Powered by Techcity

Lên đỉnh mùa xuân

files-library-images-site-1-20230205-web-kham-pha-ban-co-tien-tren-dinh-non-thieng-29-204822.jpg
Một đôi bạn trẻ thử sức một ván cờ ngay trên Bàn Cờ Tiên trên đỉnh Côn Sơn. Ảnh: Tiến Huy

Nắng mùa xuân cọ vào mặt đường, cọ vào từng chùm lá mươn mướt khiến cho con đường tìm về với núi tươi sáng, rạng rỡ hơn. Năm nào cũng vậy, tôi thường dành riêng một buổi trở lại với Côn Sơn, chìm đắm vào không khí thanh tịnh, an nhiên ở nơi núi non linh thiêng này. Hồi còn là học sinh, một năm tôi cùng chúng bạn hì hục đạp xe lên đây những ba, bốn lần. Và mỗi lần như vậy thì cái thích đầu tiên là được đi chơi cùng nhau, cái thích thứ hai là được lội xuống suối vầy nước, chui đầu dưới thác nước đang ầm ào tuôn chảy, mát rười rượi, thỏa thuê cười đùa. Nước suối hồi đó trong, sạch hơn bây giờ. Đúng ngày nước lớn thì giữa màu xanh thăm thẳm của đất trời, cây lá, thác nước hiện lên trắng xóa, đẹp tuyệt vời.

Giờ thì khác, cảnh quan cũng khác hơn, mùa suối chảy, nước róc rách rỉ rả, không ào ào như trước. Con người tôi theo độ tuổi cũng cảm nhận vẻ đẹp ở góc nhìn khác. Tôi chỉ lên Côn Sơn vào dịp nghỉ Tết, để lên đỉnh mùa xuân, để lắng lại lòng mình. Côn Sơn giờ đây được quy hoạch, tu sửa, đường đi lối lại thuận tiện, bớt vẻ hoang sơ. Đón bước chân tôi là con đường bê tông trải dài, đưa lối vào cổng chùa. Tầm xung quanh ngày Tết, hương khói càng ảo mờ, nghi ngút. Thật khó để tìm được một ngày thưa vắng bóng người. Những chậu cây trĩu trịt, lắc lỉu quả bày ra trước sân, vừa lạ mắt, vừa mang lại cảm giác đủ đầy. Hoa đào nở bung biêng, tưng bừng phơi màu Tết. Từng chùm hoa đằm thắm, long lanh, hút khách qua lại chụp ảnh. Nhưng loại hoa tôi thích nhất ở xung quanh khuôn viên của chùa Côn Sơn vẫn là những bông phù dung đậm sắc. Thứ sắc ma mị, huyền bí như gương mặt, ánh nhìn của mỹ nhân xuất hiện giữa cõi trần. Sau khi thắp nén nhang, tôi thường chọn góc nhỏ để ngồi ngắm mấy bông phù dung được kỹ lưỡng hơn. Khoảnh khắc ấy mang lại cho tôi cảm giác được đắm say với vẻ đẹp và lồng ngực giãn ra, thơi thả thực sự.

Với tôi, đến sân chùa Côn Sơn, dưới những vòm cây cổ thụ lâu năm, khi vãn thưởng cảnh chùa, mới chỉ chạm được cánh cửa mùa xuân, còn đỉnh mùa xuân phải là cái nắng, là cái gió, là mây trắng ngời ngợi, thênh thang trên đỉnh Bàn Cờ Tiên. Và để chạm tới đỉnh cao đó, đôi chân tôi phải vượt qua bao nhiêu bậc thang của con đường núi gập ghềnh, tốn hao sức lực. Có hai con đường đến với Bàn Cờ Tiên, có thể bắt đầu từ phía sau Lầu Quán Thế Âm hoặc có thể đi theo đường từ phía đền thờ Trần Nguyên Đán với chiều dài tương đương. Vừa leo núi, vừa nghe tiếng cười đùa của đoàn người ngang qua cho có thêm động lực. Có bạn trẻ hồ hởi, cởi mở động viên: “Sắp đến đích rồi, cố gắng lên chị ơi. Trên ấy thật tuyệt vời!”. Thực ra, tôi đã chinh phục Bàn Cờ Tiên nhiều lần, nên không lấy gì làm lạ. Mỗi lần lặp lại hành trình như muốn đo lại sức lực, ý chí của bản thân. Người đến Côn Sơn, cố gắng leo lên đỉnh Bàn Cờ Tiên cũng nhiều. Có không ít người sau chặng dốc sức, dồn tâm đặt chân lên tới đỉnh, thốt lên bằng lời: “Ôi dào, trên này có gì đâu mà mất công mất sức quá!”. Thực ra, có gì hay không có gì đều phải từ ánh nhìn, cảm nhận trong trái tim mỗi người. Còn riêng bản thân tôi, đứng trên đỉnh non cao kỳ vĩ, màu xanh điệp trùng bao trùm, mở ra không gian linh thiêng, khí thiêng hội tụ… khiến cho tôi lần nào về đây, lên đỉnh cũng tìm thấy mùa xuân của lòng mình.

Tôi đứng im ở đó, mở mắt hay nhắm mắt, đều thấy các cánh cửa mở ra. Đâu đó tiếng suối róc rách, tiếng chim vang vọng, cỏ cây động đậy, xôn xao và bảng lảng bóng thi nhân từ ngàn năm trước… Trong thoáng chốc, tôi như một đóa mây nhẹ nhõm, chầm chậm trôi trong hương sắc xuân đầy.

TRẦN NGỌC MỸ

Nguồn

Cùng chủ đề

Cận cảnh đường vào khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc trước mùa lễ hội

Cận cảnh đường vào khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc trước mùa lễ hội Nguồn: https://baohaiduong.vn/can-canh-duong-vao-khu-di-tich-quoc-gia-dac-biet-con-son-kiep-bac-truoc-mua-le-hoi-403572.html

Đoàn cán bộ nguồn Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV khảo sát khu di tích Côn Sơn

Buổi khảo sát giúp các cán bộ có góc nhìn thực tế về hoạt động của di tích quốc gia đặc biệt ở Hải Dương, nhằm bổ sung kiến thức thực tiễn và nâng cao kỹ năng lãnh đạo,...

Khu di tích đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc ưu đãi giáo viên, học sinh dịp 20/11

Cùng với các ưu đãi, Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cũng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, dịch vụ phong phú, đón tiếp du khách về tham quan, trải nghiệm. ...

Ấn tượng về Côn Sơn, Hải Dương của đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Viêng Chăn kết nghĩa

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng ...

Làm gì để khu di tích Côn Sơn

Để làm được điều đó cần nguồn vốn đầu tư lớn, được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như ngân sách nhà nước (cả trung ương và địa phương), nguồn xã hội hóa, đặc biệt sự đầu tư...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 8/2

TRONG NƯỚCTrong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Nam, chiều 8/2, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình phát...

Giới trẻ Hải Dương háo hức chờ đón chương trình khai xuân phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng

Đây là những hoạt động đánh dấu sự đổi mới, sáng tạo các hoạt động văn hoá, văn nghệ tại phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng trong năm 2025.Năm 2025 TP Hải Dương đặt mục tiêu xây dựng...

Giới trẻ háo hức chờ đón chương trình khai xuân phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng

Đây là những hoạt động đánh dấu sự đổi mới, sáng tạo các hoạt động văn hoá, văn nghệ tại phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng trong năm 2025.Năm 2025 TP Hải Dương đặt mục tiêu xây dựng...

Động thổ xây dựng cầu Đại An kết nối đường vành đai I TP Hải Dương

Công trình cầu Đại An nối huyện Gia Lộc và Cẩm Giàng có chiều dài cầu và đường dẫn đầu cầu khoảng 265 m, chiều rộng 25 m. Điểm đầu công trình kết nối phần đường, thuộc phạm vi...

Cùng chuyên mục

Giới trẻ háo hức chờ đón chương trình khai xuân phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng

Đây là những hoạt động đánh dấu sự đổi mới, sáng tạo các hoạt động văn hoá, văn nghệ tại phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng trong năm 2025.Năm 2025 TP Hải Dương đặt mục tiêu xây dựng...

Giới trẻ Hải Dương háo hức chờ đón chương trình khai xuân phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng

Đây là những hoạt động đánh dấu sự đổi mới, sáng tạo các hoạt động văn hoá, văn nghệ tại phố đi bộ, chợ đêm Bạch Đằng trong năm 2025.Năm 2025 TP Hải Dương đặt mục tiêu xây dựng...

Hội Đồng hương Hải Dương tại Hải Phòng có trên 700 hội viên

Hội Đồng hương Hải Dương tại Hải Phòng được thành lập từ năm 1989. Năm qua, hội kết nạp 4 hội viên mới; duy trì hiệu quả công tác thăm hỏi, hỗ trợ hội viên. Đến nay, hội có...

Thể lệ Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tỉnh Hải Dương năm 2025

Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tỉnh Hải Dương năm 2025 được tổ chức nhằm lựa chọn những tác phẩm tranh cổ động có chất lượng cao về nội dung, hình thức thể hiện, phục vụ công tác...

Khai hội xuân Yên Tử 2025 thu hút đông đảo du khách thập phương

Lễ khai hội Xuân Yên Tử được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng hằng năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện sâu sắc truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”,...

Gìn giữ nét xuân trên tranh mộc bản

Các nghệ nhân làng nghề Thanh Liễu đang kỳ công tạc lại những bức tranh xuân trong bộ sách "Kỹ thuật của người An Nam" (Technique du peuple Annamite hay Mechanics and crafts of the Annamites). Cuốn sách được...

Chương trình Nghệ thuật chính luận ‘Trung với Đảng, hiếu với dân’

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, tiếp sóng trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương, livestream trên các nền tảng truyền thông Internet. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất