Powered by Techcity

Đánh giá cán bộ bằng “thước đo về sự ngay thẳng”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp đầu tiên Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ngày 13/3/2024. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp đầu tiên Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ngày 13/3/2024

Về việc lựa chọn cán bộ chiến lược của Đảng cho tương lai gần, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra yêu cầu: không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV những người có khuyết điểm.

Trong số các khuyết điểm có việc kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc.

Tác dụng kép

Điều 4 Nghị định 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc minh bạch tài sản, thu nhập quy định: mục đích của việc kê khai tài sản, thu nhập là để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch tài sản, thu nhập của người đó; phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm tự kê khai các thông tin theo quy định tại mẫu Bản kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ đối với nội dung kê khai.

Thông thường, hành vi tham nhũng là để thỏa mãn lòng tham về của cải, vật chất. Bởi vậy, việc kê khai tài sản là để xác minh tính minh bạch đối với nguồn tài sản mà cán bộ đang nắm giữ, một trong các giải pháp để có thể phát hiện cán bộ có tham ô, tham nhũng hay không.

Bên cạnh việc phòng ngừa tham nhũng thì việc kê khai tài sản cũng chính là một cách bảo vệ sự trong sạch của cán bộ khi họ có khối tài sản minh bạch, nguồn thu nhập chính đáng. Cán bộ cũng có ý thức giữ mình hơn khi việc kê khai và xác minh tài sản được thực hiện nghiêm túc, công tâm.

Theo Luật Phòng, chống tham nhũng (năm 2018), người kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân mà kê khai không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử. Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến…

Thước đo về “lòng ngay dạ thẳng”

Báo cáo của Chính phủ cho thấy từ ngày 8/2/2022 đến ngày 30/4/2023, có hơn 13.000 người đã được xác minh tài sản, thu nhập, trong số này có 54 người bị xử lý do không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm.

Điển hình là trường hợp của cựu Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ. Tại Hội nghị Trung ương 8 (từ ngày 2 đến ngày 8/10/2023), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ do “kê khai, giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đầy đủ, không đúng quy định.”

ttxvn_le duc tho.jpg
Cựu Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ

Dĩ nhiên, người cán bộ từng thuộc hàng ngũ lãnh đạo tầm chiến lược này có lý do để gian dối trong việc kê khai tài sản. Ngày 14/12/2023, do hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” ông Thọ đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Tuy nhiên, không nhiều trường hợp gian dối trong kê khai tài sản bị phát hiện qua việc kiểm tra, xác minh thông thường. Phần lớn là khi cán bộ bị xử lý kỷ luật, bị điều tra hình sự thì hành vi thiếu ngay thẳng trước đó mới bị đưa ra ánh sáng.

Một số hạn chế, bất cập trong thực thi Nghị định 78/2013/NĐ-CP khiến việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, viên chức, đảng viên chưa đạt mục đích và đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng, Chính phủ và nhân dân.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là khâu kiểm tra, xác minh, đánh giá, kết luận của bộ phận chức năng về việc kê khai bị bỏ ngỏ. Số liệu, thông tin kê khai tài sản gần như là “đường một chiều,” chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của người kê khai. Số người được kiểm tra, xác minh về nguồn gốc tài sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng khổng lồ các bản kê khai.

Khi đóng góp ý kiến với Đảng, Quốc hội, Chính phủ về các biện pháp phòng, chống tham nhũng và lựa chọn cán bộ, nhiều chuyên gia, đảng viên lão thành, cử tri đề xuất: để việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản phát huy hiệu quả thì cần thực hiện sâu sát Chỉ thị 33-CT/TW năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản và Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó nhấn mạnh tới cách thức hạn chế hành vi kê khai tài sản không trung thực.

Cụ thể, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản, để uốn nắn, xử lý kịp thời những vi phạm; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, thậm chí tịch thu tài sản, thu nhập không được chứng minh về nguồn gốc chính đáng.

Trong bối cảnh việc kiểm tra, xác minh kê khai tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế thì tính trung thực của cán bộ, đảng viên trong việc tự kê khai càng được đề cao. Cán bộ càng nắm giữ vị trí quan trọng càng phải nêu gương về sự minh bạch đối với nguồn tài sản mà mình đang nắm giữ.

Không gian dối trong việc kê khai và giải trình về nguồn gốc tài sản chính là thước đo đơn giản và rõ ràng về “lòng ngay dạ thẳng” của cán bộ, đảng viên. Ngược lại, những người thiếu trung thực trong kê khai thì phải được xem là không có đủ phẩm chất đạo đức để đứng trong bộ máy của Đảng, Nhà nước chứ chưa nói đến việc được lựa chọn vào hàng ngũ cán bộ tầm chiến lược.

Nếu để lọt vào đội hình tinh hoa của Đảng những người thiếu ngay thẳng từ hành vi rất cơ bản là kê khai tài sản thì sự nghiệp cách mạng chẳng những bị tổn hại nặng nề mà uy tín của Đảng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không coi việc kê khai tài sản, thu nhập là “thủ tục hình thức,” “đến hẹn lại lên” mà nghiêm túc thực hiện chính là bước đầu tiên nhưng rất quan trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực và củng cố phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên.

ttxvn_van thinh phat 3.jpg
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát ngày 27/3

Các vụ việc Việt Á, “chuyến bay giải cứu,” FLC, Vạn Thịnh Phát, SCB, Phúc Sơn… một lần nữa cho thấy rằng không ít cán bộ, kể cả lãnh đạo cấp cao, cán bộ tầm chiến lược, nếu tránh được “những viên đạn bọc đường” thì vẫn có thể gục ngã bởi “những viên đạn bọc rất nhiều đường.”

Còn nếu việc kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên được thực hiện có hiệu quả thì những dấu hiệu bất thường về sự “giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc” sẽ bị phát lộ trước khi cơ quan điều tra phải tốn biết bao thời gian, công sức để lần ra những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đương sự.

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước,...

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lý do phải tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên...

Phải tỉnh táo để không bị tụt hậu xa

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư nêu rõ, năm 2025 diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, 95 năm lịch sử quang vinh của Đảng, 80 năm ngày độc lập và 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; cũng là năm đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV; là thời điểm sau 40 năm đổi mới, với những thành tựu vĩ đại đạt được, với thế và...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 27/11

TRONG NƯỚCNgày 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương tới thăm và chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả công tác xây dựng...

Điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị của Hải Dương phải sát thực tiễn, đúng định hướng

Theo báo cáo Chương trình phát triển đô thị Chí Linh đến năm 2040 của Sở Xây dựng, đến năm 2030, TP Chí Linh là đô thị loại II trong hệ thống đô thị của tỉnh và quốc gia.Định...

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hải Dương phối hợp tài trợ xây đường tuần tra, bảo vệ biên giới ở Lạng Sơn

Công trình giúp các cán bộ, chiến sĩ bội đội biên phòng thuận lợi tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc; đồng thời giúp người dân địa phương thuận lợi đi lại, phát triển kinh tế.Dịp này, Đảng...

Xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

Bến Vũng Rô đón chuyến tàu Không số đầu tiên vào đêm 28/11/1964, do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh, một người con quê hương Phú Yên chỉ huy. Tại đây, từ tháng 11/1964 đến tháng 2/1965 đã có 4...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 27/11

TRONG NƯỚCNgày 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương tới thăm và chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả công tác xây dựng...

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hải Dương phối hợp tài trợ xây đường tuần tra, bảo vệ biên giới ở Lạng Sơn

Công trình giúp các cán bộ, chiến sĩ bội đội biên phòng thuận lợi tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc; đồng thời giúp người dân địa phương thuận lợi đi lại, phát triển kinh tế.Dịp này, Đảng...

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua 3 luật, 2 nghị quyết và họp riêng về nhân sự

Sáng 27/11, các đại biểu Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân, Luật Công đoàn (sửa đổi), và Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.Tiếp sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội giải trình, làm...

Người từ 18 tuổi mới được điều khiển drone, flycam

Sáng 27/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự Luật Phòng không nhân dân, siết chặt nhiều quy định về điều khiển phương tiện bay không người lái.Máy bay không người lái là bất kỳ loại máy bay nào...

Trình Quốc hội xem xét giảm thuế giá trị gia tăng

Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.Theo tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 26/11

TRONG NƯỚCTiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng...

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xem xét, cho ý kiến một số nội dung quan trọng

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau: Về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày...

Thông cáo báo chí số 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

* Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe các nội dung sau: Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày báo cáo...

Đối thoại với nông dân, Chủ tịch Hải Dương nói về kết quả ‘ngoài mong đợi’

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, ông Lê Ngọc Châu, chiều nay (26/11) tổ chức đối thoại với 351 nông dân, đại diện cho hơn 392.000 hội viên, nông dân trong toàn tỉnh. Hội nghị có chủ đề “Khơi dậy tiềm năng, phát huy lợi thế, hỗ trợ nông dân liên kết, hợp tác, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.  Tại buổi đối thoại, ông Lê Ngọc Châu đánh giá, sản xuất nông nghiệp của Hải...

Hải Dương tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã giới thiệu 2 chuyên đề bảo vệ bí mật nhà nước và bí mật công tác trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất