Powered by Techcity

Làng nghề ở Kinh Môn gặp khó


lang-nghe-o-kinh-mon-1.jpg
Khu vực từng là nơi trồng dâu nuôi tằm của người dân Hà Tràng, giờ đây trồng sắn dây, hành, tỏi…

Làng nghề mai một

Sau gần 2 tháng UBND tỉnh có quyết định thu hồi danh hiệu làng nghề ươm tơ Hà Tràng, xã Thăng Long, người dân nơi đây vẫn nhắc tới chuyện này.

Làng nghề ươm tơ Hà Tràng bị thu hồi danh hiệu do không bảo đảm tiêu chí theo quy định tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ. Theo quy định, làng nghề phải có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nhưng làng nghề này đã dừng hoạt động.

Ông Phạm Hữu Hạnh, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Hà Tràng kể, trước đây, khi nghề ươm tơ còn phát triển, người dân đem kén phơi chật kín đường làng, xe cộ đi lại lúc nào cũng náo nhiệt.

lang-nghe-o-kinh-mon-2.jpg
Ông Tạ Văn Đá (bên phải) nuối tiếc về một thời hoàng kim của nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ

Ông Tạ Văn Đá, người đầu tiên trồng dâu, nuôi tằm và cũng là người cuối cùng dừng hoạt động nghề ở Hà Tràng nuối tiếc: “Nhờ nghề ươm tơ, gia đình tôi có của ăn của để, có điều kiện nuôi con cái học hành đàng hoàng. Tôi còn trồng 4 sào dâu, nuôi 6 vòng tằm”.

Theo ông Đá, nghề mai một, danh hiệu làng nghề không còn đồng nghĩa với những giá trị lớn về kinh tế cũng không còn.

Làng nghề chạm khắc đá Dương Nham, phường Phạm Thái cũng bị thu hồi danh hiệu cùng thời điểm. Bà Nguyễn Thị Lý, chủ cơ sở đá mỹ nghệ Vũ Nghĩa, 1 trong 2 cơ sở còn lại làm nghề ở Dương Nham cho biết việc mất danh hiệu làng nghề ảnh hưởng lớn tới thương hiệu chung, tác động đến lợi ích kinh tế của số hộ còn lại như bà. “Buôn có bạn, bán có phường. Nếu làng nghề phát triển tốt, có nhiều người cùng làm, công việc kinh doanh của chúng tôi sẽ thuận lợi hơn”, bà Lý nói.

lang-nghe-o-kinh-mon-3.jpg
Cơ sở đá mỹ nghệ Vũ Nghĩa là 1 trong 2 cơ sở còn trụ vững với nghề ở Dương Nham

Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, làng nghề còn chứa những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo dấu ấn riêng cho mỗi vùng quê và là niềm tự hào của người dân địa phương.

Từ thời Lê, nghề chạm khắc đá Dương Nham đã được chú ý và phát triển liên tục. Đến nay, hệ thống bia đá ở động Kính Chủ (Kinh Môn), bia chùa Côn Sơn (Chí Linh) hay thành nhà Hồ… đều có dấu ấn của thợ đá Dương Nham. “Mất đi danh hiệu làng nghề, sau này thế hệ con cháu chúng tôi sẽ không còn biết đến những giá trị văn hóa, lịch sử mà cha ông để lại”, bà Lý nói.

Thị xã Kinh Môn hiện còn 2 làng nghề sản xuất, chế biến hành mủa phường Hiến Thành, sản xuất bánh đa Tống Buồng, phường Thái Thịnh nhưng cũng gặp khó khăn. UBND thị xã Kinh Môn đang thực hiện các bước hoàn thiện hồ sơ đề nghị thu hồi danh hiệu đối với 2 làng nghề trên.

Vì đâu nên nỗi?

lang-nghe-o-kinh-mon-6-4c80e65e6db57f82178bece2c403de91(1).jpg
Làng nghề sản xuất bánh đa Tống Buồng có 2 hộ đầu tư dây chuyền bán tự động (ảnh tư liệu)

Các làng nghề ở thị xã Kinh Môn bị thu hồi danh hiệu, có nguy cơ thu hồi danh hiệu đều do không đủ tỷ lệ hộ làm nghề theo quy định. Tình trạng các hộ bỏ nghề truyền thống diễn ra từ nhiều năm nay do nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân chủ yếu do người dân phát triển nghề ồ ạt, chưa có quy hoạch bài bản, chưa đầu tư về khoa học – công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường.

Khu dân cư Tống Buồng, phường Thái Thịnh có 580 hộ dân. Thời điểm đông nhất khu có trên 100 hộ làm nghề sản xuất bánh đa. Do chưa được đầu tư máy móc, sản phẩm sản xuất thủ công, sức cạnh tranh chưa cao nên sau một thời gian nhiều hộ không trụ vững với nghề. Hiện làng nghề sản xuất bánh đa Tống Buồng chỉ còn khoảng 40 hộ làm nghề, chiếm gần 7% số hộ trên địa bàn.

Tuy nhiên, cũng tại làng nghề này có 2 hộ đầu tư dây chuyền bán tự động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động khác tại địa phương. Đây là minh chứng cho việc cần thiết phải đầu tư theo chiều sâu trong sản xuất ở làng nghề.

lang-nghe-o-kinh-mon-5.jpg
Việc sản xuất mủa tươi tại phường Hiến Thành gặp khó khăn do yếu tố thời tiết, sâu bệnh

Một số làng nghề phụ thuộc quá nhiều vào vùng nguyên liệu tại chỗ, chưa chủ động tìm nguồn nguyên liệu từ bên ngoài nên rất dễ rơi vào thế “bí”. Trước đây, nguồn mủa tươi tại địa phương dồi dào, bà Nguyễn Thị Lơ ở làng nghề sản xuất, chế biến hành mủa phường Hiến Thành quyết định dốc hết vốn liếng vào cơ sở sấy hành, mủa. Một năm trở lại đây, do ảnh hưởng của sâu bệnh, thời tiết và mưa bão, nguồn mủa tươi bị hạn chế, cơ sở của bà thường xuyên phải đóng cửa. Đây cũng là khó khăn chung của các cơ sở chế biến hành mủa khác tại địa phương.

Các yếu tố như cơ chế chính sách, ưu tiên hỗ trợ vốn, khoa học – công nghệ, thiên tai, sâu bệnh, thị trường đầu ra… cũng tác động không nhỏ tới hoạt động của các làng nghề. “Các hộ ít ỏi còn lại duy trì hoạt động như chúng tôi chỉ mong được các cấp, ngành hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi, cho thuê mặt bằng để đầu tư sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường”, bà Nguyễn Thị Lý, chủ cơ sở đá mỹ nghệ Vũ Nghĩa nói.

Ông Lê Văn Điền, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn cho biết, việc tiếp tục phát triển các làng nghề ở địa phương là một bài toán khó. Các hộ mong muốn được hỗ trợ về vốn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, mặt bằng tập trung nhưng các cấp, ngành liên quan lại chưa có cơ chế hỗ trợ đặc thù để khuyến khích họ.

PV



Nguồn: https://baohaiduong.vn/lang-nghe-o-kinh-mon-gap-kho-402087.html

Cùng chủ đề

Làng nghề ở Hải Dương tất bật vào vụ Tết

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

2 làng nghề ở Kinh Môn bị thu hồi danh hiệu

Ngày 14/11, UBND tỉnh Hải Dương quyết định thu hồi danh hiệu công nhận làng nghề trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Theo đó, làng nghề chạm khắc đá Dương Nham, phường Phạm Thái và ươm tơ Hà...

Hải Dương giữ tinh hoa làng nghề bằng sản phẩm OCOP

Anh Lê Công Hùng, chủ cơ sở sản xuất hương trầm Đức Hùng ở xã Quốc Tuấn là thế hệ thứ hai kế thừa nghề truyền thống của gia đình. Cơ sở của anh hiện có 4 sản phẩm...

Các làng nghề ở Hải Dương tạo việc làm cho khoảng 22.000 lao động

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, toàn tỉnh hiện có 66 làng nghề với 11 nhóm, ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp với hơn 5.000 hộ sản xuất, kinh doanh, trong đó có hơn...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 8/1

TRONG NƯỚCChiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hoà Togo Robert Dussey đang thăm chính thức Việt Nam. Trong ảnh: Chủ...

Vĩnh Hoà là xã nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục đầu tiên ở Ninh Giang

Với những kết quả tiêu biểu đã đạt được, ngày 29/8/2024, xã Vĩnh Hoà được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục năm 2023. Đây là xã đầu tiên đạt chuẩn nông...

Ghi nhận ở các nút đèn đỏ tại TP Hải Dương

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Cơ quan của Chính phủ đã giảm 30% đầu mối bên trong

Thủ tướng cho biết, đến nay trung bình các cơ quan của Chính phủ giảm khoảng 30% đầu mối bên trong, có nơi giảm tới 50%, trên cơ sở đó cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo và cán...

Làm sao để kiểm tra pháo hoa có phải của Bộ Quốc phòng chính hãng?

Hiện nay, nhà máy Z121 đang niêm yết mức giá không thay đổi nhiều so với các năm trước. Cụ thể, giá giàn phun viên nhấp nháy D16x25 (tem mới 2024) là 330.000 đồng/giàn, giàn phun hoa D16x25 (tem...

Cùng chuyên mục

Vĩnh Hoà là xã nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục đầu tiên ở Ninh Giang

Với những kết quả tiêu biểu đã đạt được, ngày 29/8/2024, xã Vĩnh Hoà được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục năm 2023. Đây là xã đầu tiên đạt chuẩn nông...

Ghi nhận ở các nút đèn đỏ tại TP Hải Dương

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Tượng rắn mạ vàng chờ khách rước về chơi Tết Ất Tỵ 2025

Nắm bắt được xu hướng đó, Golden Gift Việt Nam này dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 300-500 tượng rắn vàng khác nhau, hiện mỗi ngày bán được 3-5 tượng, càng gần Tết thì nhu cầu mua...

Năm 2025, Hải Dương phấn đấu thu ngân sách nhà nước 31.900 tỷ đồng

Kịch bản tăng trưởng GRDP chi tiết năm 2025 nêu rõ quyết tâm của UBND tỉnh trong thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ở mức 2 con số, phấn đấu...

Hành trình đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Những ngày cuối năm, các xưởng sản xuất của hợp tác xã nhộn nhịp hơn hẳn. So với những tháng bình thường, từ tháng 11 đến hết tháng 12 âm lịch hợp tác xã cung cấp ra thị trường...

Nhận khoản thưởng lớn sau khi vô địch ASEAN Cup 2024, đội tuyển Việt Nam nộp thuế thế nào?

Sau chức vô địch đầy thuyết phục tại ASEAN Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã nhận được tổng cộng khoảng 33 tỷ đồng tiền thưởng từ các tổ chức, doanh nghiệp và Liên đoàn Bóng đá Đông Nam...

Có thể điều chỉnh giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10

Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh...

1 tuần sau khi áp dụng Nghị định 168

Qua 1 tuần triển khai Nghị định 168, đã có những tín hiệu tích cực đối với ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân. Nhiều người rất đồng tình với mức phạt tăng cao của...

Kết quả phát triển kinh tế

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội Hải Dương năm 2024 ...

Một nông dân Chí Linh làm thanh long trái vụ thu lãi mỗi ha gần 300 triệu đồng

Cây thanh long được thắp sáng hằng đêm. Tùy từng giai đoạn và thời tiết ông Tám điều chỉnh thời gian thắp đèn cho phù hợp, 4-6 tiếng/đêm. Thanh long là cây ưa ánh sáng trong khi đó mùa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất