Powered by Techcity

Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Chú thích ảnh
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Ngày 18/1/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua hai dự án Luật. Đây là thành quả của quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân cả nước; là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp cũng như các quyết sách khác của Quốc hội.

Sau kỳ họp, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan đã thực hiện rà soát kỹ thuật văn bản sau thông qua. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký chứng thực văn bản Luật theo quy định.

Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Việc ban hành Luật Đất đai là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu tạo hành lang pháp lý cho quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách về:

(1) Xây dựng hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ ở 3 cấp; đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

(2) Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; quy định cụ thể các trường hợp thuê đất trả tiền một lần phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định.

(3) Thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

(4) Cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và HĐND trong việc xây dựng bảng giá đất…

(5) Đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng.

(6) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất.

(7) Chế độ sử dụng đất đa mục đích; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; đất tôn giáo kết hợp với mục đích khác; đất có mặt nước sử dụng đa mục đích; hoạt động lấn biển…

(8) Phân cấp thẩm quyền cho các địa phương trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn, đồng thời thiết lập các cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quản lý của Trung ương thông qua quy định về hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu về đất đai tập trung, thống nhất; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV trên tinh thần cẩn trọng, kỹ lưỡng, bảo đảm yêu cầu cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có tính kế thừa; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tăng khả năng chống chịu của hệ thống tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng.

Luật gồm 15 chương và 210 điều, tăng 5 chương và 47 điều so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, trong đó, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách về:

(1) Tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng; ngăn ngừa, hạn chế thao túng, chi phối hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua các quy định như: tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ đối với người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng; mở rộng quy định người có liên quan của một số loại hình tổ chức tín dụng, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức của tổ chức tín dụng, giảm giới hạn cấp tín dụng theo lộ trình cụ thể; tăng cường công khai, minh bạch thông tin.

(2) Hoạt động của tổ chức tín dụng vừa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an toàn hoạt động vừa tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, bao gồm cả cung ứng qua phương tiện điện tử; bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.

(3) Tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách nhằm khẳng định địa vị pháp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngân hàng này.

(4) Xử lý tổ chức tín dụng yếu kém như quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt tổ chức tín dụng trên cơ sở nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng.

(5) Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở luật hóa một số nội dung phù hợp tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội.

(6) Quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng.

T.H (theo báo Tin tức)

Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản

Chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác của Quốc hội nước ta với Nghị viện Nhật Bản; khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore

Mới đây, trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) tại Lào (tháng 10/2024), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc gặp song phương với...

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham...

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba kết thúc chuyến thăm Việt Nam

Mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước có nhiều tiến triển tích cực sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào tháng 9/2024. Trong chuyến thăm này, hai...

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Lào và dự Đại hội đồng AIPA-45

Tối 19/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về tới Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước...

Cùng tác giả

Những sản phẩm của Hải Dương được đề nghị công nhận OCOP quốc gia

TTTĐ – Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương thống nhất báo cáo UBND tỉnh đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm. Chiều 27/12, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải...

Ngôi sao sáng người Hải Dương trong làng nghệ thuật

Kể từ khi đăng quang danh hiệu Nam vương Điện ảnh 2024, Nguyễn Minh Thiên đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên hành trình của mình.Anh nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc trong làng thời trang, được...

Hành trình đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Những ngày cuối năm, các xưởng sản xuất của hợp tác xã nhộn nhịp hơn hẳn. So với những tháng bình thường, từ tháng 11 đến hết tháng 12 âm lịch hợp tác xã cung cấp ra thị trường...

Con gái một chủ tịch ngân hàng thoái sạch hơn 3 triệu cổ phiếu

* DDB: Từ ngày 15-1, 12 triệu cổ phiếu DDB của Công ty CP Thương mại và Xây dựng Đông Dương sẽ bắt đầu giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 12.300 đồng/cổ phiếu. * PVS: Vietnam Investment Property Holding Limited, quỹ thuộc VinaCapital, báo cáo đã bán gần 4 triệu cổ phiếu trong số 8 triệu cổ phiếu PVS của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đăng ký từ ngày 2-12...

Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài

Dự báo, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Trong những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang ở mức báo động. Đặc biệt, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe...

Cùng chuyên mục

Những sản phẩm của Hải Dương được đề nghị công nhận OCOP quốc gia

TTTĐ – Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương thống nhất báo cáo UBND tỉnh đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm. Chiều 27/12, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải...

Con gái một chủ tịch ngân hàng thoái sạch hơn 3 triệu cổ phiếu

* DDB: Từ ngày 15-1, 12 triệu cổ phiếu DDB của Công ty CP Thương mại và Xây dựng Đông Dương sẽ bắt đầu giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 12.300 đồng/cổ phiếu. * PVS: Vietnam Investment Property Holding Limited, quỹ thuộc VinaCapital, báo cáo đã bán gần 4 triệu cổ phiếu trong số 8 triệu cổ phiếu PVS của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đăng ký từ ngày 2-12...

Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài

Dự báo, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Trong những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang ở mức báo động. Đặc biệt, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe...

Thủ tướng yêu cầu xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu trong quá trình thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, dự...

Quốc hội họp bất thường quyết định 7 nội dung về sắp xếp bộ máy

Các cơ quan của Chính phủ cũng đang thảo luận về một số luật khác cần phải sửa khi các cơ quan sau sắp xếp đi vào hoạt động như Luật Thanh tra, các luật về thuế, ngân hàng....

Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy

Thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 hôm 6/1.Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2025, một trong những việc bộ...

Nam Sách điều động, bổ nhiệm 72 cán bộ quản lý trong năm 2024

Năm 2025, Ban Thường vụ Huyện uỷ Nam Sách yêu cầu cấp ủy từ huyện đến cơ sở tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác cán bộ, chuẩn bị nhân sự cấp ủy...

Thủ tướng sẽ thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính...

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớnTiếp tục tạo đột phá trong thu hút đầu tư, Hải Dương trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, có tiềm lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và nhiều dự án thân thiện với môi trường. Dây chuyền sản xuất ô tô tại nhà máy của Công ty TNHH Ford Việt Nam.  Ảnh: Thành Chung “Về đích” năm...

Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất

Theo Thủ tướng Chính phủ, năm 2025 cả nước phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt ít nhất 8%, tạo đà cho thời kỳ phát triển 2 con số tiếp theo. Do đó các bộ, ngành, địa phương, đơn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất