Powered by Techcity

Vì sao đường sắt tốc độ cao không kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau?


duong-sat-toc-do-cao.jpg
Dự kiến hướng tuyến và 23 ga hành khách của đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Theo tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam gửi Quốc hội, tuyến đường đi qua 20 tỉnh thành từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh với chiều dài 1.541 km, có 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Sau khi phương án hướng tuyến được công bố, nhiều ý kiến đề xuất nối thông tuyến đường sắt tốc độ cao từ Lạng Sơn đến Cà Mau để phục vụ đông đảo người dân trên trục Bắc Nam, phát triển kinh tế xã hội.

Lý giải phương án hướng tuyến qua 20 tỉnh thành, đại diện liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH cho biết đường sắt tốc độ cao là loại hình giao thông vận tải khối lượng lớn, thiết kế tốc độ cao và chi phí lớn. Việc xây dựng tuyến phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật và quy hoạch.

Quy hoạch mạng lưới đường sắt được Thủ tướng phê duyệt năm 2021 xác định tuyến đường sắt chạy dọc từ Lạng Sơn tới Cần Thơ. Loại hình được lựa chọn phù hợp với nhu cầu của hành khách và vận chuyển hàng hóa. Cụ thể, đoạn Lạng Sơn – Hà Nội (đã có) và TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ sẽ là đường sắt cấp 1, khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, đường đôi. Đoạn Hà Nội – TP Hồ Chí Minh là đường sắt tốc độ cao và đường sắt quốc gia.

Quy hoạch đường sắt đồng bộ với quy hoạch đường bộ, hàng không, đường thủy, hàng hải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, phát huy thế mạnh mỗi loại hình. Phía Nam có hệ thống sông, kênh, rạch phát triển nên vận tải thủy sẽ có lợi thế hơn so với đường sắt. Khu vực này đang triển khai cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam, sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.

Theo đại diện Liên danh tư vấn, tuyến đường sắt tốc độ cao sở dĩ không kéo dài đến vùng đông bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh do được thiết kế có tốc độ khai thác lớn, từ 250 km/h trở lên, phù hợp với nhu cầu đi lại ở cự ly dài. Người dân Hải Phòng và Quảng Ninh có nhu cầu đi lại với Thủ đô rất lớn, song cự ly chỉ dưới 200 km. Với quãng đường này, đường bộ, đường sắt liên vùng và đường sắt ngoại ô sẽ chiếm ưu thế hơn đường sắt tốc độ cao.

Quy hoạch đến năm 2030 ngành giao thông sẽ xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) và đến 2050 sẽ xây dựng tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh. Các tuyến liên vùng này sẽ kết nối với đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tại Hà Nội hoặc Nam Định, phục vụ nhu cầu của người dân vùng đông bắc đi phía nam trên đường sắt tốc độ cao.

Trước một số ý kiến lo ngại vị trí các nhà ga tuyến đường sắt tốc độ cao xa trung tâm đô thị, gây khó khăn cho người dân di chuyển, đại diện Liên danh tư vấn cho biết các ga đường sắt tốc độ cao được ưu tiên chọn gần nhất trung tâm thành phố hiện hữu và có xem xét tới yếu tố phát triển không gian, đô thị mới để phát triển mô hình giao thông công cộng (TOD).

Tuy nhiên, một số ga được đặt theo quy hoạch phát triển thành phố mới, xa so với thành phố hiện hữu nên việc kết nối ga đường sắt tốc độ cao với trung tâm thành phố sẽ sử dụng các phương thức gồm đường bộ và đường sắt đô thị do địa phương xây dựng theo quy hoạch.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt đến năm 2030, ngoài các tuyến đường sắt quốc gia hiện nay, sẽ có thêm 9 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài 2.362 km gồm: Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân; vành đai phía Đông Hà Nội từ Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng; Hà Nội – Hải Phòng; Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ; tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu; tuyến TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cái Răng khoảng 174 km; TP Hồ Chí Minh – Lộc Ninh; tuyến Thủ Thiêm – Long Thành.

Mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050 được quy hoạch 25 tuyến với chiều dài 6.354 km, trong đó có các tuyến mới như: Đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hạ Long – Móng Cái; Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái; Mỹ Thủy – Đông Hà – Lao Bảo (kết nối với Lào); TP Hồ Chí Minh – Tây Ninh; đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đăk Lăk – Đăk Nông – Bình Phước (Chơn Thành); tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt phục vụ du lịch.

T.H (theo VnExpress)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/vi-sao-duong-sat-toc-do-cao-khong-keo-dai-tu-lang-son-den-ca-mau-396653.html

Cùng chủ đề

Quốc hội chốt đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, phấn đấu hoàn thành năm 2035

Chính phủ chọn doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệTheo nghị quyết, tổ chức cá nhân chủ trì hoạt động khoa học công nghệ phục vụ dự án được quyết định việc đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu,...

Vì sao các nhà ga đường sắt tốc độ cao nằm xa trung tâm?

Tàu dừng 2 phút tại mỗi gaCó đại biểu cho rằng với 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa, tính mỗi ga dừng 5 phút thì việc di chuyển từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh...

Đường sắt tốc độ cao đi qua Nam Định lợi 400 triệu USD trong 30 năm

Nhìn nhận về ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển các cảng hàng không trong tương lai, Bộ Giao thông vận tải cho biết chi phí cất hạ cánh chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành chi phí...

Cần chính sách vượt trội trong đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần có những chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện dự án, tuy nhiên, để đảm bảo khả thi và tăng tính thuyết phục, đề nghị Chính phủ rà...

Cùng tác giả

Đại học đầu tiên mở cổng đăng ký thi đánh giá năm 2025

Theo thông báo của Đại học Bách khoa Hà Nội, từ ngày 1 – 6/12, thí sinh có nguyện vọng thi đánh giá tư duy (TSA) đăng ký tại địa chỉ: https://tsa.hust.edu.vn/. Lệ phí thi 500.000 đồng/lần. Nhà trường lưu ý thí sinh sử dụng trình duyệt Chrome của Google khi thao tác, để quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi. Các thí sinh đăng ký đợt này sẽ thi vào ngày 18-19/1/2025. Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội...

28 xã, phường, thị trấn mới ở Hải Dương đi vào hoạt động từ hôm nay

Ngay trong ngày 1/12, kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã phải được gửi đến thường trực HĐND cấp huyện phê chuẩn; kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã phải được gửi đến chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn.Hiện công tác chuẩn bị kỳ họp tại các địa phương đã cơ bản hoàn tất, các địa phương sẽ được bàn giao con dấu của đơn vị hành chính mới trước...

Huyện có nhiều tiến sĩ Nho học nhất cả nước lan tỏa phong trào khuyến học

Xác định khuyến học khuyến tài là hoạt động thường xuyên, liên tục, trong những năm qua, Hội Khuyến học huyện Nam Sách (Hải Dương) đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Hiện nay, mạng lưới của hội đã phủ khắp các xã, thị trấn,...

Cùng chuyên mục

Khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện năm 2024 cao nhất 1.110 đồng mỗi kWh

Theo đó, khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện năm 2024 được xác định là từ 0 - 1.110 đồng/kWh, chưa bao gồm các khoản thuế và phí liên quan như thuế tài nguyên nước, phí dịch...

Nhiều người Hà Nội đặt mua mẻ rươi to nhất từ đầu vụ ở Hải Dương

Một số nông dân cho biết qua mạng xã hội, có ngày họ bán được từ vài chục kg đến hàng tạ rươi. Nước rươi này, bà con bán rươi tại ruộng với giá từ 280.000-300.000 đồng/kg. Khách đặt...

Lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng của Hải Dương giảm kể từ đầu năm

Theo Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của Hải Dương giảm 0,75% so với tháng 10. Đây là lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng của Hải Dương giảm kể từ đầu...

Việt Nam khởi động lại điện hạt nhân Ninh Thuận

Nội dung trên nêu tại Nghị quyết kỳ họp thứ 8, được Quốc hội thông qua chiều 30/11.Theo đó, Chính phủ được giao bố trí nguồn lực thực hiện việc khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh...

Quốc hội thông qua Luật Điện lực

Chiều 30/11, với hơn 91,6% đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 chương với 130 điều, quy định về quy hoạch phát...

Quốc hội chốt đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, phấn đấu hoàn thành năm 2035

Chính phủ chọn doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệTheo nghị quyết, tổ chức cá nhân chủ trì hoạt động khoa học công nghệ phục vụ dự án được quyết định việc đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu,...

Thanh Miện giảm cả 3 tiêu chí tai nạn giao thông

Theo Đội Cảnh sát giao thông, trật tự, Công an huyện Thanh Miện, từ đầu năm đến ngày 29/11, trên địa bàn huyện xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông làm 5 người chết và 12 người bị...

Kim Thành bổ sung hơn 69 tỷ đồng vốn đầu tư công để thực hiện các công trình, dự án

Trong đó, cấp huyện phân bổ 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo 5 chợ thuộc các xã Cộng Hòa, Kim Liên, Kim Anh, Ngũ Phúc và Phúc Thành; phân bổ 52 tỷ 540 triệu đồng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất