Powered by Techcity

4 doanh nghiệp Hải Dương liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia


img_5905.jpeg
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024 cho đại diện các thương hiệu. Ảnh: TTXVN

Tối 4/11, trong chương trình có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, 4 doanh nghiệp Hải Dương có lần thứ hai liên tiếp trở lên được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Những doanh nghiệp này có 7 sản phẩm được vinh danh năm 2024.

img_6640.jpeg
Các sản phẩm thạch rau câu Long Hải được khách hàng ưa chuộng

Trong đó 3 doanh nghiệp 3 lần liên tiếp được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia kể từ năm 2020. Đó là Công ty TNHH Long Hải, với các sản phẩm: thạch rau câu, nước rau câu Long Hải, thạch sữa chua Natty, thạch Caramel Lapatie, thạch rau câu uống Excite.

gom-chu-dau.jpg
Công ty CP Gốm Chu Đậu với sản phẩm gốm sứ lần thứ 3 liên tiếp được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Công ty CP Gốm Chu Đậu, với sản phẩm gốm sứ.

img_5908.jpeg
Ống thép mạ kẽm Minh Phú

Công ty CP Thép Minh Phú – Hải Dương, với sản phẩm ống thép mạ kẽm Minh Phú.

img_5907.jpeg
Túi đựng tiện dụng của An Phát Xanh

Công ty CP Nhựa An Phát Xanh với sản phẩm túi nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco lần thứ 2 liên tiếp được công nhận Thương hiệu quốc gia.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003, giao Bộ Công thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp các bộ, ngành triển khai thực hiện.

Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hoá, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 là kỳ xét chọn lần thứ 9.

Năm nay có tổng số 190 doanh nghiệp, với tổng số 359 sản phẩm được vinh danh (xem danh sách tại đây).

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược, là sứ mệnh của tất cả chúng ta với sự kiên trì, nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ; trong đó việc xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia là một trong những nội dung cốt lõi.

Đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng sự nỗ lực, cũng như những đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024, Thủ tướng cho rằng đây đều là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2023 đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước khoảng 150.000 tỷ đồng, bảo đảm công ăn, việc làm cho trên 600.000 lao động, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Điểm lại quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển của Chương trình Thương hiệu Quốc gia, Thủ tướng khẳng định, Chương trình vừa khẳng định chất lượng các sản phẩm, dịch vụ “Made in Viet Nam,” vừa khẳng định năng lực, trí tuệ, bản lĩnh, tính linh hoạt, sức sáng tạo của doanh nghiệp Việt, góp phần tạo dựng vị trí vững chắc tại thị trường trong nước và tô thắm hai chữ “Việt Nam” trên thị trường quốc tế; khẳng định sự đóng góp to lớn của doanh nghiệp Việt trong công cuộc xây dựng Thương hiệu Quốc gia.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng là xu hướng tất yếu; thế giới đang chuyển dần từ mô hình kinh tế tiêu thụ tài nguyên truyền thống sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và trách nhiệm với cộng đồng. Không nằm ngoài xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt với khả năng sáng tạo của mình có thể tận dụng cơ hội này để vươn lên, đóng vai trò tích cực trong sự chuyển dịch toàn cầu.

Do đó, các doanh nghiệp với thương hiệu quốc gia của mình không chỉ phát triển các ngành kinh doanh truyền thống, mà còn phải dồn lực để thu hút đầu tư và tạo sự bứt phá cho các ngành, lĩnh vực tiên phong; không chỉ tăng trưởng dựa vào vốn, vào khai thác tài nguyên như trước, mà phải dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; không chỉ là phát huy, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống mà còn phải phát huy được các động lực tăng trưởng mới đến từ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

“Thương hiệu không chỉ là sự khẳng định về chất lượng sản phẩm, mà còn là cam kết về phát triển bền vững để vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh,” Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý.

Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nói chung cần tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi: Chất lượng – Đổi mới – Sáng tạo – Năng lực tiên phong; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, vì lợi ích của doanh nghiệp gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước cải thiện vững chắc năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp không ngừng tập trung khai thác cơ hội từ xu hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tiên phong trong cuộc cách mạng xanh; tận dụng lợi thế uy tín thương hiệu quốc gia, đồng thời kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm với thương hiệu quốc gia Việt Nam; tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường quốc tế và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Thủ tướng, hình ảnh đẹp của mỗi thương hiệu quốc gia sẽ là hình ảnh đẹp về thương hiệu của đất nước, truyền thống, văn hóa, con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh các cam kết về giảm phát thải và chống biến đổi khí hậu, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh, sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ thân thiện với môi trường.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu không ngừng nâng cao năng lực quản trị hiện đại; áp dụng các tiêu chuẩn quản trị tiên tiến, minh bạch và lành mạnh; chú trọng đến yếu tố bền vững trong sản xuất. Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, góp phần nâng cao uy tín của thương hiệu, tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với người tiêu dùng.

Cùng với đó, không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; tăng cường chủ động hội nhập thực chất, hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; áp dụng các công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, điện toán đám mây, tự động hóa trong sản xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, chủ động tiến vào kỷ nguyên xanh; tiếp tục trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp; tuân thủ quy định pháp luật; xung kích, đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế-xã hội; có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm; tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, các doanh nghiệp phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, tay nghề giỏi, chuyên môn sâu, trình độ quốc tế và làm việc chuyên nghiệp, phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập trên các lĩnh vực; tiếp tục tăng cường kết nối mạng lưới nhân tài, trí thức người Việt ở trong và ngoài nước; chú trọng xây dựng và nâng cao văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm đầy đủ quyền lợi cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

“Doanh nghiệp phải coi trọng trí tuệ, coi trọng thời gian; tích hợp giá trị cốt lõi của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội vào chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp với công tác bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng; tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; phát huy hơn nữa tinh thần dân tộc, lòng yêu nước gắn với văn hóa doanh nghiệp, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc,” Thủ tướng lưu ý.

Nhấn mạnh, Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…”; cho biết, nước ta đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có sự phát triển của doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp tận dụng triệt để hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước, từ đó phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững.

Cho rằng, sự thành công và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp là thước đo sự thành công trong công tác điều hành, quản lý của Nhà nước, Thủ tướng cho biết, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh – coi việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương.

Nhấn mạnh, để đạt các mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, những năm tới Việt Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng hai con số, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan đầu mối chủ trì thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp; tiếp tục đề xuất, tham mưu kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi, minh bạch, có tính cạnh tranh cao trong khu vực, toàn cầu; xóa bỏ cơ chế “xin-cho,” cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; ưu tiên các ngành, lĩnh vực mới nổi, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh.

Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động phát triển, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước, gắn với việc hỗ trợ xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, ngành và quốc gia, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, doanh nghiệp và sản phẩm.

Với tinh thần trách nhiệm cao, với khí thế và niềm tin của cả nước và đội ngũ doanh nhân Việt Nam, Thủ tướng tin tưởng rằng, trong thời gian tới sẽ có thật nhiều doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia.

Thủ tướng cho rằng, thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển xanh, sáng tạo và hùng mạnh trên bản đồ thế giới, đánh dấu kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam, mà nòng cốt là các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia cần tiếp tục chung sức, đồng lòng, ra sức thi đua hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thủ tướng đề nghị, mỗi doanh nhân hãy thể hiện tinh thần đoàn kết, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, bắt kịp xu hướng, chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, đó là Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

HÀ KIÊN – Vietnam+



Nguồn: https://baohaiduong.vn/4-doanh-nghiep-hai-duong-lien-tuc-duoc-vinh-danh-thuong-hieu-quoc-gia-397264.html

Cùng chủ đề

Những thương hiệu giá trị nhất của Việt Nam được định giá bao nhiêu?

Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023.Theo đó, Việt Nam được tiếp tục đánh giá là điểm sáng trong bức...

Cùng tác giả

6 hành trình ngắm tuyết khách Việt yêu thích

Theo đại diện nhiều đơn vị lữ hành, giai đoạn cuối năm - đầu năm mới là thời điểm thích hợp cho các chuyến săn tuyết. Gu du lịch đón tuyết của người Việt hiện đổi mới, nhiều du...

Dàn nam vương thế giới đến Việt Nam dự thi Mr World 2024

Để đón tiếp thí sinh, ban tổ chức Mr World Vietnam đã chuẩn bị túi quà đan thủ công đậm chất Việt bên trong có khăn rằn, càphê, bánh mỳ, trái cây, bánh, nước suối khăn ướt và cả...

Đề xuất cấp chứng chỉ giấy phép lái xe cho người từ 16-18 tuổi

Tại hội thảo An toàn giao thông xe máy ngày 4/11, TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho biết đến tháng 9, cả nước đã có 77 triệu xe máy...

Cẩm Giàng, Gia Lộc, Nam Sách và Kim Thành khắc phục tiêu chí về môi trường

Trong số 4 huyện phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2025, huyện Gia Lộc đang gặp nhiều khó khăn nhất khi mới đạt được 2/8 chỉ tiêu, tiêu chí về môi trường và chất lượng...

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Mẫu mã sản phẩm vẫn theo “lối mòn” Phát biểu tại Hội thảo “Tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ tăng sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu”, TS. Đỗ Như Chinh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam – cho hay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mỗi năm đạt gần 2 tỷ USD. Con...

Cùng chuyên mục

Đề xuất cấp chứng chỉ giấy phép lái xe cho người từ 16-18 tuổi

Tại hội thảo An toàn giao thông xe máy ngày 4/11, TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho biết đến tháng 9, cả nước đã có 77 triệu xe máy...

Cẩm Giàng, Gia Lộc, Nam Sách và Kim Thành khắc phục tiêu chí về môi trường

Trong số 4 huyện phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2025, huyện Gia Lộc đang gặp nhiều khó khăn nhất khi mới đạt được 2/8 chỉ tiêu, tiêu chí về môi trường và chất lượng...

Giữ nghề đan lát ở Đan Giáp

Giữ nghề đan lát ở Đan Giáp Nguồn: https://baohaiduong.vn/giu-nghe-dan-lat-o-dan-giap-397153.html

Đường tuần hoàn của… rơm

Hải Dương từng là một trong những "điểm nóng" về tình trạng đốt rơm rạ dư thừa sau mỗi vụ thu hoạch lúa vừa lãng phí, vừa ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ người dân. Hiện nay, phần nhiều rơm, rạ trong tỉnh được tái sử dụng để phục vụ sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, xanh, bền vững.Nội dung: TIẾN MẠNHTrình bày: TUẤN ANH Nguồn: https://baohaiduong.vn/duong-tuan-hoan-cua-rom-397265.html

‘Doanh nghiệp tư nhân cần cơ chế chứ không phải tiền’

Tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội chiều 4/11, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bày tỏ lo ngại trước tốc độ tăng vốn của đầu tư...

Hải Dương xem xét thu hồi đất các dự án không bảo đảm yêu cầu

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở có liên quan phối hợp Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh hướng dẫn chủ đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoàn thiện hệ...

Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam

Trước việc dư luận quan tâm về công tác quản lý thuế đối với một số sàn thương mại điện tử (TMĐT) có tính chất xuyên biên giới mới xuất hiện và đang được quảng cáo trên các nền...

Thực hiện sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại 184 đường ngang có người gác

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại 184 đường ngang có người gác theo Kế hoạch lập lại...

Giá vàng nhẫn, vàng miếng SJC tiếp tục giảm mạnh

Cụ thể, tại thời điểm 9 giờ, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) công bố giá vàng miếng SJC ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 500.000 đồng/lượng ở cả...

Số vụ vi phạm tốc độ ở Thanh Miện tăng cao

Thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, từ ngày 1-31/10, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự, Công an huyện Thanh Miện đã xử phạt 245 trường hợp vi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất