Powered by Techcity

Thông cáo báo chí số 28, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV


Chú thích ảnh
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành các nội dung sau:

Nội dung 1: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đường bộ bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 454 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,42% tổng số đại biểu Quốc hội); có 447 đại biểu tán thành (bằng 91,98% tổng số đại biểu Quốc hội); có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,41% tổng số đại biểu Quốc hội); có 5 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,03% tổng số đại biểu).

Nội dung 2: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả như sau: Đối với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn tại Khoản 2 Điều 9: có 448 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,18% tổng số đại biểu Quốc hội); có 357 đại biểu tán thành (bằng 73,46% tổng số đại biểu Quốc hội); có 69 đại biểu không tán thành (bằng 14,20% tổng số đại biểu Quốc hội); có 22 đại biểu không biểu quyết (bằng 4,53% tổng số đại biểu); Đối với toàn bộ Luật: có 450 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,59% tổng số đại biểu Quốc hội); có 388 đại biểu tán thành (bằng 79,84% tổng số đại biểu Quốc hội); có 32 đại biểu không tán thành (bằng 6,58% tổng số đại biểu Quốc hội); có 30 đại biểu không biểu quyết (bằng 6,17% tổng số đại biểu).

Nội dung 3: Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng không nhân dân. Tại phiên thảo luận, đã có 12 lượt đại biểu phát biểu, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuẩn bị, hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật, chỉnh lý dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến. Các ý kiến cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật, về bố cục, nhiều nội dung của dự thảo Luật và cơ bản nhất trí với Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu tập trung thảo luận về các nội dung cụ thể như: phạm vi điều chỉnh; các hành vi bị nghiêm cấm; chính sách của nhà nước, trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng không nhân dân; quy định, thẩm quyền huy động, nguyên tắc hoạt động phòng không nhân dân; nhiệm vụ phòng không nhân dân; độ tuổi tham gia phòng không nhân dân, lực lượng phòng không nhân dân huy động; cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân; trọng điểm phòng không nhân dân; tập huấn, bồi dưỡng về phòng không nhân dân; sự phối hợp giữa phòng không nhân dân và phòng không quốc gia; thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm kinh doanh tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ…

Các đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì thẩm tra, Ban soạn thảo dự án Luật cần rà soát, bổ sung hồ sơ dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như dự thảo; các văn bản quy định chi tiết kèm theo; đánh giá tác động của một số chính sách cụ thể; đồng thời, rà soát kỹ lưỡng các điều khoản của dự thảo Luật để không trùng lặp và tương thích hệ thống pháp luật hiện hành…

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Nội dung 4: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe: Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công. Tại phiên thảo luận đã có 2 đại biểu phát biểu. Qua thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với việc sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công. Đồng thời, các đại biểu đề nghị Chính phủ khẩn trương tiến hành các công việc theo quy định, hoàn tất các thủ tục đầu tư, phân bổ vốn, giao vốn để giải ngân vốn, tránh dàn trải, lãng phí; đề nghị khắc phục tình trạng phân bổ vốn, giải ngân vốn chậm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo đúng các quy định của pháp luật, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Các đại biểu cũng đã góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị quyết và các vấn đề khác liên quan đến quản lý, sử dụng vốn đầu tư công để quản lý sử dụng có hiệu quả.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 463 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,27 % tổng số đại biểu Quốc hội); có 463 đại biểu tán thành (bằng 95,27% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 464 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,47 % tổng số đại biểu Quốc hội); có 464 đại biểu tán thành (bằng 95,47% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nội dung 3: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tại phiên thảo luận, đã có 17 đại biểu phát biểu; trong đó đa số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, thống nhất cao với việc ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Để hoàn thiện hơn dự thảo Luật, các đại biểu tham gia góp ý về một số nội dung, cụ thể như: phạm vi điều chỉnh; chính sách của nhà nước; giải pháp và biện pháp phòng cháy; nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy; nhiệm vụ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng chuyên ngành; trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến giáo dục, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; việc huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thẩm tra, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; quy hoạch xây dựng, lập dự án, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới…

Các đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc, làm rõ sự giao thoa về phạm vi điều chỉnh của Luật này với một số luật khác có liên quan; làm rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bổ sung quy định về việc bồi thường, nguồn kinh phí thực hiện, quy trình, thủ tục thực hiện việc bồi thường; xã hội hóa các hình thức thẩm tra, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, cũng như công tác nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; bổ sung quy định ưu tiên xây dựng lực lượng và trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; bổ sung quy định nguyên tắc phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra…

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát biểu, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ sáu, ngày 28/6/2024, sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua: Luật Thủ đô (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước); sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Sau đó, Quốc hội họp riêng, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

T.H (theo báo Tin tức)



Nguồn: https://baohaiduong.vn/thong-cao-bao-chi-so-28-ky-hop-thu-7-quoc-hoi-khoa-xv-385772.html

Cùng chủ đề

Thông cáo báo chí số 30, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, tiến hành các nội dung sau:* Nội dung 1: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Sau đó, Quốc hội...

Đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Giao thông vận tải

Buổi sángNội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua luật bằng hình thức...

Thông cáo báo chí số 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

* Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe các nội dung sau: Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày báo cáo...

​Thông cáo báo chí số 24, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Buổi sáng, nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe các nội dung: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long,...

Thông cáo báo chí số 21, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Tại phiên thảo luận có 36 lượt...

Cùng tác giả

Lý do hộ chiếu Singapore quyền lực nhất thế giới

Tính đến 9/1, dân số Singapore gần 5,9 triệu người và số lượng người dân muốn di cư bất hợp pháp rất ít, không gây ra rủi ro cao cho các quốc gia khác. Đây cũng là một trong...

Hai cây lim hơn 700 tuổi, chứng tích chiến thắng Bạch Đằng tại Quảng Yên

TPO – Theo sử sách ghi lại, hai cây Giếng Rừng nằm tại trung tâm thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh hơn 700 năm tuổi là chứng tích còn lại trong khu rừng vốn được quân và dân nhà Trần chặt để làm cọc Bạch Đằng trong trận thủy chiến đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược năm 1288. 10/01/2025 | 15:26 ...

Thêm nghệ sĩ Trung Quốc mất tích sau lời mời đóng phim

Người mất tích còn lại là người mẫu Dương Trạch Kỳ, 25 tuổi. Người thân trình báo không thể liên lạc được với Trạch Kỳ khi anh ở biên giới Thái Lan - Myanmar ngày 20/12/2024. Họ cũng nhận...

Chí Linh cần hơn 72.000 tỷ đồng phát triển đô thị đến năm 2040

UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị TP Chí Linh đến năm 2040. Theo đó, đô thị Chí Linh được chia thành 3 khu vực với mục tiêu phát triển tập trung, phù...

Hải Dương có thêm 3 người đẹp được công nhận

Cuộc thi "Hoa hậu thương hiệu Việt Nam 2024" được tổ chức vào cuối tháng 12/2024, do UBND tỉnh Gia Lai cấp phép, Hải Dương có thí sinh Quách Thị Hải Yến (xã Thanh Tân, Thanh Hà) được trao...

Cùng chuyên mục

Hai cây lim hơn 700 tuổi, chứng tích chiến thắng Bạch Đằng tại Quảng Yên

TPO – Theo sử sách ghi lại, hai cây Giếng Rừng nằm tại trung tâm thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh hơn 700 năm tuổi là chứng tích còn lại trong khu rừng vốn được quân và dân nhà Trần chặt để làm cọc Bạch Đằng trong trận thủy chiến đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược năm 1288. 10/01/2025 | 15:26 ...

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ Lào xây dựng năng lực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Trước đó, chiều cùng ngày, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã hội kiến Thượng tướng Vongkham Phommakone, Thứ trưởng Quốc phòng Lào.Tại hội kiến, hai bên nhất trí chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ...

Giảm thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục y tế xuống còn tối đa 15 phút

Để đạt mục tiêu trên, Sở Y tế sẽ thực hiện số hoá 100% số thủ tục, giấy tờ đã giao dịch thành công trước đó nhằm kết nối, chia sẻ dữ liệu, phấn đấu 80% số người dân,...

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 9/1

TRONG NƯỚCNgày 9/1, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu và đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương họp kỳ thứ 32 xem xét nhiều nội dung quan trọng

Ngày 9/1, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức kỳ họp thứ 32. Đồng chí Vũ Hồng Hiên, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì phiên họp.Tại kỳ...

Lực lượng công an tiếp tục đi đầu trong phát triển đất nước

Nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ, trong chương trình công tác tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thắp hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Lê Duẩn; Tổng...

Đủ tuổi tái cử, nữ trưởng phòng văn hóa vẫn xin nghỉ khi tinh gọn bộ máy

Ngày 9/1, trao đổi với PV VietNamNet, bà Vũ Thị Thanh Huế (1971, trú xã Bình Hòa, huyện Krông Ana), Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Krông Ana cho biết, vừa báo cáo tổ chức xin nghỉ việc nhằm tạo thuận lợi cho việc hợp nhất, sắp xếp tổ chức bộ máy và theo nguyện vọng cá nhân. Theo bà Huế, bản thân nhận thức rõ việc hợp nhất, sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn...

Ninh Giang đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm nay tăng gần 8 triệu đồng

Năm 2024, huyện Ninh Giang có 8 tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và 2 tập thể được tặng bằng khen. Nhiều tập thể, cá nhân được lãnh đạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất