Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6


Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024

Ngày 6/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương để đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024; tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP/2024 của Chính phủ; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và một số vấn đề quan trọng khác.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới đầu cầu trụ sở UBND 63 tỉnh, thành phố. Dự hội nghị còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại diện lãnh đạo các ban của Đảng, Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế Nhà nước cùng tham dự.

Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các đại biểu dự phiên họp, nêu rõ, sau phiên họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Tổng Bí thư để xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đã đi qua nửa đầu năm 2024, trong bối cảnh tình hình khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, trong nước nền kinh tế chịu tác động kép cả yếu tố bên ngoài và các vấn đề nội tại.

Trong bối cảnh đó, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các hoạt động kinh tế-xã hội phục hồi tích cực hơn, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Tăng trưởng GDP quý 2 đạt 6,93%, 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, vượt kịch bản đề ra, là mức cao ở khu vực và trên thế giới. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. An sinh xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm tốt. Đối ngoại được đẩy mạnh, uy tín, vị thế đất nước ta tiếp tục được nâng lên.

Thủ tướng nêu rõ, những năm vừa qua, tình hình vẫn có khó khăn, phức tạp, nhưng chúng ta vẫn thực hiện tăng thu tiết kiệm chi, cơ cấu lại đầu tư công hợp lý có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, nhờ đó tiết kiệm được khoảng 700 nghìn tỷ đồng để thực hiện tăng lương từ 1/7/2024 và đưa giải pháp tăng lương thực hiện lộ trình theo Nghị quyết 27-NQ/TW với bước đi phù hợp khả năng chi trả.

Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh những thành tích đạt được là rất cơ bản, phải thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, như: sức ép lạm phát còn cao, tình hình sản xuất, kinh doanh còn khó khăn; tình hình trật tự an toàn xã hội, cháy, nổ, tai nạn giao thông ở một số địa bàn còn phức tạp; kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm; vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm… chưa khắc phục được.

ttxvn_thu_tuong_chu_tri_phien_hop_chinh_phu_thuong_ky_thang_6_nam_2024_2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích sâu thêm những mặt được, chưa được, nhất là rút ra bài học kinh nghiệm công tác điều hành, quản lý thời gian qua, làm nền tảng cho thời gian tới để giữ đà tăng trưởng, khí thế để tiếp tục khắc phục những hạn chế, bất cập, thu được kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung, phát biểu ý kiến làm rõ những vấn đề trên, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để chỉ đạo, điều hành trong tháng 7 và những tháng còn lại của năm 2024, bảo đảm hiệu quả, tạo tiền đề thắng lợi quan trọng cho năm 2025, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Thủ tướng đề nghị nêu những vướng mắc, điểm nghẽn về pháp lý, quản lý điều hành, trên cơ sở đó, các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động thực hiện hiệu quả, phù hợp tình hình. Các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao với tinh thần xác định “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm”, từ đó có cơ sở đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, phê bình phù hợp.

Hội nghị đánh giá, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm các bộ, ngành, địa phương triển khai công việc, cụ thể hóa các luật, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội; theo dõi sát, nắm chắc tình hình, xử lý linh hoạt, kịp thời, hiệu quả các vấn đề phát sinh trong ngắn hạn, bảo đảm hài hòa với phát triển trung và dài hạn.

Trong 6 tháng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 75 nghị định, 131 nghị quyết, 653 quyết định, 19 chỉ thị. Tháng 6, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP chỉ đạo các giải pháp trọng tâm, có tính đột phá, cải cách để thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt việc ban hành các quy định để áp dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản từ 1/8/2024; chủ trì nhiều Hội nghị về chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, tháo gỡ khó khăn cho các ngành, lĩnh vực; thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững; kiểm tra thực tế và chỉ đạo, đôn đốc tiến độ các công trình, dự án giao thông, năng lượng trọng điểm; ban hành các văn bản chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy, khắc phục hậu quả mưa lũ, ứng phó thiên tai…

Nhờ đó, tình hình kinh tế-xã hội tháng 6, quý 2 và 6 tháng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tăng trưởng GDP quý 2 ước đạt 6,93% so với cùng kỳ, 6 tháng tăng 6,42%, vượt cận trên kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 2 tăng 4,39% so với cùng kỳ, 6 tháng tăng 4,08%, bám sát kịch bản đề ra. Thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 60% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 6 tháng tăng lần lượt 15,7%, 14,5% và 17%; ước xuất siêu 11,63 tỷ USD.

Các cân đối lớn được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu điện trong mùa nắng nóng. Tổng vốn FDI đăng ký 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, trong đó, FDI đăng ký mới đạt hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9%; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%. Nhiều dự án FDI lớn trong các lĩnh vực bán dẫn, điện tử, năng lượng… được đầu tư mới và mở rộng tăng vốn.

Cùng đó, công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được thúc đẩy; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân tiếp tục được nâng lên. Chính phủ đã trình Quốc hội thực hiện cải cách tiền lương, tăng lương hưu, trợ cấp từ 1/7/2024.

Chính trị ổn định, độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế, nhất là đối ngoại cấp cao tiếp tục được triển khai chủ động, tích cực, hiệu quả, có dấu ấn nổi bật, cụ thể hóa thành các dự án cụ thể, thiết thực, mang tính đột phá.

Đặc biệt, đã tổ chức tiếp đón thành công Tổng thống Nga Vladimir Putin sang thăm chính thức Việt Nam, đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc tại Trung Quốc, sang thăm chính thức Hàn Quốc… Việt Nam-Hoa Kỳ lần đầu tổ chức đối thoại kinh tế đối tác chiến lược toàn diện; thu hút các nhà đầu tư lớn đối với lĩnh vực chíp bán dẫn. Vị thế, uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng lên, mở ra các cơ hội hợp tác, hướng phát triển mới cho đất nước.

Hội nghị nhận định, bên cạnh kết quả đạt được, còn không ít khó khăn, thách thức, như: các động lực tăng trưởng còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tập trung cải thiện, tháo gỡ để tạo đột phá cho tăng trưởng cả năm. Các ngành, lĩnh vực mới, như: kinh tế số, kinh tế xanh, AI, chíp, bán dẫn… chưa có chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới và khu vực. Xuất khẩu vào một số thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản tăng chậm lại. Rủi ro bị áp thuế chống bán phá giá và các rào cản thương mại mới.

Các doanh nghiệp còn khó khăn do nhu cầu thị trường thấp, áp lực cạnh tranh và chi phí sản xuất tăng cao; ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; thể chế, pháp luật còn có những vướng mắc, bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn; tình hình thiên tai, bão lũ… tiếp tục diễn biến rất phức tạp; đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn…

ttxvn_thu_tuong_chu_tri_phien_hop_chinh_phu_thuong_ky_thang_6_nam_2024_6.jpg
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Các đại biểu dự hội nghị khẳng định, kinh tế nước ta 6 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao; tăng trưởng kinh tế đạt cao, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tinh thần quyết tâm cải cách được thúc đẩy mạnh mẽ từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương. Đây là nền tảng để phấn đấu hoàn thành thắng lợi và vượt mục tiêu phát triển năm 2024.

Tuy nhiên, khó khăn, thách thức trong các tháng còn lại của năm còn rất lớn. Các cấp, ngành, địa phương cần phát huy hơn nữa sự chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Trên cơ sở phân tích tình hình, hội nghị đề xuất 2 kịch bản tăng trưởng. Trong đó, kịch bản 1 là tăng trưởng cả năm đạt 6,5%, đạt cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị, tăng trưởng quý 3 là 6,5%, quý 4 là 6,6%. Kịch bản 2 là tăng trưởng cả năm đạt 7%, tăng trưởng quý 3 là 7,4%, quý 4 là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 0,7% và 0,6%.

Phạm Tiếp



Nguồn: https://baohaiduong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-thuong-ky-thang-6-386553.html

Cùng chủ đề

Hải Dương đề nghị Trung ương hỗ trợ khoảng 1.200 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng kêu gọi phát huy tinh thần "mỗi người làm việc bằng hai"; những nơi không bị ảnh hưởng như miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam làm bù lại cho những nơi tại miền Bắc bị ảnh hưởng,...

Tránh tình trạng bất cứ việc gì, cấp dưới cũng lên “xin” cấp trên

Nguồn: https://baohaiduong.vn/tranh-tinh-trang-bat-cu-viec-gi-cap-duoi-cung-len-xin-cap-tren-393817.html

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân

Mưa lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc lên đến 400-600 mm, một số nơi trên 700 mm đã gây ra đợt lũ lớn tại hầu hết các sông ở Bắc Bộ, đặc biệt lũ sông Hồng...

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy dự án giao thông quan trọng

Đặc biệt, các tỉnh có khối lượng thi công còn thấp như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bắc Ninh cần rà soát lại toàn bộ kế hoạch triển khai, tập trung tháo gỡ về vật liệu xây dựng, chỉ đạo...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 8

Trong bối cảnh đó, việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, hoàn thiện thể chế sẽ giúp huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là nguồn lực từ hợp tác công tư,...

Cùng tác giả

Khám phá Thung Nai ở Hòa Bình

- Gà chạy bộ: Gà Thung Nai sống trên môi trường đồi núi cao nên thịt sẽ chắc, dai và thơm hơn gà đồng bằng. Thường đầu bếp sẽ chế biến gà để nấu cháo hoặc nướng đều ngon,...

Chỉ số giá tiêu dùng của Hải Dương tăng hơn 3%

Trong tháng 9 có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm giá, 2 nhóm có giá ổn định và 6 nhóm tăng giá so với tháng 8.Trong nhóm hàng tăng giá, có một số nhóm tăng cao như:...

Phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng (TP Hải Dương) hoạt động trở lại từ ngày 12/10

Theo UBND TP Hải Dương, phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng sẽ hoạt động trở lại từ tối 12/10/2024. Trước đó, UBND TP Hải Dương đã thông báo tạm thời chưa tổ chức các hoạt động tại phố...

Xóm nhỏ ở Cao Bằng ẩn mình giữa lưng chừng núi, cảnh đẹp như tranh

Nơi đây nằm nép mình bên một thung lũng nhỏ, ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển và vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ hiếm có.Ở Hoài Khao có 34 hộ dân sinh sống và...

Hoà Minzy phủ nhận được Văn Toàn cầu hôn

Đây không phải lần đầu tiên Hoà Minzy và Văn Toàn vướng nghi vấn hẹn hò. Trước đó, fan nhiều lần ''đẩy thuyền'' cho họ và Hoà Minzy đã lên tiếng nhắc nhở, nói rõ cô và Văn Toàn...

Cùng chuyên mục

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” 09:33 | 05/10/2024 Lượt xem: 7 Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã ghi dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng với những chương trình an sinh xã hội đầy ý nghĩa, đặc biệt là việc hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo. Qua đó thể...

Điểm danh 4 vùng đô thị, đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa, lý do Thanh Oai lại dừng đấu giá...

Công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ tạm dừng đấu giá đất, Bộ Tài nguyên – Môi trường đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Bất động sản mới nhất: Với quy hoạch đô thị và nông thôn vừa được phê duyệt, trong những năm tới việc phát triển đô...

Sôi nổi Ngày hội “Thanh niên Quân đội với văn hóa giao thông”

(Bqp.vn) – Ngày 4/10, tại tỉnh Hải Dương, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chỉ đạo Ban Thanh niên Quân đội chủ trì, phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hải Dương, Công an tỉnh Hải Dương, Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức Ngày hội “Thanh niên Quân đội với văn hóa giao thông” năm 2024. Các đại biểu dự chương trình. Các lực lượng tham dự chương trình. Dự chương trình có...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 4/10

TRONG NƯỚCNgày 4/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp giữa Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới sáng tạo

Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, sáng 4/10, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng...

Hải Dương sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Hải Dương dự kiến tổ chức gặp mặt nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) vào ngày 19/12 tại Trung tâm Văn hoá xứ Đông.Tỉnh...

Tiếp tục đà phát triển, Đảng bộ tỉnh Hải Dương quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024

Đồng chí Nguyễn Quang Phúc, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ủy viên Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVIII đã tiếp thu...

Hội Luật gia tỉnh Hải Dương có hơn 4.600 hội viên, đứng thứ 3 toàn quốc

Đại hội đã bầu 25 đồng chí vào Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2024-2029. Ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hải Dương được bầu làm Chủ tịch Hội Luật...

Cô giáo ở TP Hải Dương giàu năng lượng

Trong chuyên môn, với tinh thần trách nhiệm và tình yêu nghề, cô luôn gương mẫu tham gia các phong trào thi đua của trường và làm tốt công tác giảng dạy. Cô không ngừng tìm tòi, sáng tạo,...

Khai mạc Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVII

Cùng với thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng đã liên hệ những nội dung liên quan với thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất