Powered by Techcity

Những công trình văn hoá cũ kỹ và ẩn chứa nhiều suy tư của người Hải Dương


cover4.jpg

Trong khi cơ sở vật chất một số công trình văn hoá cấp tỉnh ở Hải Dương xuống cấp, thậm chí chỉ còn tồn tại trong ký ức người dân thì vẫn chưa có công trình mới thay thế.

tit1(2).png
Tháng 6/2024, Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh Hải Dương giám sát về thực trạng thiết chế văn hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Kết quả giám sát cho thấy Hải Dương hiện có 6 thiết chế văn hoá, thể thao cấp tỉnh. Trong đó có 4 thiết chế văn hoá, gồm: Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh; Nhà hát Chèo Hải Dương; Thư viện tỉnh và Bảo tàng tỉnh.
chum 4dv
Trung tâm Văn hoá nghệ thuật tỉnh (ảnh 1). Nhà hát Chèo Hải Dương (ảnh 2). Thư viện tỉnh Hải Dương (ảnh 3). Bảo tàng tỉnh Hải Dương (ảnh 4)

Riêng Trung tâm Văn hoá nghệ thuật tỉnh Hải Dương có 5 trụ sở làm việc trên địa bàn TP Hải Dương là Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng ở số 28 đại lộ Hồ Chí Minh (rạp phim Thống Nhất), hội trường số 8 đường Hồng Quang, nhà hát nhân dân ở số 6A Đô Lương, nhà triển lãm ở số 109 phố Phạm Ngũ Lão và Trung tâm Văn hoá Xứ Đông mới xây dựng.

Trừ Trung tâm Văn hoá xứ Đông, các địa điểm còn lại đều ở những vị trí “đất vàng” ở trung tâm TP Hải Dương nhưng hiện có nơi bỏ hoang, nơi còn hoạt động thì cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, hoạt động kém hiệu quả. Đây là sự lãng phí lớn trong việc sử dụng đất đai giữa thành phố.

z5650347669762_fa4f88e6eb6f98be2cc804d5fd59d8a2.jpg
Bên trong rạp chiếu phim Thống Nhất ở số 28 đại lộ Hồ Chí Minh (TP Hải Dương), nơi từng một thời vàng son (ảnh tư liệu)
tt(1).jpg
z5650347659311_714f03f5389a97e902cc73753cbdc8f7-f7dbee303c635314a6a8508ecae9d418.jpg
z5650347687951_b4dc351ac7a5ecaeb9c28d65c0e12264.jpg

Đáng chú ý, theo báo cáo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, 2 trụ sở của Trung tâm Văn hoá nghệ thuật tỉnh Hải Dương là nhà hát, rạp chiếu phim đã xuống cấp nghiêm trọng, không sử dụng được, không đáp ứng được nhu cầu của người dân từ nhiều năm nay.

chum2b.jpg
Nhà hát nhân dân ở số 6A Đô Lương có diện tích 2.285 m2 đã bỏ hoang từ lâu

Một số thiết chế văn hoá cấp tỉnh còn lại ở Hải Dương cũng xuống cấp. Nhà hát Chèo Hải Dương dù được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ (có hội trường, sân khấu nhỏ) đáp ứng một phần nhu cầu tập luyện nhưng chưa đáp ứng được nhiệm vụ tổ chức biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu thưởng thức của người dân.

z5650347680584_0238498030f74694f41fc2dc930c0214.jpg
Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh Hải Dương giám sát tại Nhà hát Chèo Hải Dương

Bảo tàng tỉnh Hải Dương đi vào hoạt động từ năm 1990 và đang lưu giữ 50.477 tài liệu hiện vật, trong đó có nhiều sưu tập hiện vật quý hiếm. Những năm qua, dù bảo tàng được tỉnh đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhiều hạng mục cơ sở vật chất, nhưng một số hạng mục còn lại đã xuống cấp nghiêm trọng, chưa đáp ứng tốt nhu cầu bảo tồn, trưng bày hiện vật của bảo tàng. Thư viện tỉnh cũng đang loay hoay vì thiếu cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số.

chum3b(1).jpg
Nhà triển lãm ở số 109 phố Phạm Ngũ Lão (TP Hải Dương) có diện tích 1.878 m2 được xây dựng từ năm 1980, hiện vẫn hoạt động nhưng cơ sở vật chất đều đã xuống cấp

Trong khi một số thiết chế cũ bị bỏ hoang, xuống cấp hoặc hoạt động không hiệu quả thì theo báo cáo sau giám sát của Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh, Hải Dương vẫn thiếu một số thiết chế văn hoá cấp tỉnh như sân vận động, rạp chiếu phim… Trang thiết bị ở một số thiết chế thiếu, hỏng, chưa đồng bộ. Các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ thanh, thiếu niên, nhi đồng và công nhân, người lao động cũng thiếu.

Tại Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII diễn ra từ 11 – 12/7, khi phát biểu thảo luận ở hội trường, đồng chí Nguyễn Thành Trung, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉ ra nhiều hạn chế về cơ sở vật chất của các thiết chế văn hoá cấp tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thành Trung đề nghị cải tạo, nâng cấp, mở rộng khuôn viên Bảo tàng tỉnh Hải Dương; sớm hoàn thành việc xây dựng rạp chiếu phim Thống Nhất và đầu tư trang thiết bị nội thất, thư viện điện tử tại Thư viện tỉnh…

“Các dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tạo ra diện mạo mới về cảnh quan không gian đô thị của TP Hải Dương văn minh, hiện đại, môi trường văn hoá cơ sở được nâng lên, có chiều sâu thiết thực”, đồng chí Nguyễn Thành Trung nhấn mạnh.

img_6541.jpeg
Tại Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII, đồng chí Nguyễn Thành Trung đề nghị cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh Hải Dương; sớm hoàn thành việc xây dựng rạp chiếu phim Thống Nhất…

Về công tác xã hội hoá trong đầu tư các thiết chế, đồng chí Nguyễn Thành Trung cho biết việc xây dựng rạp chiếu phim Thống Nhất tại số 28 đại lộ Hồ Chí Minh từ nguồn xã hội hoá sẽ sớm được triển khai nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu thực tế. Thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá, thu hút các nguồn lực đầu tư từ tư nhân và nhân dân, các thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở vật chất và khai thác hoạt động tại các thiết chế. Đồng thời, kịp thời tháo gỡ khó khăn về cơ chế và những vướng mắc trong tiếp nhận nguồn lực xã hội hoá.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải Dương về những bất cập, hạn chế về cơ sở vật chất của những công trình bỏ hoang và những công trình đang khai thác kém hiệu quả, đồng chí Nguyễn Thành Trung cho biết Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị và ngày 15/8 sẽ có kết quả, một số công trình, dự án cũng đang được xem xét để đưa vào danh mục dự án đầu tư công của tỉnh.

tit2(1).png

Cử tri và nhân dân Hải Dương mong chờ một bước chuyển mình, sự đổi thay rõ rệt để có thêm những thiết chế văn hoá mới thay thế cho thiết chế đã hoặc đang “chết dần”. Vai trò của chính cơ quan quản lý những thiết chế này là rất quan trọng trong định hướng, đổi mới hoạt động để khai thác hiệu quả, phát huy tiềm năng sẵn có của thiết chế văn hoá cấp tỉnh.

Sự năng động, đổi mới của Bảo tàng tỉnh Hải Dương thời gian gần đây là một minh chứng cho việc chủ động chuyển mình để nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hoá.

ghep22(2).png

Từ một nơi chuyên về nghiên cứu, bảo quản, sưu tầm, Bảo tàng tỉnh Hải Dương hiện đã được công nhận là điểm du lịch, là điểm đến thu hút người dân trong và ngoài tỉnh, cũng như nhiều vị khách nước ngoài thích thú tham quan, trải nghiệm. Chuyên đề không gian Tết Việt thời bao cấp dịp Tết Giáp thìn 2024, chỉ trong một tháng, Bảo tàng tỉnh thu hút khoảng 12.000 lượt khách, bằng tổng số lượt khách của cả năm 2022. Hiện nay, bảo tàng cũng đang triển khai chuyên đề giáo dục về lịch sử thời tiền sử.

Theo bà Nguyễn Thị Huê, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương, đơn vị đã chủ động đổi mới, sáng tạo theo hướng chuyên sâu.

“Trước tiên, đội ngũ nhân lực của bảo tàng được đào tạo bài bản, chính quy. Chúng tôi có 6/19 cán bộ là thạc sĩ và kinh phí học tập đều tự túc. Đây là sự nỗ lực nâng cao chất lượng của đội ngũ, xác định trách nhiệm với nghề. Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng với mục tiêu phát huy tiềm năng của bảo tàng và đưa bảo tàng, lịch sử đến gần hơn với người dân, chúng tôi nỗ lực đổi mới hoạt động và bước đầu có chuyển biến rõ rệt”, bà Huê chia sẻ.

td1.png

Cách làm của Bảo tàng tỉnh rất đáng để các đơn vị khác học tập, “vực lại” hoạt động của mình trước nguy cơ bị quên lãng.

Nhà hát Chèo Hải Dương lại là một ví dụ khác. Với lợi thế là “chiếng chèo Đông” – 1 trong 4 chiếng chèo nổi tiếng xung quanh kinh thành Thăng Long xưa và có nhiều nghệ sĩ có tên tuổi nhưng nghệ thuật chèo ở Hải Dương nay lại chưa được quan tâm phát huy. Một năm, Nhà hát Chèo hoạt động bình quân 50 buổi, tỷ lệ người đến các buổi biểu diễn theo số liệu của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là 85%. Ngân sách tỉnh cấp kinh phí hoạt động bình quân hơn 8,2 tỷ đồng/năm, cao gấp khoảng 2 lần so với Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh. Nhiều người dân đau đáu và mong được xem chiếng chèo xứ Đông nhưng đa phần chưa được đáp ứng nguyện vọng vì nghệ thuật chèo chưa được đưa đến gần hơn với họ.

Anh Đồng Tố Toàn ở thôn Kinh Dương, xã Hiệp Cát (Nam Sách) đam mê hát chèo từ nhỏ. Anh nói: “Tôi mong chờ một ngày nào đó, Nhà hát Chèo Hải Dương và những thiết chế văn hoá khác sẽ đổi mới hoạt động để thu hút người trẻ, khai thác tiềm năng và giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá của quê hương. Tôi cũng nghĩ về một ngày được biểu diễn hoặc chỉ là xem hát chèo ở Nhà hát Chèo Hải Dương”.

Khi tổng duyệt vở diễn “Người con gái xứ Đông” về nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi ở xã Nam Tân (Nam Sách), huyện, xã thuê nhiều xe để cán bộ, người dân đến xem. Ai nấy đều vui và háo hức vì bây giờ hiếm khi được đi xem hát.

td2b.png

Cùng với việc đổi mới hoạt động và đầu tư dự án, công trình kiến trúc có điểm nhấn là rạp chiếu phim, tượng đài, nhà hát…, các thiết chế văn hoá cũng cần được quan tâm về cơ chế, chính sách, bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động đã cũ, lạc hậu như hệ thống âm thanh, ánh sáng của Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh, Nhà hát Chèo; thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác trưng bày, bảo quản tài liệu, hiệu vật tại Bảo tàng tỉnh; cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số ở Thư viện tỉnh… Qua đó góp phần hiện thực hoá Chương trình số 22-CTr/TU ngày 19/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương về “Phát huy giá trị văn hoá xứ Đông và xây dựng con người Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nội dung: PHONG TUYẾT

Ảnh, clip: PHONG TUYẾT, THÀNH CHUNG, LÊ ANH

Trình bày: LÊ ANH



Nguồn: https://baohaiduong.vn/nhung-cong-trinh-van-hoa-cu-ky-va-an-chua-nhieu-suy-tu-cua-nguoi-hai-duong-389030.html

Cùng chủ đề

Thực trạng buồn ở những công trình văn hóa tỉnh Hải Dương

Trong khi cơ sở vật chất một số công trình văn hoá cấp tỉnh ở Hải Dương xuống cấp, thậm chí chỉ còn tồn tại trong ký ức người dân thì vẫn chưa có công trình mới thay thế.Về công tác xã hội hoá trong đầu tư các thiết chế, đồng chí Nguyễn Thành Trung cho biết việc xây dựng rạp chiếu phim Thống Nhất tại số 28 đại lộ Hồ...

Cùng tác giả

“Cơn sốt” Moo Deng kéo hàng chục nghìn người tới thăm sở thú Thái Lan

Moo Deng, có nghĩa là "lợn nhảy" trong tiếng Thái, nổi tiếng qua những đoạn video ngắn được nhân viên tại vườn thú Khao Kheow chia sẻ trên mạng xã hội, ghi lại cuộc sống hằng ngày đầy những...

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Cũng có câu chuyện kể rằng Đường Huyền Tông lên cung trăng chỉ để du ngoạn. Vì muốn ghi nhớ cuộc vui đó, khi trở về, ông ra lệnh lấy ngày rằm tháng 8 để tổ chức lễ hội...

Tột cùng nỗi đau anh công nhân mất 5 người thân vì sạt lở, đám tang làm bên chuồng trâu

Sùng A Giàng đang ở tạm chuồng trâu nhà hàng xóm để chịu tang 5 người thân trong gia đình – Ảnh: VŨ TUẤN Đám tang bên chuồng trâu Người dân ở Phìn Chải (xã A Lù, buyện Bát Xát, Lào Cai) chưa bao giờ chứng kiến một đám ma nhiều người chết, nhiều ngày như thế. Rạp đám ma bằng cái bạt căng tạm ngay bên chuồng trâu nhà hàng xóm. Sau một ngày tìm kiếm, hai thi thể được đưa...

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụtBộ Y tế vừa có công văn số 5481/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Các bác sỹ...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Cùng chuyên mục

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Cũng có câu chuyện kể rằng Đường Huyền Tông lên cung trăng chỉ để du ngoạn. Vì muốn ghi nhớ cuộc vui đó, khi trở về, ông ra lệnh lấy ngày rằm tháng 8 để tổ chức lễ hội...

Chương trình nghệ thuật “Việt Nam kiên cường” chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

Chương trình diễn ra vào 20 giờ 10 ngày 17/9, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VOVTV, VTC1, VTC3; tiếp...

Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024, người đẹp Hải Dương Hoa Đan lọt top 16

Sau hơn 2 tiếng của đêm chung kết, thí sinh đến từ Nam Định - Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024. Á hậu 1 là Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh là á hậu 2.Từ...

Hoa hậu “chưa đọc hết một cuốn sách” Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024, Hoa Đan của Hải Dương lọt top 16

Nguyễn Cao Kỳ Duyên diện váy dạ hội màu vàng nổi bật, phần eo khoét sâu kết hợp cùng kiểu tóc xoăn quý phái. Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh và Quách Tapiau Maily (Mlee) tiếp tục nhận được...

Hành trình đến với top 16 Miss Universe Vietnam 2024 của người đẹp Hải Dương Lương Thị Hoa Đan

Hãy cùng nhìn lại hành trình của thí sinh Lương Thị Hoa Đan, người đẹp quê ở Nam Sách (Hải Dương) đến với top 16 cuộc thi này: ...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện một số nội dung.Thứ nhất, tiếp tục kiểm tra, rà soát, có phương án bảo vệ...

Vinh danh Vịnh Hạ Long

Dự buổi lễ có bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên; Chủ tịch GGN Nikolas Zouros; ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO...

Nhiều sao Việt chung tay hỗ trợ người vùng bão lũ

Bên cạnh tiền mặt, nhiều nghệ sĩ tìm mua vật dụng y tế, thuốc men, nhu yếu phẩm, chuyển tới các tỉnh đang ngập sâu trong lũ. Không chỉ hỗ trợ 300 triệu đồng, vợ chồng đạo diễn Lý...

Thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khẳng định sự kiên định con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn; khắc sâu đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất