Powered by Techcity

Khắc phục tình trạng cán bộ “xơ cứng”, không dám hành động

Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Đây là vấn đề được nhiều đại biểu nêu ra trong phiên thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”, ngày 25/5.

Nạn dịch đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm

Đề cập đến nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 43, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) quan tâm đến 2 nguyên nhân chủ quan là tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức; một số doanh nghiệp thuộc đối tượng hỗ trợ nhưng có tâm lý e ngại công tác thanh tra, kiểm tra tăng chi phí phát sinh thủ tục và việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, văn bản hướng dẫn cụ thể một số chính sách có quy định chưa rõ, chưa thống nhất dẫn đến chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp, có chính sách chưa đạt mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến kết quả chung của tình hình thực hiện nghị quyết. Đây là hai nguyên nhân chính, là rào cản lớn nhất hiện nay, dẫn đến tình trạng làm trì trệ, giảm hiệu lực, hiệu quả của Nghị quyết 43 nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.

Một hiện tượng đáng lo ngại là từ kỳ họp thứ 5 đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, cả hai nguyên nhân hạn chế này đều xuất hiện trong hầu hết các báo cáo trình tại kỳ họp Quốc hội. Thực trạng này rất đáng quan tâm và cần phải có giải pháp căn cơ để khắc phục, không thể kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế của đất nước.

Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận), trong bối cảnh hết sức khó khăn, Chính phủ, Quốc hội đã cân đối, dành nguồn lực phân bổ cho các chương trình, dự án nhằm phục hồi kinh tế; nhưng thực tế là chúng ta chưa sử dụng hết, sử dụng chưa hiệu quả – đây cũng được xem là một sự lãng phí.

Chỉ ra nguyên nhân chính vẫn là yếu tố con người, con người đề xuất, ban hành chính sách, con người thực thi và triển khai chính sách trong thực tế, là yếu tố quyết định cho chính sách đó thành công hay không, đại biểu tỉnh Bình Thuận thống nhất với đánh giá của Đoàn Giám sát, đó là hiện nay tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ dẫn đến giải quyết công việc chưa hiệu quả. Tình trạng đùn đẩy, né tránh của cán bộ, công chức không chỉ là nguyên nhân mà còn là hiện tượng.

Phân tích hiện tượng này xuất phát từ 2 nguyên nhân khác, đại biểu chỉ ra rằng, văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo; nhiều quy định không khả thi và lạc hậu, tạo rủi ro cho người thực thi, cho doanh nghiệp; thủ tục thực hiện dự án phức tạp, chồng chéo dẫn đến kéo dài thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó là năng lực thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức còn hạn chế.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông phát biểu ý kiến, sáng 25/5

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông nêu rõ, thời gian qua, việc khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các quy định pháp luật, việc hủy bỏ những quy định không khả thi tuy có được triển khai nhưng vẫn còn chậm, nhất là những văn bản dưới luật và việc bồi dưỡng cho đội ngũ thực thi chính sách (công chức, viên chức) chưa chú trọng nhiều vào học chuyên môn, nghiệp vụ. Tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đã được nhắc đến nhiều lần nhưng vẫn chưa có chuyển biến.

“Có phải chúng ta chưa có cơ chế xử lý, đánh giá cán bộ, công chức, hay chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”, đặt vấn đề như vậy, nhưng ông trả lời rằng “không phải”. Bởi, chúng ta đã có nhiều văn bản của Đảng và của Chính phủ về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, đã có Kết luận 14 của Trung ương, Nghị định 73 của Chính phủ về khuyến khích cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Vậy từ nguyên nhân nào? Ông kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có đánh giá một cách căn cơ, tìm đúng nguyên nhân và có giải pháp thật sự hiệu quả, trong đó có việc khảo sát, đánh giá lại việc thực hiện Nghị định 73 từ khi ban hành cho đến nay có cơ quan, đơn vị, địa phương nào đã áp dụng thực hiện và đem lại hiệu quả, để từ đó nhân rộng. Còn nếu qua khảo sát, đánh giá vẫn còn vướng mắc, các địa phương, đơn vị chưa áp dụng thì cần có giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng trên.

Bày tỏ “rất quan ngại” với tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) ví “điều này đã trở thành một loại dịch lan rất nhanh trong đội ngũ người thực thi công vụ trong mọi cấp, mọi ngành trong xã hội suốt từ năm 2022 đến hết năm 2023. Nhân dân thấy rõ điều đó. Có người còn cho đó là đặc điểm nổi bật của cán bộ, công chức trong thời gian qua, thực sự đau, và thực sự buồn”.

Để ngăn chặn “nạn dịch” né tránh, sợ trách nhiệm tiếp tục tồn tại đến năm 2024, đại biểu mong các cấp Đảng, chính quyền cần coi đó là tình trạng tiêu cực. Cần chỉ ra và thực thi kỷ luật ai né tránh, sợ trách nhiệm. Cạnh đó, cũng cần khen thưởng kịp thời những ai có tinh thần 7 dám, đặc biệt cán bộ, công chức viên chức nào dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Chờ đợi xin cơ chế đặc thù

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên họp sáng 25/5

Nêu ý kiến hiện nay có nhiều quy định không phù hợp với thực tế, mọi người đều thấy cần phải làm khác đi mới có hiệu quả, nhưng trên thực tế khi thi hành công vụ, người thi hành vẫn phải tuân thủ theo quy định và thực thi những việc làm không phù hợp, thậm chí, nhiều người không dám làm, phải đùn đẩy trách nhiệm lên, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng điều này cũng có thể dẫn đến việc các địa phương chờ đợi xin các cơ chế đặc thù để giải quyết.

“Thời gian qua, hầu như kỳ họp nào Quốc hội cũng xem xét thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù. Ngay trong kỳ họp này, chúng ta biết đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây cũng đề xuất cơ chế đặc thù; hai địa phương như Nghệ An, Đà Nẵng cũng xin cơ chế đặc thù. Tôi tin tưởng rằng, các địa phương, các ngành, lĩnh vực sẽ tiếp tục xin cơ chế đặc thù trong các kỳ họp tới”, ông nói.

Theo đại biểu, các nghị quyết về cơ chế đặc thù chính là cho phép cơ quan thực thi được phép hành động khác so với quy định pháp luật hiện hành, nên việc này được coi như “cởi trói” và đã mang lại tác động tích cực cho cuộc sống. Các quy định của pháp luật luôn luôn có sự giao thoa, phù hợp với lĩnh vực này, địa phương này, thời điểm này, nhưng có thể không phù hợp với lĩnh vực, các địa phương khác, vào thời điểm khác.

Cùng một quy định của pháp luật, nhưng nếu hoàn cảnh khác nhau, đối tượng khác nhau, người thực thi pháp luật phải biết vận dụng, xử lý khác nhau cho phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Do vậy, để khắc phục tình trạng cán bộ “xơ cứng”, không dám hành động vì sợ sai như hiện nay, đồng thời khuyến khích cán bộ thực thi công vụ năng động, sáng tạo, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị Quốc hội cần có một nghị quyết cho phép khi thực thi công vụ được phép vận dụng các quy định của pháp luật, hoặc lựa chọn các quy định của pháp luật phù hợp nhất một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh thực tế.

Để thực hiện cơ chế này, trước khi thực hiện, phải lập kế hoạch hành động, trong đó chỉ rõ lý do sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo là gì, khác gì so với hiện hành. Phải báo cáo kế hoạch với cơ quan có thẩm quyền về cách làm để xem xét, phê duyệt cho phép cán bộ được thực hiện, nhưng việc phê duyệt này phải dựa trên cơ sở tính khả thi và phù hợp với thực tế, không trái với quy định cấm của pháp luật.

Ông lưu ý rằng, đây là “không trái với các quy định cấm của với pháp luật”, chứ không phải là “phải tuân thủ pháp luật” như hiện nay. “Vì nếu cứ yêu cầu phải tuân thủ quy định pháp luật hiện nay thì tất cả các năng động, sáng tạo sẽ không bao giờ được phép chấp nhận”.

Đồng thời, các cơ quan đã phê duyệt thì phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của người đề xuất để phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Với quy định như vậy, chúng ta sẽ xóa bỏ được tình trạng của cán bộ không dám hành động như hiện nay; đồng thời sẽ thúc đẩy, khơi dậy được tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều sông ở Hải Dương lên mức báo động 3, cấm các phương tiện đi trên đê

Ngày 11/9, Đài Khí tượng thủy văn Hải Dương cho biết, hiện nay mực nước một số sông trong tỉnh đã lên mức báo động số 3. Cụ thể, mực nước sông Thái Bình tại trạm Thủy văn Cát Khê (Nam Sách) lên mức báo động 3 (5,00m) vào 22h ngày 10/9, tại Trạm thủy văn Phú Lương (TP Hải Dương) lên báo động số 3 vào 5h ngày 11/9; Mực nước sông Kinh Môn tại Trạm thủy văn An...

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió, thông tuyến đường sắt sớm nhất

Yêu cầu trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Công điện số 37 về đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình khai thác đối với vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - TP...

Cùng tác giả

Hậu quả của nhóm kín có nhiều sao Việt tham gia

Negav chưa lên tiếng về những ồn ào thời gian quaChỉ trong chiều 1/10, hàng loạt nghệ sĩ từ Orange, Lena, Blacka, Trung Quân, Huỳnh Tú tới Tùng Maru… lần lượt lên tiếng. Tất cả bài viết của các...

Rừng ngập mặn Rú Chá chuyển màu vàng ươm, đẹp như ở trời Âu

Rừng ngập mặn Rú Chá chuyển màu vàng ươm, đẹp như ở trời Âu ...

9 tháng, Hải Dương hoàn thành mục tiêu cả năm 2024 về thu hút đầu tư trong nước

Trong đó có 41 dự án mới với tổng vốn đăng ký hơn 5.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Các dự án DDI mới tập trung ở các lĩnh vực thương mại dịch...

Giá vàng thế giới tăng hơn 1% sau khi Iran không kích Israel

Vào lúc 0 giờ 40 ngày 2/10 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 1% lên 2.661,63 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tăng 0,9% và khép phiên ở mức 2.690,3 USD/ounce.Tối 1/10 (giờ địa phương),...

Thị trường ổn định, Sơn La nỗ lực dập dịch tả heo châu Phi

Thị trường giá heo hơi trong nước đang dần ổn định sau nhiều ngày điều chỉnh tăng giảm liên tiếp. Theo khảo sát mới nhất, giá heo hơi trên toàn quốc hiện dao động trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg. Giá cả heo hơi ba miền mới nhất ngày 2/10/2024. Ảnh: nongnghiep.vn Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi đứng yên ở mức 68.000 – 69.000 đồng/kg. Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nội đang ghi...

Cùng chuyên mục

Thị trường ổn định, Sơn La nỗ lực dập dịch tả heo châu Phi

Thị trường giá heo hơi trong nước đang dần ổn định sau nhiều ngày điều chỉnh tăng giảm liên tiếp. Theo khảo sát mới nhất, giá heo hơi trên toàn quốc hiện dao động trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg. Giá cả heo hơi ba miền mới nhất ngày 2/10/2024. Ảnh: nongnghiep.vn Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi đứng yên ở mức 68.000 – 69.000 đồng/kg. Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nội đang ghi...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến sân bay Dublin – Ảnh: TTXVN Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 20h30 ngày 1-10, giờ địa phương (tức 2h30 ngày 2-10, giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay Dublin, thủ đô Dublin, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Ireland. Tham gia đoàn có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài –...

Ngành than đã ổn định sản xuất

Cơn bão số 3 với sức tàn phá lớn đã ảnh hưởng nặng nề đến tỉnh Quảng Ninh, trong đó có nhiều đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Nhưng với tinh thần thép, đoàn kết, tràn đầy tình đồng đội, những người thợ mỏ đã nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão, sớm ổn định sản xuất. Các đơn vị Than Hà Lầm, Cao Sơn, Thống Nhất, Mạo Khê, Vàng Danh…...

Petrovietnam hỗ trợ nhân dân tỉnh Hải Dương khắc phục thiệt hại bão lũ

Petrovietnam hỗ trợ nhân dân tỉnh Hải Dương khắc phục thiệt hại bão lũ 08:34 | 01/10/2024 Lượt xem: 396 Ngày 1/10, thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về công tác an sinh xã hội cùng nghĩa tình người Dầu khí, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã đến thăm hỏi và hỗ trợ nhân dân tỉnh Hải Dương để khắc...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 1/10

TRONG NƯỚCNgày 1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ, nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại...

Số hồ sơ đề nghị hỗ trợ khôi phục sản xuất ở Hải Dương tăng đột biến sau bão số 3

Tại các bộ phận “một cửa” cấp xã, từ 20 - 30/9, trung bình mỗi ngày các đơn vị này tiếp nhận hàng trăm hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân...

Việt Nam-Mông Cổ ra Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện

Kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Mông Cổ về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện nhằm định hướng cho sự...

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Mông Cổ chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, chiều 30/9, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh cùng chứng kiến Lễ ký các văn...

Cử tri Trường Quân sự Quân khu 3 đề nghị nâng hạn độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan

Chúc mừng những thành tựu Trường Quân sự Quân khu 3 đã đạt được, đồng chí Bùi Văn Cường đề nghị nhà trường tiếp tục đổi mới công tác giảng dạy, quản lý để thực hiện tốt nhiệm vụ...

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ

Vào lúc 14 giờ ngày 30/9 (giờ địa phương, tức 13 giờ Hà Nội), tại Quảng trường Sukhbaatar, Thủ đô Ulan Bator, Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sang thăm cấp Nhà nước Mông Cổ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất