Powered by Techcity

Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thảo luận ở hội trường sáng 30/5. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Quốc hội thảo luận ở hội trường sáng 30/5

Thứ năm, ngày 30/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Buổi sáng

Từ 8 giờ đến 9 giờ 30: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Tại phiên thảo luận đã có 13 đại biểu Quốc hội phát biểu, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, các nội dung trong tờ trình đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu.

Các đại biểu cơ bản nhất trí với những nhận định, đánh giá trong việc triển khai hoạt động giám sát năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, cũng như dự kiến chương trình giám sát năm 2025 của Quốc hội nêu trong tờ trình và dự thảo Nghị quyết; đánh giá cao việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ động xây dựng Chương trình giám sát với nhiều nội dung đổi mới rất quan trọng kể từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, trong đó năm 2023 và đầu năm 2024 đã triển khai 6 nội dung mới theo Đề án Đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội.

Các ý kiến đại biểu cũng đánh giá cao việc lựa chọn hai chuyên đề giám sát năm 2025 là phù hợp, đều là những vấn đề rất quan trọng, những vấn đề nóng, cần phải được giám sát để tạo sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị tiếp tục giám sát việc thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát các chuyên đề của Quốc hội trong nhiệm kỳ qua; giao đoàn đại biểu Quốc hội lựa chọn những nội dung cụ thể trong các chuyên đề giám sát tối cao, cũng như giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để giám sát cho phù hợp với thực tiễn của địa phương; theo dõi việc giải quyết, trả lời các kiến nghị trong báo cáo giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội; bổ sung thảo luận báo cáo chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ tại các kỳ họp Quốc hội.

Các đại biểu cũng đề nghị các Ủy ban của Quốc hội tăng cường các phiên giải trình về cải cách thủ tục hành chính; bố trí để Quốc hội xem xét các báo cáo giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội định kỳ 6 tháng, 1 năm; tăng cường cung cấp cho đại biểu các báo cáo độc lập của các cơ quan Quốc hội, các cơ quan khác như Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội; bên cạnh đó, cần điều phối thời gian giám sát và tăng thêm chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

ttxvn_tong kiem toan Nha nuoc.jpg
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Từ 9 giờ 50 đến 11 giờ 30: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Tại phiên thảo luận đã có 15 đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó đa số ý kiến đại biểu thể hiện sự đồng thuận cao với nội dung tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo nghị quyết kèm theo.

Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung về nội dung, tiến độ thời gian trình một số dự án luật, dự thảo nghị quyết cụ thể. Các đại biểu cũng góp ý kiến về các vấn đề cụ thể, tập trung phân tích, đánh giá về những kết quả đạt được, một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay (gồm công tác xây dựng chương trình, điều chỉnh chương trình, rà soát pháp luật, tổng kết thực tiễn, tăng tính dự báo của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và nâng cao chất lượng các dự án).

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất nhiều biện pháp bảo đảm tiến độ chuẩn bị trình các dự án luật, nghị quyết theo đúng chương trình đã được Quốc hội quyết định; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cá thể hóa trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật, chấp hành nghiêm chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm thực hiện tốt nhất định hướng chương trình xây dựng pháp luật cả nhiệm kỳ Quốc hội nói chung và các chương trình hằng năm được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

ttxvn_PCT quoc hoi Tran Quang Phuong.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp

Buổi chiều

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe các nội dung: Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022 (trong đó có báo cáo việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước);

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022;

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022;

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Sau đó Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tại phiên thảo luận đã có 16 đại biểu Quốc hội phát biểu; trong đó đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo luật và báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: áp dụng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; giao nhiệm vụ sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý, cơ sở công nghiệp an ninh do Bộ Công an quản lý; nguồn lực tài chính cho công nghiệp quốc phòng, an ninh; hoạt động quản lý nguồn lực tài chính cho công nghiệp quốc phòng, an ninh; Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng; tổ hợp công nghiệp quốc phòng; động viên công nghiệp; chế độ, chính sách trong công nghiệp quốc phòng, an ninh; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; quy định chuyển tiếp…

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ sáu, ngày 31/5: Sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe: Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; sau đó, Quốc hội họp riêng về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030.

Chiều: Quốc hội thảo luận ở tổ về: dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Thông cáo báo chí số 30, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, tiến hành các nội dung sau:* Nội dung 1: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Sau đó, Quốc hội...

Đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Giao thông vận tải

Buổi sángNội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua luật bằng hình thức...

Thông cáo báo chí số 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

* Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe các nội dung sau: Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày báo cáo...

​Thông cáo báo chí số 24, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Buổi sáng, nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe các nội dung: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long,...

Thông cáo báo chí số 21, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Tại phiên thảo luận có 36 lượt...

Cùng tác giả

Lý do hộ chiếu Singapore quyền lực nhất thế giới

Tính đến 9/1, dân số Singapore gần 5,9 triệu người và số lượng người dân muốn di cư bất hợp pháp rất ít, không gây ra rủi ro cao cho các quốc gia khác. Đây cũng là một trong...

Hai cây lim hơn 700 tuổi, chứng tích chiến thắng Bạch Đằng tại Quảng Yên

TPO – Theo sử sách ghi lại, hai cây Giếng Rừng nằm tại trung tâm thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh hơn 700 năm tuổi là chứng tích còn lại trong khu rừng vốn được quân và dân nhà Trần chặt để làm cọc Bạch Đằng trong trận thủy chiến đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược năm 1288. 10/01/2025 | 15:26 ...

Thêm nghệ sĩ Trung Quốc mất tích sau lời mời đóng phim

Người mất tích còn lại là người mẫu Dương Trạch Kỳ, 25 tuổi. Người thân trình báo không thể liên lạc được với Trạch Kỳ khi anh ở biên giới Thái Lan - Myanmar ngày 20/12/2024. Họ cũng nhận...

Chí Linh cần hơn 72.000 tỷ đồng phát triển đô thị đến năm 2040

UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị TP Chí Linh đến năm 2040. Theo đó, đô thị Chí Linh được chia thành 3 khu vực với mục tiêu phát triển tập trung, phù...

Hải Dương có thêm 3 người đẹp được công nhận

Cuộc thi "Hoa hậu thương hiệu Việt Nam 2024" được tổ chức vào cuối tháng 12/2024, do UBND tỉnh Gia Lai cấp phép, Hải Dương có thí sinh Quách Thị Hải Yến (xã Thanh Tân, Thanh Hà) được trao...

Cùng chuyên mục

Hai cây lim hơn 700 tuổi, chứng tích chiến thắng Bạch Đằng tại Quảng Yên

TPO – Theo sử sách ghi lại, hai cây Giếng Rừng nằm tại trung tâm thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh hơn 700 năm tuổi là chứng tích còn lại trong khu rừng vốn được quân và dân nhà Trần chặt để làm cọc Bạch Đằng trong trận thủy chiến đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược năm 1288. 10/01/2025 | 15:26 ...

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ Lào xây dựng năng lực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Trước đó, chiều cùng ngày, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã hội kiến Thượng tướng Vongkham Phommakone, Thứ trưởng Quốc phòng Lào.Tại hội kiến, hai bên nhất trí chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ...

Giảm thời gian chờ đợi giải quyết thủ tục y tế xuống còn tối đa 15 phút

Để đạt mục tiêu trên, Sở Y tế sẽ thực hiện số hoá 100% số thủ tục, giấy tờ đã giao dịch thành công trước đó nhằm kết nối, chia sẻ dữ liệu, phấn đấu 80% số người dân,...

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 9/1

TRONG NƯỚCNgày 9/1, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu và đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương họp kỳ thứ 32 xem xét nhiều nội dung quan trọng

Ngày 9/1, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức kỳ họp thứ 32. Đồng chí Vũ Hồng Hiên, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì phiên họp.Tại kỳ...

Lực lượng công an tiếp tục đi đầu trong phát triển đất nước

Nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ, trong chương trình công tác tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thắp hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Lê Duẩn; Tổng...

Đủ tuổi tái cử, nữ trưởng phòng văn hóa vẫn xin nghỉ khi tinh gọn bộ máy

Ngày 9/1, trao đổi với PV VietNamNet, bà Vũ Thị Thanh Huế (1971, trú xã Bình Hòa, huyện Krông Ana), Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Krông Ana cho biết, vừa báo cáo tổ chức xin nghỉ việc nhằm tạo thuận lợi cho việc hợp nhất, sắp xếp tổ chức bộ máy và theo nguyện vọng cá nhân. Theo bà Huế, bản thân nhận thức rõ việc hợp nhất, sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn...

Ninh Giang đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm nay tăng gần 8 triệu đồng

Năm 2024, huyện Ninh Giang có 8 tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và 2 tập thể được tặng bằng khen. Nhiều tập thể, cá nhân được lãnh đạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất