Powered by Techcity

Vì sao 4 xã ở Chí Linh vẫn nằm ngoài mạng lưới cấp nước tập trung?


z5550464686425_6b70ce875ff6fe2952a72b05234c583a.jpg
Từ nhiều năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Năm ở xã Lê Lợi vẫn dùng nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt hằng ngày

Dùng nguồn nước tự nhiên

Từ nhiều năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Năm ở thị tứ Lê Lợi thuộc xã Lê Lợi vẫn sử dụng nước giếng khoan cho mọi sinh hoạt của gia đình. Giếng được gia đình sử dụng từ lâu, nước từ giếng bơm lên téc chứa trên sân thượng để cung cấp cho các tầng. “Dù là nguồn nước giếng khoan nhưng theo cảm nhận của gia đình tôi thì nước sạch và mát. Nước có quanh năm đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của cả gia đình”, chị Năm nói.

Thị tứ Lê Lợi hiện có khoảng 100 hộ, mỗi gia đình đều có một giếng khoan lấy từ mạch nước ngầm. Nước khá sạch, phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân. Ông Nguyễn Văn Phúc, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu thị tứ Lê Lợi cho biết đã có nhiều đơn vị về lấy mẫu nước xét nghiệm và kết quả đều khẳng định nguồn nước ngầm ở đây bảo đảm vệ sinh, đủ điều kiện sử dụng sinh hoạt hằng ngày. Từ nhiều năm nay, lãnh đạo địa phương chưa ghi nhận ý kiến phàn nàn nào về chất lượng nước của người dân. Dù mùa khô nguồn nước ngầm vẫn đủ để bà con sử dụng. Đã có lúc nhiều gia đình trong khu lắp đặt thêm máy lọc nước, nhưng đến nay gần như cũng bỏ không sử dụng vì chất lượng nguồn nước luôn bảo đảm. Trên địa bàn xã Lê Lợi cũng không có nhà máy, xí nghiệp sản xuất xả thải, việc chăn nuôi cũng được quy hoạch nên nguồn nước không bị ảnh hưởng.

Không chỉ xã Lê Lợi, mà 3 địa phương còn lại người dân cũng chủ yếu sử dụng nguồn nước suối, nước giếng khoan có chất lượng nước tương đối tốt. Trước đây, xã Hoàng Hoa Thám được đầu tư xây dựng một công trình nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Công trình này hiện cung cấp nước cho 75 hộ dân nhưng chủ yếu phục vụ sinh hoạt chứ không dùng được cho ăn uống.

Có nhất thiết phải đầu tư công trình nước sạch?

z5550464535694_8a5dfa72911ebafcf9df9fbea512c4cb.jpg
Dân cư thưa thớt, địa hình phức tạp nên việc đầu tư công trình nước sạch tập trung tại một số xã của Chí Linh gặp khó khăn

Theo điều tra năm 2023, xã Bắc An có 1.685 hộ, xã Hoàng Hoa Thám có 879 hộ, tất cả đều đang sử dụng nguồn nước ngầm tự nhiên. Việc huy động kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp vào địa bàn 2 xã rất khó khăn do địa hình phức tạp và dân cư thưa thớt. Nếu đầu tư công trình nước sạch sẽ cần nguồn vốn lớn, thu lợi nhuận sẽ lâu hơn và bản thân khách hàng cũng sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn.

Vì không có công trình cấp nước tập trung nên hai xã Bắc An và Hoàng Hoa Thám đang gặp khó khăn với tiêu chí chất lượng môi trường sống để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, nội dung tiêu chí nước sạch bao gồm: phải có 100% số hộ được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn và có từ 99% trở lên số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung.

Vậy có nhất thiết phải xây dựng công trình cấp nước tập trung tại các địa phương này trong giai đoạn hiện nay chỉ để đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao hay không? Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Đáng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh cho biết: “Trong quá trình xét công nhận nông thôn mới nâng cao thì đoàn thẩm định sẽ linh hoạt khi đánh giá tiêu chí về nước sạch đối với các địa phương này. Các hộ dân trong xã chỉ cần có biện pháp lọc nước, trữ nước bảo đảm hợp vệ sinh”…

Với nhu cầu và thực tế ở 4 xã này, việc xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung là chưa thật sự cần thiết. Điều người dân mong muốn, các cơ quan chức năng định kỳ lấy mẫu nước xét nghiệm các chỉ số để người dân thêm phần yên tâm khi sử dụng nguồn nước ngầm từ tự nhiên.

Trong Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định có 4 xã miền núi thuộc TP Chí Linh gồm Bắc An, Hoa Thám, Hưng Đạo và Lê Lợi đang sử dụng nguồn nước suối, nước giếng khoan có chất lượng nước tương đối tốt. Quy hoạch cũng nêu rõ phương án phát triển hạ tầng cấp nước tại TP Chí Linh trong giai đoạn tới. Theo đó sẽ thực hiện nâng công suất nhà máy nước Văn An lên 32.000 m3/ngày đêm cấp nước cho một phần xã Bắc An, Lê Lợi; xây dựng nhà máy nước Bến Tắm có công suất 5.000 m3/ngày đêm cấp nước cho xã Hoàng Hoa Thám và một phần xã Bắc An và xây dựng trạm cấp nước sạch Hưng Đạo có công suất 2.500 m3/ngày đêm…

THANH HOA



Nguồn: https://baohaiduong.vn/vi-sao-4-xa-o-chi-linh-van-nam-ngoai-mang-luoi-cap-nuoc-tap-trung-384977.html

Cùng chủ đề

Cuốn lịch sử Đảng bộ TP Chí Linh sẽ tổng kết thực tiễn đến năm 2025

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương đã bổ sung thêm nhiều ý kiến đóng góp như xem xét thu gọn chương 1 giới thiệu về mảnh đất, con người Chí Linh;...

Dự kiến lập đề án thành lập 2 phường Lê Lợi, Hưng Đạo trực thuộc TP Chí Linh

Tính chất là đô thị trung tâm khu vực phía bắc của tỉnh, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía bắc tỉnh Hải Dương và vùng lân cận.TP Chí Linh sẽ là trung tâm văn hóa, dịch vụ, du lịch có tiềm năng lớn phát triển dịch vụ du lịch, thể thao, sinh...

Chí Linh tập trung giải phóng mặt bằng dự án giao thông trọng điểm

Cầu Vạn được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều rộng 12m, chiều dài khoảng 919m… Cầu gồm 2 đơn nguyên, giai đoạn 2021-2025 xây dựng 1 đơn nguyên; giai đoạn 2026-2030 xây...

Chí Linh phát triển cây hành vụ đông

Toàn TP Chí Linh hiện có gần 290 ha trồng hành củ tập trung ở các địa phương: Bắc An, Hoàng Tân, Bến Tắm, Văn Đức, Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám… Trồng cây hành không quá tốn công so...

Chí Linh chuẩn bị xây dựng cầu Tân An, cầu Vạn và đường dẫn

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tân An và đường dẫn nối quốc lộ 18 có chiều dài tuyến trên địa phận TP Chí Linh là 3,13 km. UBND thành phố đã thông báo thu hồi gần 15,3...

Cùng tác giả

Hang động với gần 2.500 bích họa trên tường ở Trung Quốc

Theo Huy, có ba lý do khiến địa điểm này trở nên nổi tiếng và được biết đến rộng rãi. Đầu tiên là tuổi của các tác phẩm nghệ thuật trong hang động, được tạo ra cách đây hơn...

Kim Thành xử lý vi phạm công trình thủy lợi đạt gần 99%

Đến ngày 27/12, huyện Kim Thành đã xử lý 176 trường hợp vi phạm công trình thủy lợi trong tổng số 178 trường hợp vi phạm. Kim Thành là một trong những địa phương có tỷ lệ xử lý...

Vận hành thí điểm tàu du lịch Hà Nội

Khi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đặt vấn đề phối hợp khai thác tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, đã nhận được sự đồng tỉnh của lãnh đạo tỉnh, Tổng công ty...

Nói với con gái 3 câu qua camera, ông bố Hải Dương thu hút gần 1 triệu lượt xem

Mới đây, đoạn video ngắn quay lại cảnh ông bố trò chuyện với con gái qua camera thu hút gần 1 triệu lượt xem trên mạng xã hội TikTok. Trước camera, ông bố nhắn nhủ đến con gái: “Sao nãy bố gọi không nghe máy? Kim Anh ơi, hôm nay làm lẩu con gà to lắm. Làm lẩu con gà to, xong nhiều rau lắm, hai rổ rau”. Ánh mắt chờ mong, lời nói...

TP Hải Dương đầu tư hơn 643 tỷ đồng mở rộng đường Nguyễn Trãi và giải phóng mặt bằng khu đô thị trung tâm

HĐND TP Hải Dương đã thông qua quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng mở rộng đường Nguyễn Trãi và giải phóng mặt bằng khu đô thị trung tâm thành phố - khu vực 1 (Diamond...

Cùng chuyên mục

Kim Thành xử lý vi phạm công trình thủy lợi đạt gần 99%

Đến ngày 27/12, huyện Kim Thành đã xử lý 176 trường hợp vi phạm công trình thủy lợi trong tổng số 178 trường hợp vi phạm. Kim Thành là một trong những địa phương có tỷ lệ xử lý...

TP Hải Dương đầu tư hơn 643 tỷ đồng mở rộng đường Nguyễn Trãi và giải phóng mặt bằng khu đô thị trung tâm

HĐND TP Hải Dương đã thông qua quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng mở rộng đường Nguyễn Trãi và giải phóng mặt bằng khu đô thị trung tâm thành phố - khu vực 1 (Diamond...

Tôn trọng cái vạch vôi

Sáng ra, chị Hà đi chợ ghé mua rau ở quán quen. Thấy quán hôm nay ít đồ, chị Hà trêu:- Quán chị nay đắt hàng hay sao mà đã vơi nửa quán rồi. Em bảo mua mớ rau...

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản và thặng dư thương mại tăng cao kỷ lục

Chương trình xây dựng nông thôn mới và đổi mới tổ chức sản xuất tiếp tục được triển khai, thực hiện theo hướng thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu. Đến hết năm 2024, cả nước có khoảng...

Sự thích ứng kịp thời với xu thế toàn cầu

“Thích ứng linh hoạt là cách thức để vượt qua khó khăn và tận dụng các cơ hội mới. Khơi thông nguồn lực là cả nguồn lực bên trong và bên ngoài, là động lực tăng trưởng, phát triển...

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 đạt hai con số

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, gắn liền với tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc trong giải quyết thủ tục hành chính để giảm tầng nấc trung gian, chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian giải...

Chuyến bay từ Tokyo đến TP Hồ Chí Minh phải hạ cánh khẩn cấp để cứu hành khách

Ngày 27/12, sau khi cất cánh được hơn 2 giờ, hành khách V.T.V. ngồi ghế 24G (32 tuổi, quốc tịch Việt Nam) gặp vấn đề về sức khỏe (nghi tụt huyết áp, tay chân lạnh). Phi hành đoàn đã...

Hải Dương đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận 11 sản phẩm OCOP quốc gia

Hội đồng cũng thống nhất trình UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận sản phẩm đạt 4 sao OCOP và cấp giấy chứng nhận cho 17 sản phẩm khác.Năm 2024, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc...

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?

Tuy nhiên, cũng theo CEBR, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo sức mua tương đương (PPP) trong năm 2024 đã đạt mức 16.193 USD và được phân loại là quốc gia có thu nhập trung bình...

Đề xuất giá điện được điều chỉnh 2 tháng một lần

Theo quyết định thay thế Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành hồi tháng 3, thời gian điều chỉnh giá điện được rút ngắn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất