC) đang gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Số lượng du khách đã tăng gấp đôi trong vòng 25 năm, đạt khoảng 58.000 người mỗi năm, khiến các làng nông nghiệp nhỏ dọc tuyến đường biến thành nhà nghỉ và khách sạn. Ước tính khoảng 30 tấn phân người và rác nằm dọc trên sườn núi đe dọa đến hệ sinh thái mỏng manh, không thể chịu đựng nổi áp lực từ du lịch đại trà.

Đoàn leo núi chinh phục Everest. Ảnh: Bangkok Post
Đoàn leo núi chinh phục Everest

Các tổ chức như KEEP và Sagarmatha Next đã kêu gọi hạn chế số lượng khách du lịch để bảo vệ khu vực và cải thiện cơ sở hạ tầng nhưng chính phủ Nepal vẫn chưa đưa ra giới hạn cụ thể. Thay vào đó, các cơ quan du lịch vẫn mong muốn thu hút thêm du khách, bất chấp những vấn đề về ô nhiễm và sự xói mòn văn hóa trong vùng.

Châu Âu

Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng tại châu Âu đang đối mặt với phản ứng tiêu cực từ người dân địa phương khi lượng du khách quốc tế gia tăng. Theo Ủy ban Du lịch châu Âu, lượng khách đến trong quý I tăng 7,2% so với trước đại dịch, dẫn đến quá tải, ảnh hưởng cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và chi phí sinh hoạt tại các khu vực này.

Người dân Barcelona dùng súng nước để phản đối khách du lịch. Ảnh: CTV News
Người dân Barcelona dùng súng nước để phản đối khách du lịch

Tại Barcelona, người dân phun nước vào du khách và tổ chức biểu tình. Trong khi, ở quần đảo Canary, hàng chục nghìn người đã xuống đường phản đối du lịch đại trà. Nhiều nơi như Lisbon hay Venice cũng chịu áp lực tương tự khi số lượng nhà ở cho thuê ngắn hạn tăng vọt, khiến giá nhà tăng cao, dân địa phương phải rời bỏ khu vực sinh sống.

Amsterdam đã triển khai nhiều biện pháp hạn chế du lịch như cấm tàu biển lớn cập bến, giảm số lượng tàu du lịch trên sông và dừng xây dựng khách sạn mới. Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp này vẫn cần thời gian để đánh giá.

Một số địa điểm khác

Agrigento ở Sicily, Italy – nơi chuẩn bị trở thành Thủ đô văn hóa Italy năm 2025, dự kiến thu hút lượng lớn du khách. Khu vực này đang đối mặt với khủng hoảng nước nghiêm trọng và lượng khách lớn sẽ gia tăng áp lực lên hệ thống nước vốn ít ỏi.

Ngập lụt ở Kerala hồi tháng 7. Ảnh: Shutterstock
Ngập lụt ở Kerala hồi tháng 7

Quần đảo Virgin thuộc Anh cũng đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển du lịch bền vững khi sự phụ thuộc lớn vào du lịch tàu biển không mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho người dân địa phương.

Kerala, Ấn Độ phát triển du lịch thiếu kiểm soát làm cản trở dòng chảy tự nhiên và gia tăng nguy cơ sạt lở đất. Khoảng 60% các vụ sạt lở tại Ấn Độ từ năm 2015 đến năm 2022 xảy ra ở Kerala.

T.H (theo VnExpress)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/bali-kyoto-trong-top-diem-noi-tieng-khong-nen-den-nam-2025-398428.html

Cùng chủ đề

Gợi ý những điểm đến ngắm hoa dịp Tết Ất Tỵ

Tết Nguyên đán là thời gian nở rộ của hoa tớ dày (đào rừng), hoa mận, hoa mơ hay hoa mai anh đào.Tớ dày mọc nhiều ở các xã thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, còn nếu...

Việt Nam lọt top 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất châu Á

Cảnh quan ấn tượng, lịch sử và nền văn hóa phong phú là những yếu tố khiến Việt Nam trở nên đặc biệt hấp dẫn trong mắt nhiều du khách nước ngoài."Việt Nam là đất nước có vẻ đẹp...

Khám phá những điểm đến thú vị ở Khánh Hòa dịp cuối tuần

Waterland được thiên nhiên ưu đãi ban cho dòng suối mát trong, len qua từng ghềnh đá, xung quanh là bãi cỏ xanh rờn và cảnh núi non hùng vĩ. Đặc biệt ở đây còn có vườn hoa anh...

30 điểm đến phải ghé thăm năm 2025

Trong top 10 khu vực trên thế giới nhất định phải ghé thăm trong năm 2025, vùng Low Country & Coastal Georgia của bang South Carolina, Mỹ, được xếp vị trí cao nhất. Khi đi qua khu vực này,...

4 điểm đến ngắm thu ở Việt Nam

"Dù cho điểm đến bạn chọn là ở đâu, mùa thu Việt Nam đều sẽ mang lại những trải nghiệm khó quên", Giám đốc quốc gia Booking Việt Nam Varun Grover nói. ...

Cùng tác giả

7 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, Hải Dương xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông làm 6 người chết

Qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh phát hiện, xử lý 346 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tạm giữ 146 phương tiện, tước 15 trước giấy phép lái...

Lái xe bị phạt 23 triệu đồng vì lấy băng dính che biển số

Theo Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, sau phản ánh từ người dân trên mạng xã hội hôm qua 30/1, lực lượng chức năng xác định...

Sở Công thương Hải Dương tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Sở Công thương đã phối hợp với Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) triển khai Đề án khuyến công quốc gia. Hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia bình chọn sản...

Sức khỏe cháu bé sống sót sau vụ tai nạn ô tô khiến 7 người tử vong ở Nam Định

Sáng nay 31/1, hai nạn nhân sống sót trong vụ tai nạn ô tô tại Nam Định đã ổn định sức khoẻ. Trong đó, cháu Nguyễn Ngọc Diệp (sinh năm 2013) vẫn cần điều trị kháng sinh do nước...

Kết thúc niên độ giải ngân vốn đầu tư công, Hải Dương vượt 24,7 % kế hoạch

Theo số liệu cập nhật của Trung tâm Công nghệ thông tin, Văn phòng UBND tỉnh, đến ngày 31/1- kết thúc niên độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tỉnh Hải Dương giải ngân được 8.640,7 tỷ...

Cùng chuyên mục

Vợ chồng ở Đồng Nai cho con chơi Tết xuyên Việt, mỗi năm đón giao thừa một nơi

"Ngày 27 Tết, gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ giảm rất sâu. Cả nhà tôi có hơi sốc nhiệt, mệt mỏi. Để bảo đảm sức khỏe, chúng tôi giảm bớt lịch trình vui chơi tại Hà Nội...

Những ‘điểm hẹn mùa xuân’ ở Hải Dương

Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (Kinh Môn) là địa chỉ du lịch tâm linh dịp đầu xuân và cũng là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá, trải nghiệm phong...

10.000 khách du xuân núi Cấm ngày đầu năm

Ông Đinh Văn Chắc, Giám đốc Ban quản lý khu du lịch Núi Cấm, cho biết ngày mùng một có 6.400 lượt du khách tham quan núi Cấm bằng đường bộ và khoảng vài nghìn du khách chọn đi...

Du khách đường biển, đường không ‘xông đất’ Đà Nẵng ngày đầu năm mới

Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Tán Văn Vương cho biết, Đà Nẵng tổ chức các hoạt động chào đón du khách đầu tiên đến “xông đất” thành phố trong ngày đầu năm nhằm tạo không khí...

Khách Việt đón giao thừa ‘trên trời’, đi săn hiện tượng ‘lạ’ về đêm ở trời Âu

Theo kinh nghiệm từ nhiếp ảnh gia Đồng Nai, du khách muốn săn cực quang nên đến miền bắc Na Uy để đảm bảo tỷ lệ thành công cao hơn nhiều so với các vùng vĩ độ thấp hơn...

Những ngôi chùa đẹp, linh thiêng hút khách du xuân đầu năm 2025

Khuôn viên chùa có 44 điểm tham quan như: Chánh điện, đường hang dũng mãnh, hồ liên trì hải hội, sân tiên, tàng kinh các... Chùa có bố trí bản đồ hướng dẫn để du khách tham quan tiện lợi. Nguồn: https://baohaiduong.vn/nhung-ngoi-chua-dep-linh-thieng-hut-khach-du-xuan-dau-nam-2025-404033.html

Nhiều tour xuyên Tết khởi hành

Trong các điểm đến xuyên Tết, tuyến Côn Minh hấp dẫn khách Việt nhờ mức giá dưới 10 triệu đồng, có thêm các cảnh điểm mới như Vương quốc tí hon. Ngoài ra, nhu cầu săn tuyết của khách...

4 điểm chơi Tết Ất Tỵ ‘ba trong một’ tại Hà Nội

Chụp ảnh hoa Tết dưới chân cầu Long Biên, quận Ba ĐìnhVườn hoa bãi giữa sông Hồng còn gọi là "Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình" gần đây trở thành địa điểm check in, thu hút đông người...

Ngắm tuyết rơi trắng xóa trên nóc nhà Đông Dương chiều 27 Tết

Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời với hàng loạt hoạt động, sự kiện đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với...

Ngắm tuyết rơi trắng xóa trên đỉnh Fansipan chiều 27 Tết

Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời với hàng loạt hoạt động, sự kiện đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất