Powered by Techcity

Đua nhau ‘dâng sao giải hạn’ đầu năm


Hàng chục người dâng sao giải hạn tại một ngôi đền ở quận Hà Đông, Hà Nội ngày 5/2/2025. Ảnh: Nga Thanh
Người dân dâng sao giải hạn tại một ngôi đền ở quận Hà Đông, Hà Nội ngày 5/2/2025. Ảnh: NGA THANH

Hơn chục ngày từ Tết đến giờ, người phụ nữ 54 tuổi ở TP Vinh, Nghệ An đứng ngồi không yên. Năm nay chị “bị sao xấu La Hầu chiếu mạng” có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và tài lộc, cần giải hạn càng sớm càng tốt.

Để được làm lễ giải hạn tại một ngôi đền lớn ở Nghệ An, chị Nhung phải đăng ký trước cả tháng và cùng 40-50 gia đình khác thuê chung một thầy cúng, đóng tiền mua lễ vật, vàng mã.

Buổi lễ kéo dài từ 20 giờ hôm trước đến 2-3 giờ sáng hôm sau, với các nghi thức như chặt xu, thả thuyền giấy, cắt giấy bốn màu tượng trưng cho bốn mùa. Cuối lễ, hàng trăm người cùng nhau cầu nguyện, thả cá và lươn phóng sinh xuống sông để xua đuổi vận xui.

“Đây là nghi thức đặc biệt cho những ai bị sao xấu như Kế Đô, Thái Bạch, La Hầu”, chị Nhung nói.

Từ trước Tết anh Hoàng Anh đã được mẹ và vợ cảnh báo “tuổi năm sau rất xấu, vừa bị sao Kế Đô lại gặp Tam tai và phạm Thái Tuế”, có thể gặp tai nạn, bệnh tật hay tang gia.

“Tôi không quan tâm mấy thứ mê tín”, anh nói với vợ.

Nhưng ngay mùng 1 Tết, Hoàng Anh bị tông ngã xe và hỏng điện thoại. Người nhà càng khẳng định đây là hậu quả của vận hạn năm tuổi, khiến anh lo lắng và quyết định tìm nơi giải hạn, cầu may.

Ngoài các thủ tục chung, Hoàng Anh chi thêm vài triệu đồng mua ngựa giấy và hình nhân thế mạng, hy vọng thần thánh “chở” vận xui đi xa và gánh giúp những điều không may mắn.

“Thậm chí, tôi còn làm lễ cúng, mua bùa giải hạn cho ô tô, mong cả năm thượng lộ bình an” người đàn ông 42 tuổi kể.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng Khoa Văn hóa và Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng việc làm lễ “dâng sao giải hạn” bắt đầu phổ biến từ cuối những năm 1990, khi đời sống kinh tế khấm khá hơn.

Chuyên gia giải thích, trong quan niệm Á Đông, mỗi người đều có một vì sao chiếu mệnh, tùy vào năm sinh, với 24 sao chia thành 9 chòm gồm La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Chín sao này có sao tốt và sao xấu.

Người xưa tin rằng, khi sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải vận hạn như tai nạn, bệnh tật, ốm đau. Những sao như La Hầu (đối với nam) và Kế Đô (với nữ) bị xem là “ám hư tinh”, gây ảnh hưởng nặng nề vì không thấy được mặt trời. Dân gian có tục dâng sao giải hạn nhằm hóa giải những sao xấu và thu hút năng lượng từ những sao tốt.

Người xưa đến các đền, phủ dâng sao giải hạn với thủ tục đơn giản, chủ yếu mang ý nghĩa an ủi tinh thần và xoa dịu lo lắng. Hiện nay một số người hành nghề tâm linh cố tình làm nghiêm trọng hóa ảnh hưởng của các sao đối với vận mệnh, khiến người dân lo sợ và đổ xô đi làm lễ, cúng bái.

Theo khảo sát nhiều năm của ông Trung, từ mùng 8 đến hết tháng giêng, ngoài các đền phủ, một số chùa tại Hà Nội cũng thu hút người dân đến cúng sao giải hạn với giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng mỗi người. Quy mô mỗi đêm làm lễ giải hạn có thể lên tới cả trăm, thậm chí nghìn người.

“Dâng sao, giải hạn chỉ mang tính an ủi tinh thần, không thể xóa bỏ hoàn toàn điều xấu và chỉ mang lại may mắn”, chuyên gia nhấn mạnh.

Theo ông Trung, việc đi lễ đầu năm để cầu may và tiễn điều xấu thể hiện niềm tin vào những điều linh thiêng, nhưng cần thực hành một cách đúng đắn.

Cùng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục văn hóa truyền thống Việt Nam cho rằng trong giáo lý nhà Phật không có khái niệm sao xấu, sao tốt, hay dâng sao giải hạn. Vận mệnh của mỗi người cũng không do sao chiếu mệnh, mà là do nghiệp chướng, được hình thành từ “thân, khẩu, ý” – tức là lời nói và hành động. Điều tốt xấu mà mỗi người nhận được là hệ quả của luật nhân quả. Hành động đúng và làm nhiều việc thiện sẽ hưởng phúc, ngược lại, làm việc xấu sẽ gặp quả báo.

Tuy nhiên, gần đây, nhiều người đã lợi dụng tâm linh để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan, bày vẽ lễ nghi xa hoa, lãng phí, làm sai lệch ý nghĩa ban đầu.

Hàng trăm người đổ về chùa Phúc Khánh, quận Đống Đa, Hà Nội để làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn, tối ngày 5/2/2025. Ảnh: Thu Huế
Hàng trăm người đổ về chùa Phúc Khánh, quận Đống Đa, Hà Nội để làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn, tối 5/2/2025. Ảnh: NGUYỄN HUẾ

“Thậm chí có người còn coi việc chi tiền giải hạn giống như mua bảo hiểm tâm linh để tránh xui xẻo”, ông Hiển nói. “Việc này cũng giống như dâng cúng lễ vật để “mặc cả” với thần linh, khấn xin được điều này điều kia”.

Để “mua” sự an tâm cho năm mới, Vân Trang ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã chi cả chục triệu đồng mở khóa lễ dâng sao giải hạn tại nhà.

Là người kinh doanh, năm nay lại gặp sao Thái Bạch, người phụ nữ 34 tuổi lo ngại hao tiền tốn của và vướng vào vòng lao lý. Từ mùng 6 Tết, cô đã mời thầy từ Hà Tĩnh ra Hà Nội lập đàn cúng.

“Hy vọng lễ càng lớn, càng thể hiện lòng thành, mong thần thánh phù hộ cho công việc và cuộc sống tốt lên”, cô chia sẻ.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Ngọc Trung cho rằng, nếu cúng lễ lớn có thể giải được vận hạn, thì tai nạn giao thông, ly hôn, bạo lực gia đình, cướp bóc, thiên tai và những rủi ro khác đã không xảy ra.

Theo ông, mỗi người tự tạo “nghiệp” của mình từ hành động đã làm, không phải từ sao chiếu mệnh tốt hay xấu. Cũng không nên tin rằng khi làm xong lễ giải hạn, điều xui rủi sẽ không xảy đến và kỳ vọng vào phép màu từ “bề trên” để giải quyết mọi vấn đề.

“Quy luật tự nhiên của đời người có lúc thăng lúc trầm, không phải cúng dâng sao giải hạn có thể xua đuổi sao xấu và ngăn ngừa mọi điều không may,” ông Trung khẳng định.

Còn theo ông Hiển, thay vì chú trọng làm lễ dâng sao giải hạn hay lo lắng vì vướng sao xấu, mọi người nên chủ động “tự giải hạn” cho chính mình, như: cẩn trọng trong lời nói, giữ tâm thanh tịnh, giúp đỡ người nghèo khổ và không làm việc phi pháp để sống an bình, tránh xa vòng lao lý.

“Gieo nhân nào gặt quả đó, thành công hay thất bại do chính chúng ta tạo ra từ tâm, khẩu và ý. Nhân duyên xấu sẽ mang lại quả xấu, còn nhân duyên tốt sẽ đem lại quả tốt,” ông Hiển chia sẻ.

VN (theo VnExpress)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/dua-nhau-dang-sao-giai-han-dau-nam-404847.html

Cùng chủ đề

Dâng sao giải hạn không phải nghi lễ Phật giáo

Những ngày tháng Giêng, nhiều ngôi chùa nổi tiếng đông nghẹt người. Trong số khách thập phương đến chùa, ngoài những người muốn du xuân còn có một lượng lớn những người đến làm lễ dâng sao giải hạn.Việc...

Cùng tác giả

Hàng vạn khách tìm đến du xuân, cao nguyên Bắc Hà ‘cháy’ phòng nghỉ

Ông Nguyễn Tư (58 tuổi, đến từ Hà Nội) chia sẻ, ông cùng gia đình vừa đi du lịch ở Sa Pa. Trên đường về, mọi người tiếp tục di chuyển lên huyện Bắc Hà để thăm quan.Ông Tư...

‘Tiếng hát người lao động’ rộn ràng tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn

Với 6 phần trình diễn được dàn dựng công phu, đoàn viên, người lao động tỉnh Hải Dương đã mang đến cho khán giả những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, tạo không khí sôi động, vui tươi tại...

Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Nam Chính

Sự kiện qua ảnhPHONG TUYẾT • 15/02/2025 13:47Tròn 60 năm ngày Bác Hồ về thăm, xã Nam Chính nay đã là xã Trần Phú (Nam Sách, Hải Dương). Đảng uỷ, chính quyền, nhân dân xã Trần Phú long trọng tổ chức lễ kỷ niệm. Nguồn: https://baohaiduong.vn/ky-niem-60-nam-ngay-bac-ho-ve-tham-nam-chinh-405285.html

1.227 đơn vị ở Hải Dương phải tổng kiểm kê tài sản

Đến ngày 13/2 đã có 643 đơn vị gửi báo cáo kiểm kê tài sản về Sở Tài chính. Trong đó, 491 đơn vị thuộc nhóm tài tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; nhóm...

7 năm ngọt ngào của cặp sao Việt công khai tình yêu vào dịp Valentine

Sau 2 năm cưới, Bình An - Phương Nga vẫn tận hưởng cuộc sống vợ chồng son. Khán giả hy vọng sẽ sớm được nghe tin vui gia đình họ có thêm thành viên. ...

Cùng chuyên mục

‘Tiếng hát người lao động’ rộn ràng tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn

Với 6 phần trình diễn được dàn dựng công phu, đoàn viên, người lao động tỉnh Hải Dương đã mang đến cho khán giả những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, tạo không khí sôi động, vui tươi tại...

7 năm ngọt ngào của cặp sao Việt công khai tình yêu vào dịp Valentine

Sau 2 năm cưới, Bình An - Phương Nga vẫn tận hưởng cuộc sống vợ chồng son. Khán giả hy vọng sẽ sớm được nghe tin vui gia đình họ có thêm thành viên. ...

Ấn tượng màn trình diễn áo dài của các người mẫu tại Côn Sơn

“Màn trình diễn áo dài với chủ đề “Xứ Đông - Kết nối và lan tỏa” nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương tổ chức. Nguồn: https://baohaiduong.vn/an-tuong-man-trinh-dien-ao-dai-cua-cac-nguoi-mau-tai-con-son-405223.html

H’Hen Niê đăng ký kết hôn

Hôm 10/2, H'Hen Niê nhận lời cầu hôn của Tuấn Khôi tại ngôi nhà mà cả hai sắp dọn về sống chung ở quận 4. Họ yêu nhau bảy năm, từng trải qua nhiều lần chia tay rồi tái...

nữ sinh hải dương

Không chỉ vậy, Hương Thủy còn phải vượt qua sự ngại ngùng trước đám đông, rèn luyện khả năng giao tiếp, biểu cảm để có thể tự tin đứng trước ống kính. Cô tâm sự: "Mình từng nói vấp...

Khai mạc Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn

Các gian hàng, hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân và du khách. Bà Nguyễn Thị Giang (Hưng Yên) cho biết, bà đặc biệt ấn tượng với các món ăn đặc sản của Hải...

Hải Dương tổ chức Ngày Thơ Việt Nam với chủ đề ‘Đất nước tình yêu’

Các đại biểu đã nghe nhiều tiết mục thơ ca đặc sắc, chủ đề “Đất nước tình yêu” với 4 phần, do các tác giả và nghệ sĩ trình bày gồm: thơ xuân cách mạng, xuân biên cương Tổ...

Liên hoan lân sư rồng mừng xuân 2025 xác lập kỷ lục Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin thể thao TP Thủ Dầu Một, Trưởng Ban tổ chức chương trình cho biết, sang năm sự kiện này dự kiến sẽ diễn ra ở đường...

Khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa

Tại lễ khai hội, các đại biểu và nhân dân, du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Linh thiêng Tây Yên Tử”. Chương trình có thời lượng 45 phút, chia làm 3 chương: “Huyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất