Powered by Techcity

Áp lực “xanh hóa” của doanh nghiệp sản xuất

Sản xuất bao bì màng mỏng chất lượng cao ở Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (An Phát Bioplastics), huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. (Ảnh TUỆ NGHI)

Với các tiêu chuẩn xanh mới, yêu cầu về công nghệ sản xuất, kiểm soát chuỗi cung ứng và năng lực quản trị sẽ ngày càng khắt khe, tạo áp lực lớn lên doanh nghiệp. Khả năng chuyển đổi công nghệ, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, nâng cao kỹ năng cho người lao động cũng như đáp ứng các yêu cầu về báo cáo, khai báo sẽ là những yếu tố quyết định thành công.

Thách thức tạo cơ hội

Sau một năm 2023 đầy khó khăn, xuất khẩu da giày nửa đầu năm 2024 đã khởi sắc với kim ngạch đạt hơn 6,5 tỷ USD, tăng 5,7% so cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso) dự báo, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm nay sẽ đạt khoảng 26-27 tỷ USD, là mức tăng khá so với con số hơn 24 tỷ USD của năm 2023. Nhưng theo Phó Chủ tịch Lefaso Phan Thị Thanh Xuân, ngành da giày vẫn phải đối mặt nhiều thách thức, căng thẳng nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.

Bên cạnh đó, các quốc gia nhập khẩu giày dép lớn đang áp đặt nhiều yêu cầu mới cho sản phẩm nhập khẩu liên quan đến trách nhiệm về xã hội và môi trường, ảnh hưởng mạnh đến ngành da giày Việt Nam. Ðơn cử, từ tháng 3/2024, thị trường EU đã bắt đầu đưa ra các yêu cầu mới như thiết kế sinh thái, chuẩn mực về bền vững hay minh bạch trong chuỗi cung ứng,…

EU là một trong các thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kim ngạch ngày càng lớn dưới tác động lan tỏa của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Từ ngày 15/1/2020, khu vực này bắt đầu triển khai Thỏa thuận Xanh châu Âu (The European Green Deal – EGD), chương trình tổng thể và dài hạn nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu.

Theo nguyên tắc, Thỏa thuận Xanh ban đầu được thiết kế để điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong phạm vi của EU. Nhưng trong nhiều trường hợp, các quy định của thỏa thuận này cũng có thể áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc từ bên ngoài EU, nhất là những hàng hóa được tiêu thụ, lưu thông tại thị trường chung.

Vì vậy, Thỏa thuận Xanh không chỉ giới hạn trong EU mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác, nhất là những nước có quan hệ thương mại lớn với EU như Việt Nam. Ðiều này có nghĩa, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu mới do Thỏa thuận Xanh đặt ra. Thực tế sau 4 năm thực hiện Thỏa thuận Xanh, EU đã ban hành nhiều chính sách tác động trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu.

Có thể kể đến Chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn” (F2F) và Kế hoạch hành động Kinh tế tuần hoàn mới (CEAP), tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất chế biến. Ngoài ra, các chính sách về đa dạng sinh học, Cơ chế điều chỉnh các-bon tại biên giới (CBAM) cũng đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt đối với hàng nhập khẩu.

Theo đó, từ nay đến năm 2030, CBAM sẽ đánh thuế đối với các mặt hàng sắt thép, nhôm, xi-măng, phân bón, hydro nếu không đạt được mức phát thải phù hợp và tương lai có thể mở rộng thêm với hàng thủy sản, dệt may, da giày,…

Chuẩn bị và hành động sớm

Ðánh giá của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, ngành thép trong nước có đặc thù phát thải ở mức rất cao, mỗi năm thải ra tương đương 3,5 tỷ tấn khí thải các-bon, chiếm khoảng 7-9% tổng lượng phát thải quốc gia và 45% lượng phát thải công nghiệp.

Do đó, tác động của CBAM đối với hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam sang EU không nhỏ, buộc doanh nghiệp ngành thép phải sớm thay đổi nhận thức, chuẩn bị nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ, kỹ thuật,… từng bước chuyển đổi sản xuất theo hướng phát thải các-bon thấp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất bền vững nếu muốn tiếp tục hợp tác với thị trường này.

Tuy nhiên, trước áp lực “xanh hóa” của nền công nghiệp toàn cầu, Chủ tịch VSA Nghiêm Xuân Ða lại nhìn thấy cơ hội “lột xác” cho ngành thép theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững. Bởi theo các chuyên gia, ngành thép còn nhiều tiềm năng để giảm phát thải thông qua áp dụng công nghệ mới như sử dụng năng lượng hydro, lò nung điện tái tạo, công nghệ thu giữ các-bon,… Ðây chính là mục tiêu ngành thép đặt ra từ nhiều năm nay, nhưng các doanh nghiệp vẫn “lười” chuyển động do chưa phải hứng chịu sức ép.

Mặc dù các chính sách “xanh” đang đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp trong ngắn hạn, nhưng chuyển đổi xanh cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Ðơn cử, các tiêu chuẩn xanh của EU rất khắt khe, nhưng nếu chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể đáp ứng. EU thường công bố dự thảo chính sách và công khai lấy ý kiến đóng góp từ rất sớm, giúp doanh nghiệp có thời gian thích ứng.

Hơn nữa, lộ trình triển khai các chính sách này cũng thường diễn ra từ từ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện từng bước. Không những vậy, nhiều tiêu chuẩn xanh chỉ yêu cầu doanh nghiệp thay đổi một số quy trình làm việc hoặc cách thức khai báo thông tin, chứ không nhất thiết đòi hỏi đầu tư quá lớn. Thậm chí, một số tiêu chuẩn mới của EU từng là những tiêu chuẩn tự nguyện mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Quan trọng hơn, bằng cách chủ động thích ứng với chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ có ưu thế tiếp cận thị trường sản phẩm xanh đầy tiềm năng khi nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu ngày càng hướng tới các sản phẩm bền vững.

Các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, tổ chức có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thích ứng xanh của doanh nghiệp thông qua cung cấp thông tin kịp thời, chuẩn xác và chi tiết về các tiêu chuẩn xanh; tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện; phối hợp với các thị trường xuất khẩu nhằm trao đổi về cách thức thực thi phù hợp cũng như chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Cần tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về công nghiệp xanh, để doanh nghiệp và người dân thấy rõ phát triển công nghiệp xanh là xu hướng tất yếu, đem lại nhiều lợi ích như bảo vệ tài nguyên môi trường, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và nâng cao chất lượng môi trường sản xuất, kinh doanh cũng như sức khỏe người lao động…

Trịnh Quốc Vũ, Phó vụ trưởng Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương)

Cùng chủ đề

Việt Nam là 1 trong 30 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất thế giới

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn cầu đạt 23,8 nghìn tỷ USD, giảm 5% so với năm trước.Nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc với kim ngạch 3,4 nghìn tỷ USD trong...

Thủ tướng đề nghị Việt Nam-Dominicana tăng hợp tác trên 6 lĩnh vực ưu tiên

Tượng đài Giáo sư Juan Bosch được đặt trang trọng tại Công viên Hòa Bình, Thủ đô Hà Nội và Tượng đài vinh danh Lãnh tụ Hồ Chí Minh được đặt tại một công viên ở thủ đô Santo...

Kéo dài thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi casino

Cả nước có 2 dự án casino tại Phú Quốc và Vân Đồn được Bộ Chính trị đồng ý thí điểm cho người Việt vào chơi từ năm 2016. Song, hiện mới có Casino Phú Quốc hoạt động từ...

Tỉnh nào nhỏ nhất Việt Nam?

1. Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam? Hà Nam 0% ...

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Pháp

Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, trong đó khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn hợp tác chính trị trước...

Cùng tác giả

Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Để làm được điều đó, đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh cần có nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, phát triển các không gian diễn xướng, mở rộng môi trường thực hành di sản để các nghệ nhân và người yêu thích Dân ca Quan họ có cơ hội thể hiện và phát triển tài năng. Đặc biệt, tỉnh khuyến khích và trân trọng những thể nghiệm mới, các sáng tạo nghệ thuật mang âm hưởng dân ca...

Gói thầu xây lắp chính trong dự án nút giao liên thông

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 9 thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Đầu tư xây...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 23/11

TRONG NƯỚCTrưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Kuala Lumpur, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11. Sáng cùng ngày,...

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh Huế là Di sản tư liệu thế giới

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, để tiến hành các thủ tục triển khai Dự án tu bổ, phục hồi điện Thái Hòa và tu bổ, phục hồi điện Cần Chánh, tỉnh...

CBCNV Tập đoàn Hòa Phát trao trực tiếp 1.194 suất quà tới đồng bào tỉnh Cao Bằng

Nối tiếp chuyến thiện nguyện tại Lào Cai, trong hai ngày 21 và 22/11/2024, những bước chân thiện nguyện của CBCNV Hòa Phát đã có mặt tại tỉnh Cao Bằng tới các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thạch An, Hòa An, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Hà Quảng và TP. Cao Bằng trao 1.194 suất quà tới tận tay đồng bào có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi). Mỗi suất quà trị giá 1...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 23/11

TRONG NƯỚCTrưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Kuala Lumpur, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11. Sáng cùng ngày,...

CBCNV Tập đoàn Hòa Phát trao trực tiếp 1.194 suất quà tới đồng bào tỉnh Cao Bằng

Nối tiếp chuyến thiện nguyện tại Lào Cai, trong hai ngày 21 và 22/11/2024, những bước chân thiện nguyện của CBCNV Hòa Phát đã có mặt tại tỉnh Cao Bằng tới các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thạch An, Hòa An, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Hà Quảng và TP. Cao Bằng trao 1.194 suất quà tới tận tay đồng bào có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi). Mỗi suất quà trị giá 1...

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước,...

Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư...

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lý do phải tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (23/11/2024) ghi nhận các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, cùng về giá 62.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội là những tỉnh, thành phố vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực...

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Ngày 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý...

Hải Dương kiện toàn cán bộ gắn với chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng bộ cấp xã sau sáp nhập

Huyện Ninh Giang cũng đang khẩn trương chuẩn bị để sáp nhập 8 xã, thị trấn thành 4 địa phương mới.Theo đánh giá của lãnh đạo Huyện ủy Ninh Giang, giai đoạn này việc bố trí, chuẩn bị nhân...

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương là hết sức quan trọng và nặng nề, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tân Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định sẽ nỗ...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho đồng chí Đinh Thế Huynh

Tại lễ trao tặng, đồng chí Đinh Thế Huynh cảm ơn đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thay mặt Bộ Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất