Powered by Techcity

Nhân nghĩa Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp và mặt trận Điện Biên Phủ

tu-binh-phap-cam-phuc-truoc-tam-long-nhan-ai-nhan-dao-cua-ho-chu-tich-1-(1).jpg
Tù binh Pháp cảm phục trước tấm lòng nhân đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn của Đảng ta trong việc vạch ra đường lối, chủ trương kháng chiến đúng đắn, sáng tạo và là người chỉ đạo sát sao, giáo dục động viên, cổ vũ kịp thời quân dân ta trong suốt cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, Bác luôn nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ ta làm tốt công tác chính sách tù hàng binh; kết hợp nhuần nhuyễn với công tác binh vận, mặc dù điều kiện của ta lúc đó còn nhiều khó khăn thiếu thốn.

Kết thúc chiến dịch, quân ta bắt sống hàng vạn tên địch, trong đó có hàng nghìn thương binh và bệnh binh nặng. Mặc dù bộ đội và dân công đã trải qua thời gian dài chiến đấu, sức khỏe giảm sút, lương thực, thực phẩm, thuốc men, dụng cụ quân y còn lại rất ít, nhưng những thương bệnh binh địch vẫn được các bác sĩ, y tá của ta tập trung cứu chữa; được dân công hỏa tuyến tận tình khiêng cáng về nơi điều trị an toàn. Tù binh địch không những không bị tra tấn và đánh đập như họ tưởng, mà còn được ta cho ăn uống và dẫn giải về trại tập trung. Trong trại, tù và hàng binh của Pháp được bộ đội ta nuôi dưỡng và chăm sóc tận tình. Họ được khám chữa bệnh, ăn uống theo khẩu phần quy định, sinh hoạt theo nội quy thống nhất. Hằng ngày họ phải làm vệ sinh cá nhân và nơi ở, được tập thể dục và chơi thể thao. Các cán bộ quản lý còn tuyên truyền, giải thích rõ về chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta, giúp họ trút bỏ nỗi lo âu và hoảng sợ sẽ bị trả thù.

Mặc dù tội ác của thực dân Pháp đối với quân và dân ta là rất lớn, nhưng với tấm lòng bao dung và nhân ái, cũng như chính sách khoan hồng và độ lượng của Đảng, Nhà nước, quân và dân ta đã không lấy hận thù để trả thù, không đem lòng căm giận để trừng phạt tù binh và hàng binh Pháp. Việc làm đó thể hiện rõ tính nhân văn, lòng yêu hòa bình, muốn khép lại mọi sự hận thù, mở ra mối quan hệ mới sau chiến tranh. Đây cũng là sự kế tục truyền thống quý giá của dân tộc ta: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn đối với những kẻ xâm lược bại trận. Ngay sau Chiến dịch Biên giới năm 1950 thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định ân xá, thả cả hai sĩ quan chỉ huy binh đoàn Lơ Pagiơ và Sáctông, cùng hàng trăm tù binh của Pháp, cho họ trở về.

Trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 30/3/1953, Hồ Chủ tịch ký quyết định thả 200 tù binh người Bắc Phi. Trong thư gửi cho tù binh, Bác viết: “Tôi biết rằng đó không phải lỗi của các bạn, các bạn đều là nạn nhân buộc phải cầm súng chiến đấu cho thực dân Pháp”. Người cũng viết: “Tôi nghĩ rằng đến một ngày gần đây hai dân tộc Pháp – Việt có thể cùng cộng tác trong hòa bình và thân ái, để mưu cầu hạnh phúc cho hai dân tộc”. Bác giải thích với tù binh: “Các ông biết chiến tranh là chiến tranh. Quân đội Việt Nam chỉ làm chiến tranh trong các trận đánh, sau trận đánh đối với quân đội bại trận, quân đội Việt Nam coi các binh sĩ như người dân Pháp; sự thiếu thốn chỉ là do hoàn cảnh mà thôi”. Người còn nói với tù binh là lính lê dương: Các bạn với chúng tôi tuy khác màu da nhưng máu đỏ thì đều như nhau, các bạn không thể chết một cách vô nghĩa, hãy đứng về phía chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã có khoảng 1.300 lính lê dương đào ngũ sang Việt Minh và tình nguyện tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhiều người trong số họ đã có đóng góp lớn cho Việt Minh; nhiều người sau đó đã trở thành cán bộ của Việt Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi họ là “những người Việt Nam mới”. Trong một lần đến thăm tù binh, thấy một sĩ quan Pháp đang bị sốt rét, Bác còn cởi cả áo khoác của mình đưa cho họ. Cử chỉ của Người không chỉ khiến tù binh Pháp và lính lê dương ôm mặt khóc mà còn giúp họ hiểu được cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Từ mùa hè năm 1953, khi Pháp sa lầy ở Đông Dương cũng là lúc phong trào chống chiến tranh ở Pháp dâng cao, Pháp cũng đã tính đến việc rút khỏi Đông Dương trong danh dự, nhưng ỷ thế nước lớn, Pháp không muốn nói chuyện thẳng với Việt Nam mà muốn việc lập lại hoà bình ở đây do các nước lớn dàn xếp. Ngày 26/11/1953, trả lời một nhà báo Thuỵ Điển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Nếu Chính phủ Pháp rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam theo lối hoà bình, thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó”. Đó cũng là tư tưởng nhân văn, nhân đạo của Hồ Chủ Tịch, Người không muốn cuộc chiến tranh phi nghĩa do thực dân Pháp xâm lược gây ra không chỉ làm những người dân vô tội của Việt Nam bị chết mà binh lính Pháp cũng không đứng ngoài những tổn thất to lớn ấy.

Hiệp định Geneva đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có Mỹ giúp sức ở Việt Nam và Đông Dương. Đây thực sự là một bước ngoặt mới, một giai đoạn đấu tranh mới của quân và dân ta với những phương thức mới; không chỉ đấu tranh bằng quân sự mà còn bằng nhiều hình thức khác để đi tới mục tiêu thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước, làm thất bại âm mưu của kẻ thù muốn chia cắt vĩnh viễn đất nước ta.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3/1964), Bác Hồ đã nói: “… Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng của nhân dân cả nước ta, chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công…”.

Truyền thống đánh giặc kiên cường, lòng nhân đạo đối với tù binh, hàng binh địch và tư tưởng nhân văn, nhân đạo của Bác đã được nhân dân ta vận dụng rất thành công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tù binh và hàng binh Mỹ đều được đối xử rất nhân đạo, được giáo dục và trả về đoàn tụ cùng gia đình, có người sau này trở thành thượng nghị sĩ và Đại sứ Mỹ ở Việt Nam. Nhiều tù binh có tình cảm tốt với nhân dân ta, chính họ đã bắc nhịp cầu nối lại tình đoàn kết giữa hai dân tộc và mở ra phương hướng hợp tác mới giữa hai quốc gia. Truyền thống đại nghĩa và nhân văn thể hiện qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là thông điệp mà nhân dân ta muốn gửi tới các tổ chức và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới; đồng thời cũng là lời cảnh báo đối với các thế lực thù địch có âm mưu chống phá hoặc xâm phạm lãnh thổ và lãnh hải nước ta.

LÊ QUÝ HOÀNG

Nguồn

Cùng chủ đề

Vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn

Tại hội thảo, các tham luận đã làm sâu sắc hơn các nội dung liên quan đến nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện mục tiêu độc lập dân...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 25/12

TRONG NƯỚCChiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông...

Điện lực Tứ Kỳ gặp mặt 20 doanh nghiệp tiêu biểu về tiết kiệm điện

Hưởng ứng chương trình "Tháng tri ân khách hàng" năm 2024, Điện lực Tứ Kỳ đã hỗ trợ vệ sinh công nghiệp, kiểm tra máy biến áp thuộc 5 trạm biến áp của khách hàng tiêu biểu; tặng quà...

Hải Dương đóng 17 lối đi tự mở qua đường sắt

Hải Dương có 2 tuyến đường sắt gồm tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; Kép - Hạ Long và đường nhánh Chí Linh – Cổ Thành đi qua với tổng chiều dài 72 km.Trên tuyến đường sắt...

Nhiều cán bộ ở Bình Dương tự nguyện xin nghỉ khi hợp nhất, sắp xếp bộ máy

Đó là thông tin được bà Huỳnh Thị Thanh Phương, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết tại Hội nghị giao ban báo chí cuối năm của UBND tỉnh Bình Dương diễn ra chiều 25/12.Theo bà...

Hải Dương phong tặng 9 nghệ nhân nghề tiểu thủ công nghiệp

9 nghệ nhân mới được phong tặng gồm: ông Phạm Anh Dũng (sinh năm 1945) và bà Nguyễn Thị Phiu (sinh năm 1958) ở làng nghề thêu ren Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ) với nghề thêu ren.Chị...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 25/12

TRONG NƯỚCChiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông...

Nhiều cán bộ ở Bình Dương tự nguyện xin nghỉ khi hợp nhất, sắp xếp bộ máy

Đó là thông tin được bà Huỳnh Thị Thanh Phương, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết tại Hội nghị giao ban báo chí cuối năm của UBND tỉnh Bình Dương diễn ra chiều 25/12.Theo bà...

Hà Nội muốn giữ một số sở đặc thù

Theo báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của Ban cán sự Đảng UBND thành phố, Hà Nội sẽ duy trì 10 sở và tương đương. Trong đó, 4 sở...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 24/12

TRONG NƯỚCNgày 24/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 để tổng kết, đánh giá việc triển khai công tác y tế năm 2024 và phương hướng,...

Cuốn lịch sử Đảng bộ TP Chí Linh sẽ tổng kết thực tiễn đến năm 2025

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương đã bổ sung thêm nhiều ý kiến đóng góp như xem xét thu gọn chương 1 giới thiệu về mảnh đất, con người Chí Linh;...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy gặp mặt cán bộ, phóng viên công tác tại các tuyến đảo

Đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cán bộ, phóng viên chấp hành nghiêm các quy định khi đi công tác, tích cực tác nghiệp, tuyên truyền, phản ánh những tình cảm, bản sắc...

Tinh gọn bộ máy các Ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức

Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện lãnh đạo...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương thông báo kết quả kỳ họp thứ 31

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương vừa có thông báo kết quả kỳ họp thứ 31.Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét kết quả kiểm tra tài chính đảng đối với Ban...

Đồng chí Phan Nhật Thanh giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương

Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Nhật Thanh cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng, giao nhiệm vụ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Đồng chí hứa sẽ không ngừng nỗ...

Bộ Y tế sắp xếp sáp nhập, chuyển giao 4 bệnh viện tuyến trung ương

Cụ thể: Bệnh viện 74 Trung ương chuyển giao nguyên trạng về UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Bệnh viện 71 Trung ương và Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương tổ chức lại thành hai bệnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất