Powered by Techcity

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô.

Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị)

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 1

Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với di sản kiến trúc cổ truyền, di sản kiến trúc cận – hiện đại cũng đóng góp nhiều công trình góp phần tạo dựng bản sắc của các đô thị lịch sử của Việt Nam (Ảnh: Tuấn Huy).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 2

Thủ đô Hà Nội đang giữ gìn được các công trình di sản mang giá trị lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ, đồng thời đã phát triển song song các công trình mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển xứng với tầm vóc là Thủ đô của đất nước.

Trong ảnh là toàn cảnh Quảng trường Ba Đình lịch sử với sự phát triển mở rộng của các công trình mới hiện đại cả trong nội đô và hai bên bờ sông Hồng (Ảnh: Hoàng Phong).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 3

Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được gìn giữ, bảo tồn nguyên trạng sau gần 1.000 năm tuổi (xây dựng trong giai đoạn 1070-1076) (Ảnh: Hoàng Phong).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 4

Hồ Hoàn Kiếm – trái tim của Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được mảng xanh vốn có (Ảnh: Hoàng Phong).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 5

Nhà Hát lớn Hà Nội, một trong các di sản về kiến trúc xây dựng từ thời Pháp thuộc, có niên đại trên dưới 100 năm, gắn liền với các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của thành phố như Cách mạng Tháng Tám (Ảnh: Tiến Tuấn).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 6

Hồ Tây được quy hoạch, cảnh quan không thay đổi nhiều so với những năm trước đây, các công trình và nhà cao tầng chủ yếu quy hoạch ở hướng Tây và Tây Nam của Hà Nội.

Thủ đô đã và đang bảo tồn được các cấu trúc ô phố, tuyến phố; bảo tồn các quảng trường, công viên, hồ nước; bảo tồn cấu trúc cây xanh đô thị… (Ảnh: Lê Hoàng Vũ).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 7

Song song với việc bảo tồn các giá trị di sản, đô thị hóa nhanh chóng đã mang lại cho Thủ đô Hà Nội một “tấm áo mới” hiện đại, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân.

Đường vành đai 3 với tuyến cao tốc trên cao vừa phục vụ giao thông nội đô vừa phục vụ giao thông liên vùng. Có 7 tuyến cao tốc kết nối 4 hành lang kinh tế Bắc Bộ đều lấy Hà Nội làm tâm, hướng vào vành đai 3 (Ảnh: Hữu Nghị).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 8

Cung thiếu nhi mới của Hà Nội được xây dựng trên khu đất gần 40.000m2 tại công viên hồ điều hòa CV1 và khánh thành cuối tháng 9 vừa qua. Cung Thiếu nhi gồm hai khối nhà, trong đó khối nhà A có nhà hát, rạp phim, câu lạc bộ nghệ thuật. Khối nhà B có thư viện, tháp thiên văn, nhà thi đấu, bể bơi… (Ảnh: Hữu Nghị).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 9

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là một trong sáu bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đứng đầu hệ thống các bảo tàng trong quân đội. Bảo tàng mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Công trình có diện tích 38,6ha, tại địa chỉ: Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long (Phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Dự kiến sẽ mở cửa vào tháng 11 và miễn phí vé trong 2 tháng đầu Ảnh: Mạnh Quân).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 10

Tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội dài 12,5km, có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Trong đó đoạn trên cao Nhổn – Cầu Giấy dài 8,5km được vận hành chính thức từ đầu tháng 8 và đoạn đi ngầm tiếp tục thi công (Ảnh: Hữu Nghị).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 11
Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 12

Metro Nhổn – ga Hà Nội có 10 đoàn tàu, vận tốc tối đa 80 km/h, vận tốc khai thác trung bình 35 km/h. Mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở 236 hành khách, mỗi chuyến chở khoảng 950 khách. 353 lái tàu và toàn bộ nhân sự trực tiếp điều hành tuyến đã được đào tạo dưới sự hỗ trợ của nhà thầu và tư vấn (Ảnh: Hữu Nghị).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 13

 Trước đó, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được đưa vào khai thác thương mại từ tháng 1/2022 do Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vận hành. Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam, có chiều dài 13,05km, với 12 nhà ga trên tuyến (Ảnh: Mạnh Quân).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 14

Đại lộ Thăng Long dài gần 30km, rộng 140m, là tuyến thuộc cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên, nối Hà Nội với các quận huyện phía tây và Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Ảnh: Hữu Nghị).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 15

Đại lộ Thăng Long hiện có hệ thực vật dày đặc, đa tầng. Toàn tuyến có trên 45.000 cây xanh, được trồng nhiều tầng.

Ảnh chụp tại hầm chui thuộc điểm đầu đại lộ, cây cúc tần Ấn Độ phủ xanh kín hai bờ tường (Ảnh: Hữu Nghị)

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 16

Quận Cầu Giấy tập trung nhiều trụ sở công ty công nghệ, trường học, cơ sở kinh doanh… với mật độ dân số đông đúc. Điểm nhấn tại khu vực này là khu phố công nghệ Duy Tân và tòa nhà Landmark 72 (cao nhất Hà Nội) nằm trên đường Phạm Hùng (Ảnh: Lê Hoàng Vũ).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 17

Đến nay, nhiều dự án quy mô lớn đã được đầu tư xây dựng. Những công trình này không chỉ tạo nên những tuyến phố cảnh quan kiến trúc hiện đại, điểm nhấn đô thị, mà còn trở thành động lực tăng trưởng kinh tế cho thành phố, xứng với vị thế là Thủ đô, trung tâm chính trị hành chính quốc gia (Ảnh: Minh Hiển).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 18

Trung tâm Hội nghị Quốc gia (NCC) là trung tâm hội nghị hàng đầu, lớn nhất tại Việt Nam. Có tổng diện tích 44ha, bao gồm những hạng mục: Tòa nhà chính, khuôn viên cây xanh, quảng trường nước, khu vực đỗ xe ngoài trời, khu để xe ngầm, sân bay trực thăng và nhiều hạng mục phụ trợ khác.

NCC đạt tiêu chuẩn quốc tế và là địa điểm lý tưởng có thể tổ chức các sự kiện hay hội nghị lớn trong và ngoài nước với sự tham gia của hàng nghìn khách (Ảnh: Hữu Nghị).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 19

Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình với điểm nhấn trung tâm là sân vận động hơn 40.000 chỗ ngồi, khánh thành năm 2003.

Đây là sân vận động có sức chứa lớn nhất trong cả nước. Sân được xây dựng với chi phí khoảng 53 triệu USD. Mái che cong bao phủ các khán đài ở phía đông và phía tây của sân vận động, che phủ cho một nửa số ghế. Bên cạnh sân vận động có hai sân tập bóng đá, cung cấp cơ sở vật chất tập luyện cho các đội bóng (Ảnh: Hữu Nghị).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 20

Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam bắc qua sông Hồng được khánh thành năm 2015. Cây cầu và đường dẫn có tổng chiều dài 8,93km. Phần cầu chính rộng 33,2m với 8 làn xe chạy.

Kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi. Cầu Nhật Tân là mảnh ghép quan trọng của tuyến vành đai 2 và rút ngắn khoảng cách từ trung tâm thủ đô đến sân bay quốc tế Nội Bài (Ảnh: Lê Hoàng Vũ).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 21

Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (CT.04) dài 105km, được coi là tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp. CT.04 là tuyến đường đóng vai trò kết nối Hà Nội với các cực tăng trưởng của vùng như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương… Tốc độ tối đa cho phép trên tuyến là 120km/h (Ảnh: Hữu Nghị).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 22

Nút giao Cổ Linh kết nối nhiều trục giao thông quan trọng phía đông thành phố, là điểm giao của các đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 1, đường Cổ Linh, cầu Thanh Trì (Ảnh: Hữu Nghị).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 23

Đường Võ Nguyên Giáp dài 12km nối cầu Nhật Tân với sân bay Nội Bài. Tuyến đường được đầu tư hơn 6.700 tỉ đồng, là “con đường ngoại giao” khi thường xuyên có các đoàn khách quốc tế đi từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội. Điểm đặc biệt của con đường này là mặt cắt ngang rộng 80-100m, cùng dải phân cách giữa được phủ kín 5 tầng cây xanh (Ảnh: Hữu Nghị).

Hà Nội - đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm - 24

Toàn cảnh TP Hà Nội nhìn từ hướng Tây vào trung tâm (Ảnh: Minh Hiển).

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-do-thi-hien-dai-giua-long-di-san-nghin-nam-20241009042542891.htm

Cùng chủ đề

70 năm Ngày giải phóng Thủ đô: Đi tìm dấu tích 5 cửa ô lịch sử của Hà Nội

  Cửa ô là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc đô thị Hà Nội, có từ thời còn là kinh thành Thăng Long và không có ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước. Theo các tài liệu sử lược, tên gọi “cửa ô” xuất hiện vào năm 1749, sau khi chúa Trịnh Doanh cho đắp lại vòng tường thành bằng đất dài 16km trên nền cốt tường lũy thời Mạc, bao bọc khu Hoàng Thành Thăng...

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập rồi lại chia tách?

1. Tỉnh Nghĩa Bình được chia tách thành 2 tỉnh nào? Quảng Ngãi – Bình Định ...

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

“Tiết mục đầu tiên chúng tôi ra mắt nhân dân Thủ đô Hà Nội ở Nhà hát lớn thành phố là màn đồng ca trên 50 người với bài hát “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận”, Thượng tá Trần Thị Ngà (cựu diễn viên Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị) hồi tưởng lại. Mắt ánh lên niềm vui, bà ngân nga câu hát “Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui…”. Trong ngày lịch...

Hà Nội và những cây cầu

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên...

Hà Nội đã sơ tán gần 74.000 dân, hạ mức cảnh báo lũ trên sông Hồng

Sáng 13/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) Hà Nội đã có lệnh rút báo động 2 trên sông Hồng tại địa phận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm. Nước trên sông Hồng đang rút dần (Ảnh: Tiến Tuấn). Căn cứ mực nước thực đo, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Hà Nội cũng lệnh rút báo động lũ cấp...

Cùng tác giả

Khách quốc tế không cần hộ chiếu khi rời Thái Lan từ đầu tháng 12

Theo Giám đốc Cảng vụ Hàng không quốc gia Kirati Kitmanawat, Thái Lan áp dụng hệ thống sinh trắc học nhận dạng khuôn mặt với khách quốc tế khi xuất cảnh từ 1/12 và với người dân từ 1/11....

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 2/11

TRONG NƯỚCChiều 2/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân...

Hải Dương hoan nghênh Tập đoàn Mona Lisa (Trung Quốc) đến đầu tư

Trước đó, đồng chí Lê Văn Hiệu và đoàn công tác của tỉnh đã tham gia trồng rừng hữu nghị tại Công viên Sức sống Tân Cảng tại TP Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.Phượng vĩ là loại...

Trung Quốc mở rộng chương trình miễn thị thực 15 ngày cho du khách quốc tế

Trung Quốc ngày 1/11 đã công bố mở rộng chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn cho du khách quốc tế.Chính sách này bắt đầu áp dụng từ ngày 8/11 tới và kéo dài đến hết năm...

Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai- Quảng Ninh gần 184 nghìn tỷ đồng

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Theo quy hoạch, tuyến đường sắt có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai, điểm cuối ga Cái Lân thuộc TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chiều dài toàn tuyến 447,66 km, đi qua 10 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 2/11

TRONG NƯỚCChiều 2/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân...

Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai- Quảng Ninh gần 184 nghìn tỷ đồng

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Theo quy hoạch, tuyến đường sắt có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai, điểm cuối ga Cái Lân thuộc TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chiều dài toàn tuyến 447,66 km, đi qua 10 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên...

‘Cháu 1 tuổi mất mẹ, 2 tuổi mất cha, cám ơn Tiếp sức đến trường đã nhớ đến cháu tôi’

Tân sinh viên hào hứng đến sớm dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường – Ảnh: ĐẬU DUNG 132 tân sinh viên đến từ 19 tỉnh, thành Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc.  Dù 15h, lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường mới chính thức...

Giám đốc Công an tỉnh Sơn La làm Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Ngày 2/11, Bộ Công an tổ chức lễ công bố quyết định về công tác cán bộ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Dự buổi lễ có ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương; Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Phó tư lệnh, Phó chính ủy Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động… Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân. Tại buổi lễ,...

Tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, người trẻ tự hào vì nghìn năm giữ nước

Toàn cảnh Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trong ngày thứ 2 đón khách tham quan – Ảnh: HỒNG QUANG Hôm nay (2-11) là ngày thứ hai Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan. Do trùng vào ngày cuối tuần nên dòng người đổ về nơi này đông đúc từ sáng. Đi từ rạng sáng, vượt hàng trăm km tới thủ đô Gần 7h, nhiều người trẻ từ các tỉnh, thành phố như...

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu chuyên mục

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình trân trọng tri ân sự tạo điều kiện của các ban, bộ, ngành, cơ quan chủ quản và đặc biệt là tin yêu của các thế hệ độc giả.Tạp chí...

Lịch thi đánh giá tư duy năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội vừa thông tin mới nhất về kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2025. Theo đó kỳ thi TSA dự kiến tổ chức trong 3 đợt thi vào các ngày cuối tuần, mỗi đợt sẽ có từ 3 – 4 kíp thi tại 30 điểm thi. Ngoài các điểm thi trước đây, nhà trường sẽ mở thêm điểm thi mới để hỗ trợ các em học sinh ở các tỉnh vùng Tây Bắc...

Nam Sách điều động, bổ nhiệm cán bộ chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới

Đồng chí Nguyễn Huy Chính, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phú Điền được điều động đến công tác tại Đảng bộ xã Đồng Lạc, chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ...

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm 3 nước Trung Đông

Tối 1/11, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính...

Đoàn công tác tỉnh Hải Dương khảo sát các mô hình kinh tế, giáo dục tại TP Phật Sơn (Trung Quốc)

Khảo sát tại Trường Cao đẳng Khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ Phật Sơn, Lãnh đạo Tỉnh Hải Dương và các thành viên trong đoàn trao đổi, làm rõ thêm một số nội dung về cơ chế đầu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất