Powered by Techcity

Ra mắt Ngân hàng gen liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ


Chú thích ảnh
Quang cảnh ra mắt Ngân hàng gen liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức.

Theo Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung, trong dịp tháng bảy truyền thống lịch sử, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh liệt sĩ. Thường trực Ban Bí thư đã có văn bản phân công các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm hỏi, tặng quà và tham dự các hoạt động kỷ niệm; các địa phương đã hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng trong công tác chăm sóc người có công.

Chủ tịch nước đã tặng quà cho gần 1,4 triệu người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, với tổng kinh phí gần 420 tỷ đồng. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 quy định điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng (tăng 35,7%). Đây là mức tăng cao nhất qua các lần điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong nhiều thập kỷ qua, được dư luận xã hội và người có công, thân nhân hoan nghênh, ủng hộ.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại hội nghị

Về hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, từ những kết quả nổi bật trong giai đoạn 2013-2020, với hơn 10.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương bảo đảm, cả nước đã hoàn thành việc hỗ trợ xây mới và sửa chữa cho 393.707 hộ người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg; đồng thời, đang triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng giai đoạn đến năm 2025, với dự kiến trên 162.000 hộ, kinh phí khoảng trên 7.000 tỷ đồng.

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng, cùng chăm lo, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc. 10 năm qua (2013 – 2023), cả nước đã vận động gần 7.900 tỷ đồng để hỗ trợ hộ gia đình người có công; xây dựng mới 67.700 căn nhà và sửa chữa gần 45.900 căn nhà tình nghĩa, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 12.700 tỷ đồng; tặng hơn 110.000 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách, với trên 403 tỷ đồng và hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt khó khăn; 2.412 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời.

Các công trình ghi công liệt sĩ thường xuyên được quan tâm, chăm sóc, tu bổ, cả nước đã tôn tạo, nâng cấp, sửa chữa, chỉnh trang trên 3.000 nghĩa trang liệt sĩ, trên 4.000 công trình ghi công liệt sĩ. Tiến hành chuẩn hoá thông tin bia mộ liệt sĩ, 2 năm qua đã điều chỉnh 20.000 bia mộ đang ghi “liệt sĩ vô danh” và thống nhất ghi “mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” theo quy định.

Đối với việc xem xét, công nhận người có công với cách mạng, qua 6 năm triển khai giải quyết hồ sơ tồn đọng, cả nước đã giải quyết được căn bản trên 7.000 hồ sơ, trong đó, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với hơn 2.400 liệt sĩ (trong thời kỳ chống Pháp và giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ) và hơn 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Đây là việc làm vô cùng khó khăn, do thời gian đã quá lâu, hồ sơ thất lạc, người giao nhiệm vụ không còn sống, đồng đội, người làm chứng đều đã mất…

Những kết quả đó mang đậm nghĩa tình, tri ân sâu nặng đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, phần nào đã xoa dịu những đau thương, mất mát của những người ở lại, thể hiện được trách nhiệm đối với những người đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại của dân tộc, ghi nhận những nỗ lực của ngành LĐTBXH thời gian qua.

Chú thích ảnh
Các đại biểu dự hội nghị

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 với sự có mặt của trên 400 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu đến từ khắp mọi miền đất nước và chào đón 13 đại biểu là lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 6 Mẹ Việt Nam anh hùng, 36 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, hơn 200 thương binh, trong đó có 22 thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, 44 bệnh binh, 53 thân nhân liệt sĩ, các đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu khác. Đặc biệt, trong số các đại biểu tham dự có 33 đại biểu người dân tộc thiểu số Bana, Chăm, Ê đê, Hrê, Jrai, Mường, Nùng, Paco, Ragiai, Tày, Thái…”.

“Chúng ta cảm động và vui mừng được đón tiếp bác Lê Quang A, năm nay tròn 100 tuổi đời, 80 năm tuổi Đảng, đến từ tỉnh Hà Tĩnh, là cán bộ tiền khởi nghĩa, góp phần vào thắng lợi chung của Cách mạng Tháng Tám. Chúng ta biết ơn mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Thạnh, sinh năm 1932 đến từ Bình Định. Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Mẹ đã mất những người thân yêu, ruột thịt của mình, đó là chồng, con và chị gái là liệt sĩ. Chúng ta xúc động được gặp nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển năm xưa chiến đấu bên cây cầu Hàm Rồng lịch sử, với câu chuyện như huyền thoại về nữ dân quân chỉ nặng 42 kg vác 2 hòm đạn nặng 98 kg để tiếp đạn cho bộ đội, biểu tượng cho ý chí quật cường của quân và dân Việt Nam. Năm 1967, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân khi chỉ mới 21 tuổi…”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ.

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã độc lập, thống nhất, nhưng vẫn còn đó biết bao nỗi đau thương, gần 200.000 liệt sĩ chưa được quy tập, gần 300.000 liệt sĩ chưa xác định được thông tin. Thời gian qua, chúng ta đã triển khai Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (Đề án 150), thực hiện với phương pháp giám định ADN và thực chứng. Phương pháp giám định ADN đã triển khai gần 10.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và hơn 3.000 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ. Kết quả, đã so sánh đối khớp được hơn 1.000 danh tính liệt sĩ để báo tin về cho thân nhân liệt sĩ.

Thực hiện kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đến năm 2030, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ, trên nền tảng hiện nay các đơn vị đã lưu trữ được số liệu của trên 25.000 dữ liệu ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân.

Tại hội nghị, Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ Công an đề xuất Chính phủ xây dựng Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.

Việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ chưa xác định thông tin để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng gen sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

“Đây là việc làm có ý nghĩa, linh thiêng, phải chạy đua với thời gian, càng làm càng nhanh càng tốt, vì thời gian không cho phép kéo dài, song đây cũng là nhiệm vụ nặng nề, gian nan, làm bằng mệnh lệnh của trái tim trong hành trình tìm kiếm, trả lại tên cho các anh hùng liệt sĩ. Việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và công nghệ ADN sẽ đem lại hy vọng đoàn tụ cho nhiều gia đình, góp một phần xoa dịu những mất mát, hy sinh của các thân nhân liệt sĩ”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

8 đại biểu Hải Dương tham dự hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024

z5659253587579_af3af5ca80c4da1179683ddee11d62b8(2).jpg
Cán bộ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chụp ảnh cùng 5 đại biểu tham dự hội nghị (ảnh cơ sở cung cấp)

Hải Dương có 8 đại biểu tham dự hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.

Cụ thể gồm các ông, bà: Đỗ Thị Minh Hảo (sinh năm 1929, ở phường Ngọc Châu), cán bộ tiền khởi nghĩa, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng; Nguyễn Duy Phiếu (sinh năm 1948, ở phường Lê Thanh Nghị), thương binh, tỷ lệ tổn thương cơ thể 45%, có thành tích trong thời kỳ hoạt động cách mạng; Phạm Văn Khảnh (sinh năm 1965, ở phường Quang Trung, cùng TP Hải Dương), thương binh 21%, Bí thư Huyện ủy Ninh Giang; Vương Văn Thanh (sinh năm 1952, ở khu La Xuyên, thị trấn Nam Sách), thương binh, tỷ lệ tổn thương cơ thể 51%, có thành tích trong thời kỳ hoạt động cách mạng; Trần Quang Lựu (sinh năm 1957, ở xã An Bình, cùng huyện Nam Sách), bệnh binh, tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%; Lê Thị Xuân (sinh năm 1940, ở xã Thanh Hải, Thanh Hà), vợ liệt sĩ; Nguyễn Văn Viên (sinh năm 1949, ở phường Sao Đỏ, Chí Linh), thương binh, nạn nhân chất độc hóa học; Lê Xuân Sênh (sinh năm 1941, ở phường Duy Tân, Kinh Môn), Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến.

Các ông, bà nêu trên đều là người có công, thân nhân người có công với cách mạng, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, là tấm gương trong cuộc sống đời thường.



Nguồn: https://baohaiduong.vn/ra-mat-ngan-hang-gen-liet-si-chua-xac-dinh-duoc-thong-tin-va-than-nhan-liet-si-388216.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính và CEO Nvidia uống bia ở phố Tạ Hiện

Tối 5/12, sau khi dự lễ ký kết hợp tác thành lập hai trung tâm về AI tại Việt Nam, ông Jensen Huang cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính ghé thăm đền Ngọc Sơn, sau đó cùng đi xe...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bên...

Tại cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng bà Ursula von der Leyen tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban châu Âu, trân trọng cảm ơn lãnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đã được nhiều nước hoan nghênh và bày tỏ đồng tình, đánh giá cao.Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự phiên thảo luận “Cải cách...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Brazil

Chiều tối 16/11 theo giờ địa phương, ngay sau khi tới Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân có buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani đã chứng kiến lễ...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Gợi ý địa điểm đi chơi dịp Lễ Giáng sinh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Nhà Thờ Đức Bà là một địa điểm quen thuộc với người dân TP Hồ Chí Minh. Vào dịp Noel hàng năm, nhiều người tập trung về đây để vui chơi.Năm nay, nhà thờ Đức Bà sử dụng 500.000...

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thuyết trình Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến có tổng...

Đặt tên 16 tuyến phố trên địa bàn TP Hải Dương

Cụ thể, phường Bình Hàn có phố Bến Hàn dài 526 m (điểm đầu giáp nhà hàng 559, điểm cuối giáp nhà hàng bánh đậu xanh Quê Hương trên đường Hoàng Ngân).Phường Cẩm Thượng có 5 tuyến phố mới,...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thuyết trình Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến có tổng...

Ôn lại truyền thống hào hùng, vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành (1944-2024), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đùm bọc, giúp...

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam chính thức mở cửa miễn phí để người dân vào tham quan, trải nghiệm từ sáng 21/12. Trong ngày, Ban tổ chức Triển lãm đã ghi nhận khoảng 100.000 người dân...

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ biên phòng tại Quảng Ninh

Đoàn công tác đã thành kính dâng hương, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn (TP Móng Cái), tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh...

Triển lãm Quốc phòng: Người dân tự hào về sự lớn mạnh của Quân đội Việt Nam

Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong ngày 21/12, đã có hơn 100.000 người dân đăng ký tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội). Trong đó, nhiều người vượt hàng trăm km từ các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng,… đến tham quan triển lãm. Sau gần 3 tiếng di chuyển bằng ô tô từ Bắc Giang, ông Đinh...

Sáng đẹp bộ đội Hải Dương thời bình

Trong thời bình cũng như thời chiến, lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương luôn hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ trọn phẩm chất sáng đẹp của bộ đội Cụ Hồ.Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương đã phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong tổ chức, lựa chọn lực lượng tham gia, phân công nhiệm vụ cụ thể cho...

9 vị tướng tài của Quân đội nhân dân Việt Nam

Di tích nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) đang trưng bày ảnh tư liệu Gan vàng dạ sắt, tóm lược hành trình 80 năm của Quân đội nhân dân Việt Nam và chân dung 9 vị tướng tài.Đại tướng Võ Nguyên Giáp được các thế hệ yêu mến gọi là "anh cả" của toàn quân. Ảnh bên trái chụp lúc ông 19 tuổi, bị Pháp giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), ảnh phải là thầy giáo Giáp dạy...

Phát huy truyền thống 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Hải Dương tiếp tục làm tốt công tác quốc phòng, quân sự...

Những năm tới, tình hình thế giới, khu vực dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Hoà bình, an ninh thế giới và khu vực đang bị đe doạ bởi xu hướng “đa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất