Powered by Techcity

Doanh nghiệp kiến nghị điều tra phòng vệ

Thép Hòa Phát. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Thép Hòa Phát

Mới đây, các doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng (HRC) như Formosa, Hòa Phát đã nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá với mặt hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ vì lý do đe dọa sản xuất trong nước.

Vậy nhập khẩu thép ồ ạt đang tác động ra sao tới sản xuất trong nước và Việt Nam có nên điều tra, tiến tới thực hiện áp thuế với mặt hàng này?

Bảo vệ sản xuất từ thượng nguồn

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng bằng 143% so với lượng sản xuất trong nước.

Ước tính quý 1/2024, lượng nhập khẩu HRC đạt 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so với lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng đột biến, chiếm 75%.

TTXVN_1404thepTrungquoc.jpg
Vận chuyển thép cuộn tại nhà máy ở Châu Bình, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có lượng nhập khẩu HRC 1 năm lớn hơn lượng sản xuất trong nước. Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2023, sản xuất của 2 doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng trong nước là Formosa và Hòa Phát đã sụt giảm, chỉ đạt 73% công suất thiết kế so với mức 86% của năm 2021 do phải cạnh tranh thiếu công bằng với hàng nhập khẩu bán dưới giá thành.

Về mức giá, giá nhập khẩu hiện đã giảm mạnh từ 613 USD vào đầu năm 2023 xuống còn 541 USD trong quý 4/2023.

Đại diện một doanh nghiệp trong nước chia sẻ: “Điều này là đáng báo động. Một số nước như Thái Lan hay Indonesia có sản lượng thấp hơn Việt Nam, lượng nhập khẩu ít hơn sản xuất trong nước khá nhiều cũng đã dùng biện pháp tự vệ thương mại để bảo vệ sản xuất thép từ thượng nguồn.”

Nhập khẩu tăng mạnh, giá bán thấp đã khiến thị phần bán hàng nội địa của 2 nhà sản xuất HRC trong nước giảm mạnh từ 45% của năm 2021 xuống còn 30% năm 2023.

Ngược lại, thị phần của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn độ tăng từ 32% lên gần 46% trong năm 2023. Dự kiến đà nhập khẩu năm 2024 tiếp tục tăng mạnh mẽ trong bối cảnh khủng hoảng thừa thép của Trung Quốc.

Với lượng nhập khẩu chưa từng có trong lịch sử, sản xuất trong nước bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến nỗ lực tự chủ sản xuất thép chất lượng cao của ngành thép đã xây dựng trong hàng chục năm qua.

Theo ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, trước đây, Việt Nam không làm được thép cán nóng vì vốn đầu tư quá lớn và công nghệ yêu cầu rất cao, nhưng từ khi Formosa Hà Tĩnh và Hòa Phát đầu tư vào hàng tỷ USD thì họ đã làm được điều này.

“Khi chưa làm được thép cán nóng thì việc phải nhập khẩu là đương nhiên, nhưng hiện nay chúng ta đã sản xuất được và sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên dòng hàng này vẫn tràn vào với số lượng lớn, đặc biệt thời gian gần đây có dấu hiệu bán dưới giá thành thì cần phải cân nhắc việc mở cuộc điều tra chống bán phá giá,” ông Phan Đăng Tuất cho hay.

Cần thiết mở điều tra

Quan điểm của Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích đầu tư sản xuất thép từ thượng nguồn, ưu tiên sản xuất trong nước vì thép được coi là nền tảng để sản xuất các sản phẩm công nghiệp, giúp các ngành sản xuất trong nước tự chủ được phần nguyên liệu.

Theo chủ trương này, ngành thép Việt Nam từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới đã vươn lên số 1 Đông Nam Á và top 13 thế giới, sản xuất được đa dạng sản phẩm thép chất lượng cao, phục vụ làm tanh lốp ô tô, đinh vít, thép chế tạo, cáp thang máy, vỏ container, thép làm đường ray…

TTXVN_1404thepHOaphat2.jpg
Sản phẩm thép cuộn của Tập đoàn Hòa Phát

Theo chuyên gia ngành thép Nguyễn Văn Sưa, bảo vệ sản xuất thượng nguồn trong nước cũng là bảo vệ công ăn việc làm và tạo nguồn thu ngân sách bền vững cho nhà nước.

Riêng Hòa Phát tạo việc làm cho 30.000 lao động, đóng góp ngân sách nhà nước từ 10.000 đến 20.000 tỷ đồng/năm, tương đương mức đóng góp của một tỉnh trung bình.

Việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá là thông lệ phổ biến mà các quốc gia áp dụng để bảo vệ sản xuất trong nước khi có dấu hiệu bất thường về lượng và giá bán hàng nhập khẩu.

Theo thống kê từ Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), trên thế giới, từ năm 2010 đến nay có 27 vụ việc yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép cán nóng được khởi xướng, tỷ lệ áp dụng thành công biện pháp là 100%, qua đó chứng minh tầm quan trọng của biện pháp phòng vệ thương mại này đối với ngành sản xuất thép cán nóng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Gần như tất cả các nước có ngành sản xuất thép cán nóng nội địa đều khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm này, ví dụ Hoa Kỳ, Thái Lan, Brazil, EU, Indonesia, Ấn Độ, Canada, Australia…. Các nước Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên nằm trong danh sách các nước bị cáo buộc bán phá giá sản phẩm thép cán nóng.

Tập đoàn Hòa Phát cho biết thép cán nóng HRC chiếm tỷ lệ % rất lớn trong cơ cấu giá thành các sản phẩm hạ nguồn, cụ thể như tôn cán nguội là 96%, tôn mạ các loại hơn 80%.

Theo chuyên gia Nguyễn Văn Sưa, chúng ta cần thiết phải sử dụng và bảo vệ nền sản xuất thép cán nóng có nguồn gốc từ Việt Nam để sản xuất sản phẩm hạ nguồn. Một mặt là bảo vệ sản xuất trong nước, mặt khác nhằm tránh nguy cơ đối mặt với các vụ kiện chống lẩn tránh khi xuất khẩu hàng hóa đi nước Mỹ, các nước EU.

Thực tiễn các vụ kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà Mỹ điều tra trong những năm gần đây đều cho rằng các sản phẩm thép mạ, thép cán nguội, ống thép sử dụng nguyên liệu phá giá có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).

Bên cạnh đó, việc sử dụng tỷ trọng lớn thép cán nóng có nguồn gốc từ nội địa về lâu dài sẽ là yếu tố tích cực với các hoạt động xuất khẩu, làm tăng tính cạnh tranh và minh bạch của xuất xứ hàng hóa, chứ không phải là yếu tố tiêu cực, ông Sưa nhận định.

Ông Phan Đăng Tuất cũng cho rằng, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt ngành thép là thượng nguồn của các ngành công nghiệp thì càng cần được bảo vệ. “Tôi đồng tình với việc mở điều tra phòng vệ với mặt hàng này vì hàng rào thuế quan với thép cán nóng hiện là không có, biện pháp phòng vệ chống bán phá giá là có thể điều tra được,” ông Phan Đăng Tuất đề nghị.

Về lâu dài, ông Phan Đăng Tuất cho hay Chính phủ phải có giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển. Hiện doanh nghiệp trong nước như Hòa Phát đã đầu tư làm được thép cho cầu dây văng, đường ray và họ sẵn sàng làm được thép chế tạo cho cơ khí, thiết bị.

“Tại sao Chính phủ không có giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất đầu tư thượng nguồn bằng các hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật. Đó là về lâu dài, còn trước mắt thì điều tra chống bán phá giá là việc cần thiết. Việc điều tra không chỉ là bảo vệ sản xuất trong nước mà còn tránh việc các thị trường nhập khẩu như Mỹ, châu Âu coi Việt Nam là thị trường “trung chuyển” hàng Trung Quốc vào Mỹ để lẩn tránh,” ông Phan Đăng Tuất nói.

Dưới góc độ hiệp hội ngành hàng, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, quan điểm hiệp hội là ủng hộ sản xuất thép trong nước, khuyến khích đầu tư vào thượng nguồn của doanh nghiệp, vì đó là nền tảng cho các ngành sản xuất, lượng đầu tư rất lớn và sử dụng hàng chục nghìn lao động.

“Với những dấu hiệu của hàng nhập khẩu về phá giá, trước hết nên mở cuộc điều tra, thực hiện theo đúng trình tự,” ông Đa nói. Hiện nay, Bộ Công thương đã nhận được yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước đề nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm này nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ).

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, đơn vị đang thẩm định hồ sơ của các doanh nghiệp. Trên cơ sở thẩm định, hợp lệ sẽ kiến nghị Bộ Công thương xem xét tiến hành khởi xướng hoặc không khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép cán nóng.

Sau khi khởi xướng điều tra, thời gian điều tra sẽ kéo dài 12 tháng, một số trường hợp có thể kéo dài hơn. Trong thời gian đó, cơ quan điều tra sẽ có thông báo và yêu cầu các bên liên quan cung cấp toàn bộ chứng cứ để xem xét một cách toàn diện, khách quan và công bằng. Toàn bộ quá trình này sẽ được công khai, minh bạch – đại diện Cục Phòng vệ Thương mại cho hay.

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh sẽ không được miễn thuế

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh...

Cùng tác giả

‘Thông chốt’ giao thông, một thanh niên ở huyện Tứ Kỳ bị phạt nặng

Ngày 8/1, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự (Công an huyện Thanh Miện) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản phạt anh L.Đ.H. (sinh năm 1990) ở xã Đại Hợp (Tứ Kỳ) 24 triệu đồng do vi...

Rẽ phải khi đèn đỏ, nam nhân viên giao hàng bị phạt cả tháng lương

Chiều 8/1, anh N.T.A. (sinh năm 1991, nhân viên giao hàng, trú quận 3, TP Hồ Chí Minh) đi xe máy trên đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1. Khi đến khu phố đi bộ Nguyễn Huệ, anh A. rẽ...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 8/1

TRONG NƯỚCChiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hoà Togo Robert Dussey đang thăm chính thức Việt Nam. Trong ảnh: Chủ...

Một lái xe ở TP Hải Dương bị phạt 26 triệu đồng vì vượt đèn đỏ

Trước đó, hồi 15 giờ 46 phút ngày 1/1, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Công an TP Hải Dương đã phát hiện anh N.V.T. sinh năm 1993 ở xã An Thượng (TP Hải Dương) lái xe ô...

Vĩnh Hoà là xã nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục đầu tiên ở Ninh Giang

Với những kết quả tiêu biểu đã đạt được, ngày 29/8/2024, xã Vĩnh Hoà được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục năm 2023. Đây là xã đầu tiên đạt chuẩn nông...

Cùng chuyên mục

‘Thông chốt’ giao thông, một thanh niên ở huyện Tứ Kỳ bị phạt nặng

Ngày 8/1, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự (Công an huyện Thanh Miện) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản phạt anh L.Đ.H. (sinh năm 1990) ở xã Đại Hợp (Tứ Kỳ) 24 triệu đồng do vi...

Rẽ phải khi đèn đỏ, nam nhân viên giao hàng bị phạt cả tháng lương

Chiều 8/1, anh N.T.A. (sinh năm 1991, nhân viên giao hàng, trú quận 3, TP Hồ Chí Minh) đi xe máy trên đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1. Khi đến khu phố đi bộ Nguyễn Huệ, anh A. rẽ...

Một lái xe ở TP Hải Dương bị phạt 26 triệu đồng vì vượt đèn đỏ

Trước đó, hồi 15 giờ 46 phút ngày 1/1, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Công an TP Hải Dương đã phát hiện anh N.V.T. sinh năm 1993 ở xã An Thượng (TP Hải Dương) lái xe ô...

Vĩnh Hoà là xã nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục đầu tiên ở Ninh Giang

Với những kết quả tiêu biểu đã đạt được, ngày 29/8/2024, xã Vĩnh Hoà được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục năm 2023. Đây là xã đầu tiên đạt chuẩn nông...

Ghi nhận ở các nút đèn đỏ tại TP Hải Dương

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Tượng rắn mạ vàng chờ khách rước về chơi Tết Ất Tỵ 2025

Nắm bắt được xu hướng đó, Golden Gift Việt Nam này dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 300-500 tượng rắn vàng khác nhau, hiện mỗi ngày bán được 3-5 tượng, càng gần Tết thì nhu cầu mua...

Năm 2025, Hải Dương phấn đấu thu ngân sách nhà nước 31.900 tỷ đồng

Kịch bản tăng trưởng GRDP chi tiết năm 2025 nêu rõ quyết tâm của UBND tỉnh trong thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ở mức 2 con số, phấn đấu...

Hành trình đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Những ngày cuối năm, các xưởng sản xuất của hợp tác xã nhộn nhịp hơn hẳn. So với những tháng bình thường, từ tháng 11 đến hết tháng 12 âm lịch hợp tác xã cung cấp ra thị trường...

Nhận khoản thưởng lớn sau khi vô địch ASEAN Cup 2024, đội tuyển Việt Nam nộp thuế thế nào?

Sau chức vô địch đầy thuyết phục tại ASEAN Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã nhận được tổng cộng khoảng 33 tỷ đồng tiền thưởng từ các tổ chức, doanh nghiệp và Liên đoàn Bóng đá Đông Nam...

Có thể điều chỉnh giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10

Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất