Powered by Techcity

Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ


chu tich nuoc
Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu dự hội thảo

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.”

Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng và hơn 600 đại biểu các ban, bộ, ngành trung ương, địa phương dự hội thảo.

TTXVN_1412 Chu tich nuoc Quan doi (8).jpg
Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang nêu rõ ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân – đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập theo chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Trải qua 80 năm, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân, Quân đội ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ,” thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Hội thảo lần này có ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm tiếp tục nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, đầy đủ hơn về tầm nhìn chiến lược, đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Quân đội nhân dân Việt Nam và sự nghiệp quân sự, quốc phòng; về quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng, truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang của Quân đội và nhân dân ta.

Trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm và bài học lịch sử để vận dụng, phát huy trong xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,” xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

TTXVN_1412 Chu tich nuoc Quan doi (3).jpg
Chủ tịch nước Lương Cường đến dự và phát biểu tại Hội thảo Khoa học cấp quốc gia về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Chủ tịch nước Lương Cường đã điểm lại lịch sử, cũng như những thành tựu quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau 80 năm hình thành, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chỉ rõ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân là sức mạnh to lớn, là yếu tố đặc biệt quan trọng để giành thắng lợi trước mọi kẻ thù xâm lược.

Khẳng định Hội thảo khoa học lần này là một trong những hoạt động lớn, trọng tâm trong chuỗi các hoạt động cấp Quốc gia kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Chủ tịch nước đã gợi mở và đề nghị Hội thảo tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn ý nghĩa khoa học và thực tiễn về sự kiện trọng đại này.

Trong số đó, tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an ninh.

Đây là nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, nhân tố quyết định mọi thắng lợi, bảo đảm cho lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Cùng với đó, Chủ tịch nước lưu ý hội thảo cần phân tích, luận giải, làm sâu sắc và nổi bật những đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam, phẩm chất và giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ,” qua đó đúc rút những bài học lịch sử, những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự, của văn hóa quân sự Việt Nam có thể vận dụng, phát huy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu trong thời bình của Quân đội.

Tiếp tục điều chỉnh tổ chức lực lượng hoàn thành mục tiêu xây dựng quân đội “tinh, gọn, mạnh,” tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Mặt khác, theo Chủ tịch nước, phải luận giải và khẳng định tầm quan trọng xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị là cơ sở; xây dựng Đảng bộ Quân đội thật sự trong sạch vững mạnh, mẫu mực, tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, tạo cơ sở vững chắc để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, luôn đề cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Khẳng định và làm sâu sắc hơn chức năng “đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất,” vai trò nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Thường xuyên củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa quân với dân.

Hội thảo cũng cần tiếp tục quán triệt, phân tích, luận giải sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.

Phát huy vai trò nòng cốt của Quân đội nhân dân trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc. Tổng kết những thành tựu và rút ra những bài học qua 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân; nêu cao tính chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng nhằm không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

TTXVN_1412 Chu tich nuoc Quan doi (10).jpg
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phát biểu tham luận

Báo cáo dẫn đề hội thảo, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đề nghị Hội thảo phân tích và làm rõ bối cảnh lịch sử, ý nghĩa sự ra đời; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương đối với quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng oanh liệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 80 năm qua.

Hội thảo cũng nhằm làm rõ ý nghĩa, vai trò, thành tựu của Ngày hội Quốc phòng toàn dân; xây dựng và phát huy “thế trận lòng dân,” sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ban Tổ chức cho biết đã nhận được hơn 100 báo cáo, tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương; các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng; các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội.

Các tham luận và ý kiến tại hội thảo đã tập trung luận giải từng nội dung cụ thể, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân và nền quốc phòng toàn dân.

Các đại biểu đều nhất trí khẳng định đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng oanh liệt của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; nhấn mạnh bản chất cách mạng cao đẹp, truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam; giữ vững và phát huy văn hóa, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

Các ý kiến phân tích cũng nêu bật truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 80 năm qua; những thành tựu qua 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân, của “thế trận lòng dân” và vai trò nòng cốt của Quân đội nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Các tham luận đã tập trung làm rõ những bài học lịch sử trong xây dựng Quân đội nhân dân và nền quốc phòng toàn dân có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, có thể vận dụng và phát huy trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Thành công và bài học kinh nghiệm được đúc rút có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là cơ sở, hành trang quan trọng để tiếp tục xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, tiến lên hiện đại nói riêng; xây dựng, củng cố sự nghiệp quốc phòng, an ninh nói chung, đáp ứng yêu cầu, nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phát biểu bế mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhấn mạnh các ý kiến phát biểu và tham luận có nội dung phong phú, chất lượng khoa học tốt, góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề và nội dung quan trọng, trong đó có một số khía cạnh mới về chủ đề chính của Hội thảo.

Kết quả của cuộc Hội thảo đã bổ sung, làm rõ thêm một cách khá toàn diện, sâu sắc về tầm vóc, ý nghĩa to lớn của Ngày thành lập và chặng đường vẻ vang 80 năm vững bước dưới cờ Đảng của Quân đội nhân dân Việt Nam; của Ngày hội Quốc phòng toàn dân, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân gắn với nền An ninh nhân dân vững mạnh.

ĐH (theo Vietnam+)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/xay-dung-quan-doi-nhan-dan-cach-mang-chinh-quy-tinh-nhue-400436.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước và Quốc vương Campuchia thưởng trà ở Văn Miếu

Đối ẩm trà với Quốc vương, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng thấy rằng thời gian qua quan hệ hai nước chúng ta tiếp tục phát triển ổn định; sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và...

Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chỉ ra 3 nét tương phản lớn trong một bức tranh kinh tế thế giới hiện nay: căng thẳng địa chính trị, bất ổn vĩ mô đang ảnh...

Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Vào lúc 15 giờ 45 chiều 12/11 theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima,...

Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile

Sau buổi lễ, Chủ tịch nước Lương Cường và cựu Tổng thống Michelle Bachelet đã trồng cây lưu niệm tại khu vực công viên mang tên Người, một biểu tượng nữa của tình hữu nghị gắn bó giữa hai...

Chủ tịch nước Lương Cường chuẩn bị có chuyến công du nước ngoài đầu tiên

Trong hơn 25 năm tham gia APEC (1998-2024), Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong hợp tác APEC, và luôn được đánh giá là thành viên có nhiều đóng góp tích cực, có trách nhiệm...

Cùng tác giả

Lý do Trương Ngọc Ánh ‘rời bỏ’ 2 cuộc thi hoa hậu

Ông Phạm Duy Khánh trở thành Giám đốc quốc gia, Trưởng Ban tổ chức Miss - Mister Supranational Vietnam 2025 và Miss Earth Vietnam 2025.Hiện giữ bản quyền cấp quốc gia 3 cuộc thi lớn, ông Phạm Duy Khánh...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Chí Linh siết chặt quản lý việc dựng rạp lấn chiếm lòng đường

Từ ngày 3-10/1, các lực lượng ở TP Chí Linh đồng loạt ra quân lập lại trật tự an toàn hành lang giao thông toàn thành phố.Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp với các địa phương,...

Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Với tổng mức đầu tư lên tới 211.030 tỷ đồng (tương đương 8,693 tỷ USD), quy mô Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng chỉ kém tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Những tham số chính Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) xem xét, xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện...

Các chỉ số phát triển kinh tế Việt Nam đều khởi sắc

CPI tăng 3,63% đạt mục tiêu Quốc hội đề raTheo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề...

Cùng chuyên mục

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Với tổng mức đầu tư lên tới 211.030 tỷ đồng (tương đương 8,693 tỷ USD), quy mô Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng chỉ kém tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Những tham số chính Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) xem xét, xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện...

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?Chất lượng không khí tại Hà Nội hiện đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra những cảnh báo về sức khỏe không chỉ đối với cộng đồng mà đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Các chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) gần đây đã liên tục xếp Hà Nội trong top các thành phố ô nhiễm nhất...

Kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam, biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trải qua 79 năm, Quốc hội Việt Nam luôn là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng nỗ lực thực hiện trọng trách của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và...

Chuyển biến tại những nơi sáp nhập, hợp nhất ở Hải Dương

Một số cơ quan, đơn vị sau sáp nhập, hợp nhất khác ở Hải Dương cũng đã và đang có sự chuyển biến rõ nét. Với khí thế mới, những nơi thực hiện sáp nhập, hợp nhất đang gặt...

Báo Hải Dương đoạt giải C giải báo chí Diên Hồng

Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND được triển khai hiệu quả, rộng khắp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 5/1

TRONG NƯỚCSáng 5/1, tại Bình Dương, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương. Trước...

Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để giảm biên chế

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương; Ban Công tác đại biểu; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Tòa án Nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ...

Bám sát hơi thở cuộc sống

Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025 sẽ được tổ chức vào tối nay 5/1, đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2025).Lan tỏa mạnh mẽ những quyết sách đến cử tri và nhân dânSau hơn 11 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 4.079 tác phẩm dự thi của 163...

Đội hình tuyển Việt Nam đấu Thái Lan: Tiến Linh đá chính

Vì đâu Tiến Linh được lựa chọn? Dù vẫn được thi đấu khá đều đặn, đồng thời đang là chân sút ghi nhiều bàn thắng thứ 2 cho tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024, nhưng Tiến Linh mất suất đá chính kể từ sau trận gặp Indonesia tại vòng bảng. Tuy nhiên, ở trận chung kết lượt về với Thái Lan, khả năng rất lớn chân sút người Hải Dương sẽ quay lại đội hình xuất phát và đá cặp với Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất