Powered by Techcity

Phát hiện dấu tích thành cổ Hoa Lư khi đào móng nhà


thanh-co-hoa-lu.jpg
Lớp gạch đỏ dùng xây thành Hoa Lư mới được phát lộ ở thôn Tân Hoa

Giữa tháng 12, ông Nguyễn Tử Quý ở thôn Tân Hoa, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình), đào móng xây nhà cho người con trai thứ hai trên thửa đất thổ cư của gia đình rộng hơn 100 m2. Trong lúc thi công, nhóm thợ vô tình làm bật một đoạn bờ đất đắp lẫn những vỉa gạch đỏ nghi là tường thành Hoa Lư cổ.

Chính quyền địa phương và ngành văn hóa sau đó đề nghị gia đình ngừng thi công để Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật khảo cổ. Trong một tuần qua, các nhà nghiên cứu đã cho đào ba hố khai quật, phát hiện 5 lớp kết cấu tường thành.

Đó là lớp gia cố chân tường thành (ở độ sâu 3,46 m) bằng gỗ lim đóng cọc, bên trên lót đất sét màu xám tạo chân; lớp dải cành cây vụn có tác dụng chống sụt lún, trơn trượt; tiếp theo là các lớp đất sét và tường gạch được xếp khá quy chuẩn… Bức tường gạch kết hợp với cọc gỗ và những lớp đất đắp tạo thành một chỉnh thể vững chắc.

Di vật được tìm thấy trong các hố khai quật chủ yếu là những vỉa gạch đã vỡ. Gạch ở đây có hai nhóm là gạch xám, một số viên có chữ “Giang Tây quân” hoặc “Giang Tây chuyên”, niên đại thuộc thế kỷ 8-9. Loại gạch thứ hai là gạch đỏ, một số mảnh có in chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, tức loại gạch chuyên dùng xây kinh thành thời bấy giờ, loại này cũng có niên đại khoảng thế kỷ thứ 10.

Ngày 31/12, bà Vũ Thanh Lịch, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Ninh Bình, cho biết đến nay khu vực tường thành Hoa Lư đã có ba lần khai quật, thăm dò khảo cổ. Kết quả đợt khai quật lần này tiếp tục khẳng định về kỹ thuật đắp dựng tường thành Hoa Lư ở thế kỷ 10.

Cọc gỗ lim được đóng dưới lớp đất sâu gần 4m. Ảnh: Lê Hoàng
Cọc gỗ lim được đóng dưới lớp đất sâu gần 4 m

Từ kết quả nghiên cứu thực địa, các nhà khảo cổ có chung nhận định rằng tường thành nhân tạo ở Hoa Lư đều được đắp trên nền đất lầy thụt vùng trũng thấp, do vậy đều sử dụng kỹ thuật đắp rải các thanh gỗ kết hợp đóng cọc chống sụt lở.

Tường thành được đắp hình con trạch hoặc gần hình thang, trong đó mái ngoài thường được tạo dốc hơn bên trong. Kỹ thuật xây thành kiểu này cũng từng được phát hiện ở La thành, Thăng Long (Hà Nội) và được cho là khá gần gũi với kỹ thuật xây và tạo xương cho tường thành do người Chăm thực hiện ở địa điểm thành Trà Kiệu (Quảng Nam).

“Kết quả khai quật đã cung cấp thêm những tư liệu mới góp phần làm rõ về tường thành và quá trình xây dựng tường thành Hoa Lư, đồng thời cũng góp phần củng cố cứ liệu đầy đủ hơn về Kinh đô Hoa Lư dưới triều Đinh – Tiền Lê ở thế kỷ 10”, bà Lịch cho hay.

Một mảnh gạch có in chữ Hán tìm thấy ở khu vực khai quật. Ảnh: Sở Văn hóa Thể thao Ninh Bình cung cấp
Một mảnh gạch có in chữ Hán tìm thấy ở khu vực khai quật

Theo bà Lịch, do cuộc khai quật diễn ra gấp rút và thiếu thời gian, nhiều câu hỏi quan trọng về tường thành Hoa Lư vẫn chưa có lời giải. Chẳng hạn, liệu bức tường thành phía Đông Bắc và các đoạn tường thành nhân tạo khác chỉ được sử dụng một lần duy nhất hay không, và vai trò thực sự của chúng trong Kinh đô là gì.

Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất tỉnh Ninh Bình tiếp tục xây dựng đề án và chương trình hành động để nghiên cứu sâu hơn về quy mô, kỹ thuật, không gian phân bố và phương thức xây dựng tường thành ở Cố đô Hoa Lư. Những nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm tư liệu quan trọng, giúp tái hiện diện mạo các vòng thành và con đường dẫn vào kinh đô Hoa Lư thời Đinh – Tiền Lê.

Chính quyền huyện Hoa Lư và các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đang cân nhắc khả năng di dời 12 hộ dân sinh sống gần chân núi Cột Cờ, nơi phát hiện dấu vết tường thành Hoa Lư để xây dựng phương án bảo tồn.

Một số mảnh gốm sứ cũng được các nhà khảo cổ tìm thấy ở khu vực khai quật. Ảnh: Lê Hoàng
Một số mảnh gốm sứ cũng được các nhà khảo cổ tìm thấy ở khu vực khai quật

Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của Việt Nam dưới thời phong kiến, tồn tại trong giai đoạn 968-1010 với ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, trước khi Vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long.

Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền chùa, lăng phủ…

Vị trí phát hiện dấu vết tường thành vừa qua nằm cách khu vực trung tâm Cố đô Hoa Lư hiện nay khoảng 1,5 km.

TB (theo VnExpress)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/phat-hien-dau-tich-thanh-co-hoa-lu-khi-dao-mong-nha-401925.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Bộ sưu tập túi xách trị giá hàng triệu USD của nữ Thủ tướng Thái Lan

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Một con cá ngừ vây xanh được bán đấu giá hơn 1,3 triệu USD

Ngày 5/1, phiên đấu giá đầu tiên trong năm mới đã được tổ chức tại Chợ Toyosu, quận Koto, Tokyo (Nhật Bản). Tại đây, một con cá ngừ vây xanh được “chốt” với giá cao nhất là 207 triệu...

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư công

Đối với các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2025, lập kế hoạch tiến độ cụ thể, từng bước triển khai đối với từng dự án (rút ngắn tối đa thời gian thực hiện, xác định...

Hàng trăm cổ động viên bay sang Thái Lan “tiếp lửa” đội tuyển Việt Nam

Ngay từ 20h30 ngày 4/1, 250 cổ động viên (CĐV) Việt Nam rợp cờ đỏ sao vàng đã có mặt tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) theo chuyến bay lúc nửa đêm (cất cánh lúc 23h45) đến Bangkok (Thái Lan) để cổ vũ trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Đại diện Công ty du lịch Vietravel Hà Nội cho biết, tổng số người hâm mộ đăng ký tour cổ vũ bóng đá (chung kết lượt về AFF...

Làng nghề ở Hải Dương tất bật vào vụ Tết

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Cùng chuyên mục

Bộ sưu tập túi xách trị giá hàng triệu USD của nữ Thủ tướng Thái Lan

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Nhiều rapper nổi tiếng biểu diễn tại Trường Đại học Thành Đông

Honda Uni Tour là chuỗi hoạt động trải nghiệm dành cho sinh viên toàn quốc do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp cùng Công ty Honda Việt Nam tổ chức. Qua 2 năm triển khai với...

Hội Nhà văn Việt Nam thu hồi quyết định điều động nhà thơ Lương Ngọc An

Ban chấp hành hội cho biết vào ngày 4/1: "Sau khi rà soát lại một số khâu trong quy trình và xem xét một số điều kiện liên quan đến việc điều động, ban chấp hành đã quyết định...

Ca sĩ Tùng Dương sẽ biểu diễn tại sân vận động xã Hợp Tiến (Nam Sách)

Chiều 2/1, lãnh đạo UBND xã Hợp Tiến (Nam Sách) cho biết, tối 9/1, tại sân vận động xã, UBND xã phối hợp với Quang Hưng Group tổ chức Gala Dinner 2025 với chủ đề "Chúc mừng năm mới,...

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm:1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: Khoảng 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông.2-...

Hơn 300 vũ công khiêu vũ sôi nổi chào năm mới

Hơn 300 vũ công khiêu vũ sôi nổi chào năm mới Nguồn: https://baohaiduong.vn/hon-300-vu-cong-khieu-vu-soi-noi-chao-nam-moi-402059.html

TP Hải Dương sẽ bắn 1.000 quả pháo hoa tầm cao đêm giao thừa năm nay

Đề nghị Công an tỉnh hỗ trợ, chỉ đạo lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn giao thông và bố trí xe cứu hỏa thường trực tại địa điểm bắn phá hoa. Sở Văn hoá, Thể...

Sao Việt làm gì đầu năm mới?

Sao Việt làm gì đầu năm mới? Nguồn: https://baohaiduong.vn/sao-viet-lam-gi-dau-nam-moi-402008.html

Rộn ràng không khí văn nghệ, dân vũ chào năm mới 2025

Rộn ràng không khí văn nghệ, dân vũ chào năm mới 2025 Nguồn: https://baohaiduong.vn/ron-rang-khong-khi-van-nghe-dan-vu-chao-nam-moi-2025-401998.html

Màn đếm ngược và pháo hoa chào năm mới 2025 ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

Màn đếm ngược và pháo hoa chào năm mới 2025 ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Nguồn: https://baohaiduong.vn/man-dem-nguoc-va-phao-hoa-chao-nam-moi-2025-o-ha-noi-tp-ho-chi-minh-401966.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất