Powered by Techcity

Sẽ có cơ chế, chính sách vượt trội, toàn diện để phát triển Huế nhanh, bền vững

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế 

Chiều 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ đồng tình về việc này và hiến kế để phát triển thành phố Huế nhanh, bền vững. 

Tiếp thu giải trình ý kiến các ĐBQH về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, nội dung này mang tính lịch sử, khi đây là thành phố văn hóa di sản đầu tiên của Việt Nam và là thành phố di sản của thế giới, của nhân loại đã được UNESCO công nhận, vinh danh.

Sẽ có cơ chế, chính sách vượt trội, toàn diện để phát triển Huế nhanh, bền vững- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Theo Bộ trưởng, các ĐBQH đã bày tỏ ủng hộ, đồng tình, thống nhất cao việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Ý kiến của các đại biểu chất chứa những kỳ vọng, đồng thời đề xuất những nội dung để đưa Huế xứng đáng trở thành thành phố di sản văn hóa trực thuộc Trung ương và để làm sao thành phố phát triển nhanh, bền vững như mong đợi.

Theo Bộ trưởng, sau sắp xếp, thành lập, thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 4.947,11km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.236.393 người; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện (không thay đổi số lượng đơn vị hành chính cấp huyện nhưng có giảm 1 thành phố, 2 huyện và tăng 2 quận, 1 thị xã).

Có 133 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 78 xã, 48 phường, 7 thị trấn (giảm 8 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó giảm 17 xã và tăng 9 phường).

Bộ trưởng nhấn mạnh, không chỉ tập trung thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương mà còn phải gắn kết sự đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước hiện nay.

Bộ trưởng cũng tán thành cao các ý kiến góp ý về việc phải có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để Huế phát triển nhanh, bền vững.

Đặc biệt, tại kỳ họp này Chính phủ cũng trình Quốc hội 2 báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trước mắt, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục thực hiện nghị quyết này và Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sau khi sơ kết 5 năm, Bộ Chính trị sẽ có kết luận mới và các cơ quan liên quan tham mưu để Quốc hội ban hành nghị quyết mới với những cơ chế, chính sách vượt trội hơn, mạnh hơn và toàn diện hơn để bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa.

Cần kết nối du lịch giữa Huế với các địa phương và quốc gia khác trong khu vực

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị cần có hướng đi cá nhân hóa, tối ưu hóa các đặc trưng riêng trong quá trình phát triển thành phố Huế. 

Theo đại biểu, thành phố Huế mang những đặc trưng rất riêng biệt so với các địa phương, các đô thị khác trong cả nước nên để thành phố Huế trực thuộc Trung ương phát triển mạnh mẽ thì việc cá nhân hóa, tối ưu hóa các đặc trưng riêng phải được coi là trục cơ bản xuyên suốt của quá trình phát triển của thành phố Huế trực thuộc Trung ương, không cần thiết phải liệt kê đầy đủ, đồng đều các lĩnh vực phát triển khác như những đô thị khác, như các thành phố trực thuộc trung ương khác. 

“Đề án của Chính phủ đã nhấn rất mạnh vào việc tập trung trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của Quần thể di tích Cố đô Huế, gắn với phát triển du lịch và các ngành công nghiệp văn hóa phụ trợ cho phát triển du lịch là hướng đi tối ưu”, đại biểu đánh giá. 

Sẽ có cơ chế, chính sách vượt trội, toàn diện để phát triển Huế nhanh, bền vững- Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương)

Tuy vậy, đại biểu Hải Dương cho rằng cần đánh giá cho rõ hơn nữa các tác động không mong muốn, trên thực tế sẽ có mâu thuẫn trong quá trình phát triển giữa một bên là việc bảo tồn, gìn giữ tốt không gian cố đô cùng các di tích, di sản và một bên là sự phát triển đô thị hiện đại. 

Mâu thuẫn này phải được nhận diện chính xác và phải được giải quyết rất hài hòa.

Theo bà, cần chú trọng quan điểm phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế và du lịch là kinh tế mũi nhọn, thành phố Huế là đô thị di sản.

Trong đó, việc kết nối du lịch giữa thành phố Huế với các địa phương khác và các quốc gia khác trong khu vực rất cần được quan tâm, đẩy mạnh. Hiện nay, việc kết nối du lịch của chúng ta cũng chưa được như kỳ vọng. 

Ngoài ra, cũng cần tập trung nguồn lực để trùng tu, tôn tạo nhiều hạng mục, công trình trong quần thể di tích Cố đô Huế, coi đây là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế. 

Hiện nay vẫn còn rất nhiều công trình, hạng mục trong quần thể chưa được phục dựng, trùng tu, tôn tạo và điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của quần thể di tích Cố đô.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng đồng tình cho rằng, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế thể hiện sự đổi mới quan trọng về phát triển đô thị, góp phần thực hiện chủ trương phát triển đô thị theo hướng xanh, văn minh, giàu bản sắc.

Sẽ có cơ chế, chính sách vượt trội, toàn diện để phát triển Huế nhanh, bền vững- Ảnh 3.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp).

Về cơ cấu phát triển kinh tế – xã hội, Thừa Thiên Huế đã đạt tiêu chuẩn về trình độ phát triển kinh tế – xã hội áp dụng cho thành phố trực thuộc Trung ương.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng hiện nay thành phố Huế bước đầu thành lập sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là vấn đề đô thị hóa vì hiện nay mới có 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện. Do đó đại biểu đề nghị Trung ương quan tâm nhiều hơn về nguồn lực để thành phố Huế có thể vươn xa hơn về kinh tế – xã hội, nhất là đô thị đặc thù của cố đô.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/se-co-co-che-chinh-sach-vuot-troi-toan-dien-de-phat-trien-hue-nhanh-ben-vung-192241121180110347.htm

Cùng chủ đề

Cầu vượt cửa biển 2.400 tỷ đồng ở Huế sẽ hợp long trước Tết Nguyên đán 2025

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu vượt cửa Thuận An có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng. Công trình dài hơn 7,7km (gồm 2,36km chiều dài cầu qua cửa Thuận An), được khởi công tháng 3/2022. Điểm đầu tuyến tại nút giao Quốc lộ 49B – Cầu Tam Giang, xã Hải Dương và điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 49A-49B, phường Thuận An, thành phố Huế. Theo đại diện chủ đầu...

Đến cố đô Huế, khám phá phố Tây trên đường Phạm Ngũ Lão

Ngôi nhà của nhà văn còn là nơi đón tiếp nhiều đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến thưởng thức và tìm hiểu nghệ thuật ca Huế. Họ không cần mua vé; nhà văn không làm kinh...

Huế miễn phí tham quan di tích ngày Quốc khánh

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, xu hướng của du khách trong dịp lễ này là đi theo nhóm gia đình bằng phương tiện ôtô cá nhân và tàu hỏa,...

Huế lọt top những nơi cần được biết đến nhiều hơn

Huế là "viên ngọc ẩn" của châu Á, theo Yahoo FinanceHồi giữa tháng 3, tờ Yahoo Finance có bài phân tích ngắn về tình hình du lịch tại châu Á, kèm gợi ý 20 điểm đến nên được du...

Cơ chế thử nghiệm cần thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đánh giá cao dự thảo Luật đã nghiêm túc tiếp thu, chỉnh sửa nhiều nội dung theo tinh thần quy định mang tính khái quát, không đi vào chi tiết từng chính sách nhỏ, đồng thời đã thể hiện được tinh thần phân cấp, trao quyền cho Thủ đô tự quyết định các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức mang tính chất tiên tiến cho quá trình...

Cùng tác giả

Dũng sĩ lái xe Trường Sơn

Những năm tháng ở chiến trường Trường Sơn có biết bao ký ức hào hùng nhưng có lẽ ký ức không thể nào quên của cựu chiến binh Vũ Xuân Nhượng là vào mùa khô năm 1971-1972, đế quốc...

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với khách quốc tế dịp Tết dương lịch

Việt Nam đang trở thành điểm đến đón giao thừa Tết dương lịch 2025 được du khách quốc tế yêu thích với lượng tìm kiếm chỗ ở vào thời điểm này tăng 30% so với năm trước, cho thấy...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 17/12

TRONG NƯỚCNgày 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm...

‘Bán’ thông tin về vi phạm giao thông có thể được trả đến 5 triệu đồng

Thông tin được nêu trong dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau...

Trung Quốc nới visa quá cảnh lên 10 ngày

Cục Quản lý nhập cư quốc gia (NIA) thông báo thị thực quá cảnh miễn phí (visa transit) được nâng lên 240 giờ hoặc 10 ngày, trước đây là 72-144 giờ. Mục đích là thu hút ngày càng nhiều...

Cùng chuyên mục

Dũng sĩ lái xe Trường Sơn

Những năm tháng ở chiến trường Trường Sơn có biết bao ký ức hào hùng nhưng có lẽ ký ức không thể nào quên của cựu chiến binh Vũ Xuân Nhượng là vào mùa khô năm 1971-1972, đế quốc...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 17/12

TRONG NƯỚCNgày 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm...

Chỉ thị 35 quy định độ tuổi cấp uỷ viên nhiệm kỳ 2025

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Báo Hải Dương trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị số 40-CT/TW:Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, cả nước đang tập trung tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, đồng thời chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ...

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình xin nghỉ hưu trước tuổi

Tại hội nghị sáng nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã thống nhất thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện để giới thiệu ông Bùi Đức Hinh - Phó Bí thư Thường...

Không hợp nhất cơ học, hợp sức để mạnh hơn

Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về phương án hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo...

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hà Minh Thám giao lưu “Sáng mãi phẩm chất bộ đội Cụ Hồ”

Chương trình giao lưu là dịp để thế hệ hôm nay cùng nhìn lại những chặng đường vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam; tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ...

Đổi mới, đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm vì nạn nhân chất độc da cam

Đại hội đã bầu 23 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa mới. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành khóa V đã bầu đồng chí Vũ Xuân Thu, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin...

Mãn nhãn màn tổng duyệt Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Hải Dương mong muốn hợp tác với Cộng hoà Séc trên nhiều lĩnh vực

Tại buổi làm việc, đại diện VPV Group và Trung tâm Giáo dục Séc Việt cũng giới thiệu về hoạt động của đơn vị, đồng thời gợi mở cơ hội hợp tác với Hải Dương.Chiều cùng ngày, đoàn công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất