Powered by Techcity

Giải bài toán hậu cần khổng lồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ thế nào?

Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, bảo đảm hậu cầu cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, bảo đảm hậu cầu cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)

Nói về “bài toán” hậu cần góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Hồng Anh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự cho biết, trong điều kiện hậu phương cách xa chiến trường, đường sá đi lại khó khăn, địch liên tục bắn phá trên các cung đường vận chuyển, quân và dân ta đã có nhiều biện pháp để bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho chiến trường.

– Thưa Đại tá Dương Hồng Anh, so với phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh” thì phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, chúng ta phải huy động khối lượng vật chất gấp hàng trăm lần. Trong khi đó, từ hậu phương lên chiến trường Điện Biên Phủ rất xa, đường sá đi lại khó khăn. Chúng ta đã giải quyết “bài toán” hậu cần như thế nào?

Khi chuyển phương châm từ “đánh nhanh. giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, thời gian chiến dịch sẽ kéo dài. Trong khi đó, khối lượng phải bảo đảm rất lớn. Riêng ở tuyến chiến đấu, lúc cao nhất có tới hơn 87.000 người gồm khoảng 54.000 quân và 33.000 dân công. Lượng gạo cần cho tuyến chiến đấu là 16.000 tấn. Muốn có lượng gạo đó phải huy động lên tuyến chiến dịch 25.000 tấn.

Để giải bài toán hóc búa này, Tổng Quân ủy đã đề ra phương châm: Tích cực huy động tại chỗ và tích cực vận chuyển từ xa tới Hội đồng Cung cấp đã huy động nhân dân các địa phương đóng góp hơn 260.000 dân công với hơn 18 triệu ngày công, hơn 25.000 tấn gạo, gần 2.000 tấn thực phẩm.

Đồng thời, chúng ta đẩy mạnh việc làm đường, sửa đường, như sửa 200km Hòa Bình – Sơn La; 300km đường Yên Bái – Sơn La, làm mới 89km Tuần Giáo – Điện Biên cho xe ô tô, phương tiện thô sơ cơ động; phá thác trên dòng Nậm Na cho bè mảng cơ động để nâng cao năng lực vận chuyển phục vụ chiến dịch.

Nhân dân Tây Bắc, tuy đời sống rất khó khăn vẫn dốc sức đóng góp lương thực thực phẩm cho chiến dịch. Theo tính toán, riêng nhân dân Tây Bắc đã đóng góp được 7.360 tấn gạo, chiếm gần 50% lượng gạo sử dụng tại tuyến chiến đấu. Giai đoạn cuối, khi vòng vây dần khép chặt, bộ đội ta còn tích cực đoạt dù của địch, thu chiến lợi phẩm bổ sung kịp thời cho các đơn vị chiến đấu.

Bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
Bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)

– Theo tính toán thì để đưa được 1kg gạo lên chiến trường Điện Biên Phủ, chúng ta phải tiêu tốn 24kg gạo tổn thất dọc đường. Chúng ta đã có phương pháp vận chuyển thế nào để có thể bảo đảm đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm cho chiến dịch?

Ngành Hậu cần đã có những giải pháp để giải quyết tình huống này. Đó là tổ chức vận chuyển theo hình búp măng: Càng vào gần Điện Biên, càng ít lực lượng vận tải. Để tận dụng hết năng lực vận chuyển các loại phương tiện, ta sử dụng tối đa 628 ô tô vận tải hiện có, huy động tối đa các phương tiện thô sơ của Nhân dân như hàng ngàn ngựa thồ, gần 21.000 xe đạp thồ, 11.800 thuyền mảng phục vụ vận chuyển cho chiến dịch thay cho việc huy động dân công gánh bộ.

Các đơn vị tự khai thác tạo nguồn hậu cần, có đơn vị lùa từng đàn bò từ Thanh Hóa, Phú Thọ lên cung cấp thực phẩm phục vụ chiến dịch. Tổ chức đánh bắt cá, thu hái rau rừng, huy động thu mua lương thực, thực phẩm của đồng bào. Ở tuyến chiến dịch, khi pháo đã vào trận địa, Hậu cần đã đề nghị mượn xe kéo pháo để vận chuyển vật chất. Đã có 50% số xe kéo pháo tham gia vận chuyển vật chất hậu cần.

17h30 ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
17h30 ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiều ngày 7/5/1954. (Ảnh: Triệu Đại - TTXVN)
Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiều ngày 7/5/1954. (Ảnh: Triệu Đại – TTXVN)

– Nhà báo Pháp Giuyn Roa cho rằng “Không phải viện trợ Trung Quốc đã đánh bại tướng Nava mà chính là bằng những chiếc xe đạp thồ 200 – 300kg hàng và đẩy bằng sức người”. Ông có bình luận gì về nhận định này?

Khi quyết định đưa quân lên giao chiến ở Điện Biên Phủ, Nava tin tưởng rằng, chúng ta không thể giải quyết được các khó khăn về hậu cần bảo đảm cho các đại đoàn ở miền rừng núi xa hậu phương. Thực tế diễn biến chiến dịch đã cho thấy bảo đảm hậu cần đúng là vấn đề hết sức khó khăn. Và bất ngờ lớn nhất đối với Nava chính là ở chỗ quân dân ta đã khắc phục được những khó khăn để bảo đảm hậu cần cho chiến dịch.

Để đổ lỗi cho thất bại ở Điện Biên Phủ, hạ thấp vai trò của quân và dân ta, một số chính khách và tướng lĩnh Pháp cho rằng, viện trợ của Trung Quốc là nhân tố quyết định vào chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng chính nhà báo Pháp Giuyn Roa khẳng định rằng: “Không phải viện trợ Trung Quốc đã đánh bại tướng Nava mà chính là những chiếc xe đạp thồ 200, 300kg hàng được đẩy bằng sức người – những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm nilon”.

Theo tổng kết, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, gạo viện trợ của Trung Quốc là 1.700 tấn, chỉ chiếm 6,8%. Số lượng này tuy không lớn nhưng rất đáng trân trọng. Còn lại hơn 93% lượng gạo cung cấp cho Chiến dịch là do toàn quân, toàn dân ta với nỗ lực phi thường đã huy động và vận chuyển đến bảo đảm cho chiến dịch.

Hình ảnh những đoàn xe đạp thồ nối nhau vận chuyển hàng lên Điện Biên, mãi là hình ảnh đẹp của công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nó gắn với truyền thống phát huy sức mạnh toàn dân, hậu cần nhân dân trong công tác hậu cần.

– Chiến tranh hiện đại ngày nay diễn ra trong thời gian ngắn, không gian rộng, chiến tuyến khó phân biệt. Chúng ta cần kế thừa và phát huy bài học kinh nghiệm bảo đảm hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ thế nào để có thể phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Trong điều kiện mới, để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh, công tác hậu cần ngoài việc phát huy yếu tố truyền thống và kinh nghiệm bảo đảm trong các cuộc chiến tranh đã qua cũng cần phải làm tốt công tác chuẩn bị từ sớm từ xa từ khi nước chưa nguy. Đó là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế động viên, huy động các nguồn lực trong nền kinh tế – xã hội. Nhất là những vật chất trang bị mang tính lưỡng dụng tham gia bảo đảm hậu cần.

Như vậy, dù chiến tranh hiện đại, dù trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường nhưng khi toàn Đảng, toàn dân ta đồng thuận, tạo được sức mạnh đoàn kết dân tộc, phát huy được sức mạnh toàn dân, thì việc huy động mọi nguồn lực trong dân, bảo đảm cho chiến tranh sẽ dễ dàng được thực hiện, để tiếp nối truyền thống chiến tranh Nhân dân, hậu cần toàn dân, để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

– Xin cảm ơn Đại tá!

TN (theo VTC News)

Nguồn

Cùng chủ đề

Phụ nữ Thanh Hà tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ và lịch sử Đảng bộ huyện

Thời gian thi bắt đầu từ 9 giờ ngày 4/5, kết thúc vào 24 giờ ngày 15/5. Ban tổ chức dự kiến trao giải vào giữa tháng 6 tới.Tại buổi phát động, Công ty CP Môi giới bảo hiểm...

Mở màn Đợt 3 Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưa 1/5, tất cả các cỡ pháo của ta nhả đạn vào nhiều khu vực của tập đoàn cứ điểm. Lần này cụm pháo địch ở Hồng Cúm bị kiềm chế, tê liệt. Một kho đạn với 3.000 viên...

Hậu cần – bài toán “cân não” trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đầu năm 1954, sau khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã đổ vào đây hơn 11.800 quân, lúc cao điểm lên đến 16.200, chiếm gần 10% lực lượng lục quân miền Bắc, số đạn dược cao hơn 20% số lượng tiêu thụ hàng tháng của lực lượng này.Điện Biên Phủ trở thành "pháo đài không thể công phá", "con nhím khổng lồ" giữa núi rừng Tây Bắc. Tướng Henri Navarre, Tổng...

Huyện Gia Lộc thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên

Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cùng đi.Đoàn đến thăm thương binh Nguyễn Văn Cỏ, sinh năm 1936, ở thôn Thành Lập; ông Phạm Đức...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Gợi ý địa điểm đi chơi dịp Lễ Giáng sinh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Nhà Thờ Đức Bà là một địa điểm quen thuộc với người dân TP Hồ Chí Minh. Vào dịp Noel hàng năm, nhiều người tập trung về đây để vui chơi.Năm nay, nhà thờ Đức Bà sử dụng 500.000...

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thuyết trình Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến có tổng...

Đặt tên 16 tuyến phố trên địa bàn TP Hải Dương

Cụ thể, phường Bình Hàn có phố Bến Hàn dài 526 m (điểm đầu giáp nhà hàng 559, điểm cuối giáp nhà hàng bánh đậu xanh Quê Hương trên đường Hoàng Ngân).Phường Cẩm Thượng có 5 tuyến phố mới,...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát phương án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương. Về phía Tổng công ty ĐSVN có Chủ tịch...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh...

Thủ tướng khảo sát dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Cùng đi có Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thuyết trình Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến có tổng...

Ôn lại truyền thống hào hùng, vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành (1944-2024), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đùm bọc, giúp...

Kéo dài thời gian tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam chính thức mở cửa miễn phí để người dân vào tham quan, trải nghiệm từ sáng 21/12. Trong ngày, Ban tổ chức Triển lãm đã ghi nhận khoảng 100.000 người dân...

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ biên phòng tại Quảng Ninh

Đoàn công tác đã thành kính dâng hương, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn (TP Móng Cái), tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh...

Triển lãm Quốc phòng: Người dân tự hào về sự lớn mạnh của Quân đội Việt Nam

Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong ngày 21/12, đã có hơn 100.000 người dân đăng ký tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội). Trong đó, nhiều người vượt hàng trăm km từ các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng,… đến tham quan triển lãm. Sau gần 3 tiếng di chuyển bằng ô tô từ Bắc Giang, ông Đinh...

Sáng đẹp bộ đội Hải Dương thời bình

Trong thời bình cũng như thời chiến, lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương luôn hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ trọn phẩm chất sáng đẹp của bộ đội Cụ Hồ.Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương đã phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong tổ chức, lựa chọn lực lượng tham gia, phân công nhiệm vụ cụ thể cho...

9 vị tướng tài của Quân đội nhân dân Việt Nam

Di tích nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) đang trưng bày ảnh tư liệu Gan vàng dạ sắt, tóm lược hành trình 80 năm của Quân đội nhân dân Việt Nam và chân dung 9 vị tướng tài.Đại tướng Võ Nguyên Giáp được các thế hệ yêu mến gọi là "anh cả" của toàn quân. Ảnh bên trái chụp lúc ông 19 tuổi, bị Pháp giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), ảnh phải là thầy giáo Giáp dạy...

Tứ Kỳ hoàn thành và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ đột phá năm 2024

Đến ngày 21/12, hai nhiệm vụ đột phá do Huyện ủy Tứ Kỳ đăng ký thực hiện trong năm 2024 đều đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra.Công việc đột phá thứ nhất là thực hiện hiệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất