Powered by Techcity

Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải sau sáp nhập giảm 40% số đầu mối


bo-xay-dung.jpg
Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 của ngành xây dựng

Bộ Xây dựng là bộ có cơ cấu tổ chức tinh gọn nhất trong 4 nhiệm kỳ Chính phủ gần đây, dù trong bối cảnh chức năng, nhiệm vụ Bộ Xây dựng được giao đã liên tục tăng qua các nhiệm kỳ và chỉ tiêu biên chế được giao rất hạn hẹp.

Đây là thông tin được ông Hoàng Hải Vân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Xây dựng) chia sẻ tại hội nghị tổng kết năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 của ngành tổ chức ngày 14/12 tại Hà Nội.

Trong nhiệm kỳ Chính phủ 2006-2011, Bộ Xây dựng được giao bổ sung chức năng quản lý nhà nước đối với 2 lĩnh vực mới là phát triển đô thị và kinh doanh bất động sản.

Nhiệm kỳ Chính phủ 2011-2016, Bộ Xây dựng được giao bổ sung 26 nhiệm vụ trong 5 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Sang nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021, bộ được bổ sung 21 nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Nhiệm kỳ Chính phủ 2021-2026, Bộ Xây dựng được bổ sung làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công viên, cơ khí xây dựng, chuyển đổi số của ngành.

Về chỉ tiêu biên chế được giao, ông Hoàng Hải Vân cho biết Bộ Xây dựng chưa có thời điểm nào được giao quá 400 biên chế và giảm dần qua các năm. Năm 2024 số lượng biên chế được giao Bộ Xây dựng còn là 357 biên chế và giai đoạn 2022-2026, bộ được giao chỉ còn 339 biên chế cho đến hết năm 2026.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo Chính phủ tổng kết Nghị quyết 18 – Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong 2 tuần vừa qua, Bộ Xây dựng đã khẩn trương, tích cực làm việc với Bộ Giao thông vận tải để xây dựng Đề án hợp nhất hai bộ.

Về cơ bản, công tác xây dựng Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 và dự thảo Đề án Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải đến nay đã hoàn thành.

Theo ông Hoàng Hải Vân, trong bối cảnh nhiệm vụ được giao nhiều và nặng nề qua từng nhiệm kỳ Chính phủ, Bộ Xây dựng vẫn giữ cơ cấu tinh gọn nhất.

Bộ không hình thành cấp Tổng cục, không thành lập một số tổ chức hành chính có ở một số bộ khác như Vụ Thi đua-Khen thưởng, Cục Quản trị… mà các tổ chức này đều được tinh gọn thành các bộ phận bên trong các đơn vị trực thuộc bộ. Bộ Xây dựng cũng là một trong những bộ đầu tiên bỏ mô hình phòng trong vụ.

Các cơ quan hành chính trực thuộc bộ cơ bản đều đã được thành lập, giữ ổn định tên gọi và mô hình hoạt động trong khoảng 4 nhiệm kỳ gần đây.

Một số cơ quan được nâng cấp, chuyển đổi mô hình hoặc tổ chức, sắp xếp lại trong 2 nhiệm kỳ gần đây (từ vụ lên cục, từ ban sang vụ) đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn quản lý, việc bổ sung nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng qua từng nhiệm kỳ và yêu cầu cải cách hành chính.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã đẩy mạnh việc kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong của các đơn vị sự nghiệp công lập; hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các bộ phận bên trong các đơn vị để thu gọn đầu mối, tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ, giảm biên chế. Đồng thời, thực hiện nghiêm các định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng đến nay chỉ còn 15 đơn vị hành chính; đã giảm số lượng phòng trong các đơn vị hành chính từ 54 phòng xuống còn 46 phòng (tương đương 28%); giảm 74/532 đầu mối tương đương 14% tổng số đầu mối tại các đơn vị sự nghiệp.

Bộ Xây dựng cũng đã chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) 5 doanh nghiệp, thoái hết vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Xây dựng chỉ còn đại diện chủ sở hữu tại 6 doanh nghiệp, giảm 10 doanh nghiệp, tương đương 62,5% tổng số doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trước đó.

Cũng sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, số lượng chỉ tiêu biên chế được giao của Bộ Xây dựng giảm 7,5%, đến nay chỉ còn 357 biên chế; giảm 565 người, tương đương 14% tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Xây dựng.

Đến năm 2024, bộ chỉ còn khoảng 3.500 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, 380 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.

Trong điều kiện bộ máy tổ chức và số lượng biên chế đã hết sức tinh gọn qua nhiều nhiệm kỳ, Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng đã chỉ đạo việc xây dựng Đề án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải với 2 yêu cầu lớn.

Trước tiên là nghiêm túc rà soát, đánh giá tổ chức bộ máy bên trong Bộ Xây dựng để lên phương án tiếp tục tinh gọn bộ máy; đã tinh gọn thì cần tinh gọn hơn nữa.

Đồng thời, nhận thức Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải là một, không phân biệt “bên anh – bên tôi” để thẳng thắn đánh giá các chức năng, nhiệm vụ trùng lắp hoặc có sự gắn kết, liên thông. Qua đó, mạnh dạn đề xuất phương án đột phá để giải thể, hoặc hợp nhất, tổ chức lại các đơn vị của hai bộ theo hướng tinh gọn, khoa học và nâng cao được hiệu lực, hiệu quả hoạt động, ông Hoàng Hải Vân nhấn mạnh.

Xét về lịch sử, Bộ Xây dựng được thành lập năm 1958 đến nay đã hơn 65 năm. Bộ Giao thông Vận tải được thành lập từ năm 1945, đến nay đã gần 80 năm.

Tên gọi “Bộ Xây dựng” và “Bộ Giao thông vận tải” đã có quá trình tồn tại lâu dài, phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của từng bộ trong các giai đoạn trước đây, gắn liền với lịch sử hình thành và tình cảm, tinh thần của cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động của 2 ngành.

Dự kiến tên của hai bộ sau hợp nhất được quyết định là “Bộ Xây dựng và Giao thông”.

Số đầu mối thuộc cơ cấu của 2 bộ trước khi hợp nhất là 42 đơn vị; trong đó Bộ Xây dựng có 19 đơn vị, Bộ Giao thông vận tải có 23 đơn vị.

Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất còn 25-27 đơn vị, giảm tương đương 35-40% tổng số đầu mối. Trong đó, khối tham mưu tổng hợp gồm 6 đơn vị; khối chuyên ngành có khoảng 14-16 đơn vị; khối sự nghiệp công lập 5 đơn vị.

Ông Hoàng Hải Vân cho biết trước ngày 20/12, Vụ Tổ chức cán bộ sẽ tiếp tục tham mưu để lãnh đạo Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải làm việc với Bộ Nội vụ để hoàn thiện Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy sau hợp nhất, trình Ban Chỉ đạo Chính phủ.

Cùng đó, nhiều địa phương hiện cũng đang triển khai xây dựng Đề án hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng; Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”.

HQ (theo VietnamPlus)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/bo-xay-dung-va-bo-giao-thong-van-tai-sau-sap-nhap-giam-40-so-dau-moi-400450.html

Cùng chủ đề

Bộ Y tế sắp xếp sáp nhập, chuyển giao 4 bệnh viện tuyến trung ương

Cụ thể: Bệnh viện 74 Trung ương chuyển giao nguyên trạng về UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Bệnh viện 71 Trung ương và Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương tổ chức lại thành hai bệnh...

Ngày làm việc đầu tiên tại các xã, phường, thị trấn mới sáp nhập ở Hải Dương

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Phấn khởi trước ngày về chung ‘một nhà’

Về xã Gia Tân (Gia Lộc), nhiều người dân đang cùng nhau bàn luận ở quán nước đầu xã về ngày về chung một nhà với xã Gia Khánh thành xã Gia Phúc.Ông Phạm Đình Hậu ở thôn Phúc...

Chuẩn bị chu đáo cho ngày sáp nhập xã, phường, thị trấn

Đến nay, các phần việc chuẩn bị đã sẵn sàng. Phương án sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở các đơn vị hành chính cấp xã mới đã được thống nhất.Thị...

Đề nghị xử lý việc đưa thông tin không đúng sự thật về sáp nhập tỉnh, thành phố

Công văn nêu rõ, những ngày qua, trên mạng xã hội chia sẻ nhiều thông tin về việc sáp nhập 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Về việc này,...

Cùng tác giả

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm Giáp Thìn (1724) tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình truyền thống khoa bảng, nhiều người học giỏi, đỗ cao, làm quan to dưới thời Hậu Lê; ông là con út trong gia đình có bảy người con của tiến sĩ Lê Hữu Mưu...

Bình Giang giải tỏa hành lang để giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án

Ngày 25/12, Ban giải tỏa vi phạm hành lang giao thông đường bộ huyện Bình Giang đã tiến hành giải tỏa các công trình xây dựng, cây cối, lều quán bán hàng, biển quảng cáo, mái che, mái vẩy,...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 25/12

TRONG NƯỚCChiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông...

Điện lực Tứ Kỳ gặp mặt 20 doanh nghiệp tiêu biểu về tiết kiệm điện

Hưởng ứng chương trình "Tháng tri ân khách hàng" năm 2024, Điện lực Tứ Kỳ đã hỗ trợ vệ sinh công nghiệp, kiểm tra máy biến áp thuộc 5 trạm biến áp của khách hàng tiêu biểu; tặng quà...

Hải Dương đóng 17 lối đi tự mở qua đường sắt

Hải Dương có 2 tuyến đường sắt gồm tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; Kép - Hạ Long và đường nhánh Chí Linh – Cổ Thành đi qua với tổng chiều dài 72 km.Trên tuyến đường sắt...

Cùng chuyên mục

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm Giáp Thìn (1724) tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình truyền thống khoa bảng, nhiều người học giỏi, đỗ cao, làm quan to dưới thời Hậu Lê; ông là con út trong gia đình có bảy người con của tiến sĩ Lê Hữu Mưu...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 25/12

TRONG NƯỚCChiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông...

Nhiều cán bộ ở Bình Dương tự nguyện xin nghỉ khi hợp nhất, sắp xếp bộ máy

Đó là thông tin được bà Huỳnh Thị Thanh Phương, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết tại Hội nghị giao ban báo chí cuối năm của UBND tỉnh Bình Dương diễn ra chiều 25/12.Theo bà...

Hà Nội muốn giữ một số sở đặc thù

Theo báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của Ban cán sự Đảng UBND thành phố, Hà Nội sẽ duy trì 10 sở và tương đương. Trong đó, 4 sở...

Trưởng Công an xã Hiệp Cát (Nam Sách) vì nhân dân phục vụ

Trong đợt bão số 3 vào đầu tháng 9 năm nay, với tinh thần chủ động phòng ngừa, trung tá Hanh chỉ đạo lực lượng công an xã đi từng ngõ, gõ từng nhà tuyên truyền, cảnh báo nhân...

Đảng bộ thị xã Kinh Môn sẽ tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp trên cơ sở

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Thị ủy Kinh Môn chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ thị xã bảo đảm đúng thời gian và yêu cầu đề ra theo kế hoạch chỉ đạo của Tỉnh...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 24/12

TRONG NƯỚCNgày 24/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 để tổng kết, đánh giá việc triển khai công tác y tế năm 2024 và phương hướng,...

Cuốn lịch sử Đảng bộ TP Chí Linh sẽ tổng kết thực tiễn đến năm 2025

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương đã bổ sung thêm nhiều ý kiến đóng góp như xem xét thu gọn chương 1 giới thiệu về mảnh đất, con người Chí Linh;...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy gặp mặt cán bộ, phóng viên công tác tại các tuyến đảo

Đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cán bộ, phóng viên chấp hành nghiêm các quy định khi đi công tác, tích cực tác nghiệp, tuyên truyền, phản ánh những tình cảm, bản sắc...

Tinh gọn bộ máy các Ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức

Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện lãnh đạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất