Powered by Techcity

Tài sản của các tỷ phú Việt biến động thế nào trong năm 2024?


Danh sách tỷ phú Việt Nam theo cập nhật mới nhất hôm 27/12 của Forbes ghi nhận Việt Nam có 6 người gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh và Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang.

Tỷ phú Thứ hạng
(tháng 3/2024)
Thứ hạng
(29/12/2024)
Tăng giảm tài sản
Phạm Nhật Vượng 833 833 -300
Nguyễn Thị Phương Thảo 1.185 1.185 100
Trần Đình Long 1.401 1.401 -200
Hồ Hùng Anh 1.834 1.834 100
Trần Bá Dương 2.432 2.432 0
Nguyễn Đăng Quang 2.697 2.697 -200

Sáu tỷ phú nắm giữ khối tài sản 13,4 tỷ USD, giảm 400 triệu USD so với lần công bố gần nhất của Forbes hôm 31/3/2024, nhưng tăng 800 triệu USD so với cuối năm 2023.

Người giàu nhất Việt Nam hiện là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup (mã CK: VIC) kiêm Tổng giám đốc VinFast với khối tài sản 4,1 tỷ USD, giảm 200 triệu USD so với đầu năm và xếp thứ 833 thế giới. Nguyên nhân là cổ phiếu VIC tiếp tục giảm hơn 9% trong năm qua.

Hiện ông Phạm Nhật Vượng trực tiếp nắm giữ hơn 691 triệu cổ phiếu VIC, số còn lại sở hữu thông qua các công ty riêng như GSM, VMI hay Vietnam Investment Group. Ông cũng đang giữ lượng lớn cổ phiếu của VFS thông qua các công ty riêng.

Cùng với ông Phạm Nhật Vượng, tài sản của ông Trần Bá Dương (Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco) và ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Group) cũng giảm so với cuối năm ngoái.

Trong đó, tài sản của Chủ tịch Thaco và Chủ tịch Masan Group cùng sụt 200 triệu USD. Ông Quang là trường hợp khá đặc biệt khi ra vào danh sách tỷ phú của Forbes liên tục vì sự biến động của cổ phiếu MSN.

Ông Quang được công nhận là tỷ phú trong danh sách công bố đầu năm 2019, với tài sản 1,3 tỷ USD. Năm 2023, ông xuất hiện trong danh sách tỷ phú thế giới vào đầu năm, nhưng rời danh sách này từ tháng 10/2023, khi giá cổ phiếu Masan giảm hơn 30% từ mức đỉnh. Trước đó, giai đoạn tháng 11/2019 đến tháng 10/2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan cũng không được Forbes công nhận tỷ phú.

Trong khi đó, tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Hồ Hùng Anh và Trần Đình Long lại tăng. Người có mức tăng mạnh nhất là tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietjet, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank với 700 triệu USD, lên 2,9 tỷ USD. Bà Thảo hiện xếp thứ 1.185 trong bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Forbes.

Ngoài ra, nhờ diễn biến tích cực của cổ phiếu HPG và TCB trong năm 2024, tài sản của ông Trần Đình Long (Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát) và ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank) cũng lần lượt tăng 600 triệu USD và 300 triệu USD.

TB (theo VnExpress)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/tai-san-cua-cac-ty-phu-viet-bien-dong-the-nao-trong-nam-2024-401824.html

Cùng chủ đề

Việt Nam có 6 tỷ phú USD, tài sản ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm bao nhiêu?

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2024. Việt Nam vẫn có 6 gương mặt quen thuộc gồm ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, CEO VinFast), bà Nguyễn Thị...

Cùng tác giả

Hải Dương thông qua kịch bản tăng trưởng kinh tế chi tiết năm 2025

Trong từng quý của năm 2025, kịch bản tăng trưởng GRDP chỉ rõ các nhân tố tăng trưởng ở từng khu vực, dự báo, phân tích, đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng.Như trong quý IV/2025, đối...

Tin tức sáng 5-1: Bao giờ chứng khoán Việt Nam được nâng hạng?; Herbalife Việt Nam bị phạt

Ảnh minh hoạ Bao giờ thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng? Hiện tại, Việt Nam được 2 tổ chức quốc tế MSCI và FTSE Russell phân loại là thị trường cận biên và được đưa vào chỉ số thị trường cận biên. Đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số thị trường cận biên. CẬP NHẬT GIÁ VÀNG Theo tin tức từ Chứng khoán An Bình (ABS), trong kỳ đánh giá...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 4/1

TRONG NƯỚCSáng 4/1, tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết...

Hội Nhà văn Việt Nam thu hồi quyết định điều động nhà thơ Lương Ngọc An

Ban chấp hành hội cho biết vào ngày 4/1: "Sau khi rà soát lại một số khâu trong quy trình và xem xét một số điều kiện liên quan đến việc điều động, ban chấp hành đã quyết định...

Ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân họ Nguyễn tỉnh Hải Dương

Câu lạc bộ sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị, tiếp thị, ứng dụng công nghệ; hỗ trợ thành viên tìm kiếm cơ...

Cùng chuyên mục

Hải Dương thông qua kịch bản tăng trưởng kinh tế chi tiết năm 2025

Trong từng quý của năm 2025, kịch bản tăng trưởng GRDP chỉ rõ các nhân tố tăng trưởng ở từng khu vực, dự báo, phân tích, đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng.Như trong quý IV/2025, đối...

Ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân họ Nguyễn tỉnh Hải Dương

Câu lạc bộ sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị, tiếp thị, ứng dụng công nghệ; hỗ trợ thành viên tìm kiếm cơ...

Chưa có cơ chế cụ thể chi tiền cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Nghị định 176/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật...

Trung tâm Tài chính quốc tế tạo động lực mới, đột phá cho phát triển

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn các đối tác trong nước và quốc tế tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển trung tâm tài chính; đề xuất,...

Hải Dương giao 9.400 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Theo đó, năm 2025 tổng kế hoạch vốn đầu tư công toàn tỉnh hơn 9.400 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách cấp huyện và cấp xã hơn 3.100 tỷ đồng (gồm chi xây dựng cơ bản vốn tập...

Vì sao Hải Dương tạo đột phá về thu ngân sách?

“Tình hình phát triển kinh tế - xã hội có sự tăng trưởng khá, hầu hết các lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với năm trước đã tạo đà cho nguồn thu năm 2024 đạt kết quả...

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện

Chỉ thị số 1/CT-TTg ngày 3/1/2025 nêu rõ: Để chủ động các giải pháp từ sớm, từ xa, bảo đảm tuyệt đối không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch và Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than -...

Báo tin vi phạm giao thông có thể được trả đến 5 triệu đồng, cung cấp qua đâu?

Ngoài ra, cảnh sát còn tiếp nhận phản ánh thông tin qua các đầu mối khác như các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử của Bộ Công an, Cục CSGT (csgt.vn)...Nghị định 176/2024 của Chính phủ...

Hoàn thành thủ tục đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm

Cuối tháng 11/2024, Quốc hội quyết nghị tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng. Theo kế hoạch của Chính phủ hồi cuối 2009, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm...

Chứng khoán giảm mạnh nhất 5 tháng

Sau những phút đầu ATO đi ngang tham chiếu, chỉ số đại diện sàn HoSE bị nhuộm đỏ cả ngày. Nửa đầu buổi sáng, thanh khoản duy trì mức thấp như phiên trước khiến chứng khoán không lùi quá...

Tin nổi bật

Tin mới nhất