Powered by Techcity

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên họp chiều 16/1

Các đại biểu đánh giá cao các cơ quan của Chính phủ đã nghiêm túc, tiếp thu tối đa những ý kiến của Đoàn Giám sát của Quốc hội. Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội đã thẩm tra kỹ lưỡng, toàn diện các quy định về một số cơ chế đặc thù nhằm thể chế hóa đầy đủ các quy định, chính sách về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đoạn 2021 – 2025 theo hướng tăng cường phân cấp, trao quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, hoàn thành mục tiêu từng chương trình theo yêu cầu của Quốc hội.

Đồng thời, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ một số nội dung trong dự thảo nghị quyết còn chưa rõ để khi ban hành các địa phương có thể thực hiện được ngay.

Điểm c, khoản 1, Điều 4 quy định về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm có nêu: “HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần. Trường hợp cần thiết, HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định phân bổ chi tiết đến từng dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia”.

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) đề nghị cần làm rõ trường hợp cần thiết là trường hợp nào để HĐND tỉnh có cơ sở giao cho cấp huyện thực hiện nếu huyện đáp ứng được yêu cầu hoặc trường hợp giao cho cấp huyện phân bổ chi tiết sẽ thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện.

Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đề xuất hai phương án.

Phương án 1: Chưa thực hiện cơ chế thí điểm ngay trong giai đoạn 2024 – 2025, chỉ quy định nội dung chính sách mang tính chất định hướng cho tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026 – 2030.

Phương án 2: Thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp ngay trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 – 2025.

Bày tỏ nhất trí với phương án 2, tuy nhiên, đại biểu Chu Thị Hồng Thái cho rằng, cần quy định tiêu chí về việc lựa chọn huyện thực hiện thí điểm. Đại biểu kiến nghị Quốc hội giao cho HĐND tỉnh căn cứ thực tiễn của địa phương, căn cứ thực tiễn của huyện đang thực hiện cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia có những khó khăn, vướng mắc phải giải quyết, căn cứ vào khả năng thực hiện của đội ngũ cán bộ để lựa chọn huyện thực hiện thí điểm.

Để tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc trong triển khai, đại biểu Chu Thị Hồng Thái kiến nghị Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền các nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 108 của Quốc hội như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có một số chính sách, dự án chưa sát với thực tế nên chưa phát huy được hiệu quả, đời sống đồng bào chậm được cải thiện.

“Thực tế, hiện nay vẫn còn một số chính sách người dân chưa tiếp cận được như thực hiện hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ nghèo mà yêu cầu phải có đối ứng rất khó khăn, nên việc giải ngân các nguồn vốn này chưa nhiều, như vậy khó có thể đạt được mục tiêu của Chương trình đã đề ra”, đại biểu chỉ rõ.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu

Liên quan đến cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) đề nghị Quốc hội xem xét, lựa chọn phương án 2.

Theo đại biểu, phương án này sẽ tháo gỡ được khó khăn cho các địa phương, đảm bảo phân cấp triệt để cho cấp huyện, tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và bảo đảm thống nhất về mục tiêu chung của tỉnh.

Việc quy định HĐND cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tiễn, được quyết định lựa chọn một huyện (1 huyện) thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp là phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương. Đồng thời, đại biểu đề nghị trong Nghị quyết cần quy định thêm: Trên cơ sở kết quả phân cấp, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định phân cấp thêm cho các huyện khác nhưng không vượt quá 50% số đơn vị cấp huyện trên địa bàn.

Góp ý về một số nội dung cụ thể liên quan đến việc phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm, đại biểu Nguyễn Quốc Luận bày tỏ thống nhất với quy định HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến từng dự án thành phần.

Tuy nhiên, theo đại biểu, thực tế việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương cho thấy, một số nội dung dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đã hoàn thành, do đó không còn đối tượng để thụ hưởng hoặc đối tượng thụ hưởng chưa đủ điều kiện để hỗ trợ theo quy định. Trong khi đó, các nhiệm vụ, nội dung chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng là rất cần thiết, nhưng nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt là đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Do vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét, bổ sung thêm quy định: “Cho phép HĐND tỉnh điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn từ chi thường xuyên của các nội dung, dự án không còn đối tượng chi hoặc không có khả năng giải ngân để chuyển sang chi đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới”, để tạo tính linh hoạt, chủ động cho các địa phương trong cân đối, sử dụng nguồn lực phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

TB (theo TTXVN)

Nguồn

Cùng chủ đề

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp bất thường lần này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới, đây là vấn đề đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cũng là tạo tiền đề về công tác tổ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong 1,5 ngày, ngày 6/1 và sáng 7/1/2025. Tại đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn...

Sáng 26/8, Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác...

Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác...

Ngày 21/3, Quốc hội họp kỳ bất thường quyết định công tác nhân sự

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14, Nội quy kỳ họp Quốc hội...

Cùng tác giả

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 22/2

TRONG NƯỚCNgày 22/2, trong chương trình công tác tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trải nghiệm thực tế Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - tuyến tàu điện ngầm đầu tiên...

Thót tim cảnh cháu bé ở Thanh Miện lao ra đường ngay trước đầu ô tô

Thực tế từng xảy ra trường hợp do chủ quan và thiếu quan sát của phụ huynh nhà gần đường giao thông, trẻ em bất ngờ lao ra đường, trong khi phương tiện tham gia giao thông không phản...

Tân Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam chia sẻ gì sau khi đăng quang?

Nữ doanh nhân Hoàng Thu Thủy trả lời: “Thủy sẽ xây dựng nhân hiệu cũng như thương hiệu ngày càng tốt hơn nữa. Ngoài ra, Thủy sẽ mang lại giá trị cho tổ chức mà Thủy đang công tác...

TP Hải Dương, Chí Linh, Bình Giang hoàn thành báo cáo tổng kiểm kê tài sản công

Danh sách 100 đơn vị chưa gửi báo cáo tổng kiểm kê tại đây.Trước đó, ngày 11/2, UBND tỉnh có văn bản gửi các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đơn vị liên quan về việc thực hiện...

Cùng chuyên mục

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 22/2

TRONG NƯỚCNgày 22/2, trong chương trình công tác tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trải nghiệm thực tế Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - tuyến tàu điện ngầm đầu tiên...

Để HĐND cấp xã hoạt động hiệu quả, thực chất

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã tại tỉnh Hải Dương thời gian vừa qua còn những hạn chế.Cụ thể, hoạt động giám sát việc thi hành...

Hải Dương điều chuyển 913 chỉ tiêu biên chế công chức, người lao động do sắp xếp bộ máy

Hải Dương điều chuyển 913 chỉ tiêu biên chế công chức, người lao động do sắp xếp bộ máy Nguồn: https://baohaiduong.vn/hai-duong-dieu-chuyen-913-chi-tieu-bien-che-cong-chuc-nguoi-lao-dong-do-sap-xep-bo-may-405752.html

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 21/2

TRONG NƯỚCNgày 21/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh...

Công bố nhân sự phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội vừa được kiện toàn

Ông yêu cầu các cơ quan khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới, nhất là những ủy ban được sáp nhập, tăng thêm chức năng, nhiệm vụ.“Ủy ban mới được nâng cấp lên...

Thượng tá Nguyễn Huy Khánh giữ chức Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương

Chiều 21/2, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị bàn giao chức vụ Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Thượng...

Chia sẻ những cách làm hay để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn

Các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá những thách thức, khó khăn, hạn chế, xác định đúng những nguyên nhân khách quan, chủ quan, cùng trao đổi, rút ra bài học kinh nghiệm, chia...

50 năm qua, lúc ít nhất cả nước có 38 tỉnh, thành phố

50 năm qua, lúc ít nhất cả nước có 38 tỉnh, thành phố Nguồn: https://baohaiduong.vn/50-nam-qua-luc-it-nhat-ca-nuoc-co-38-tinh-thanh-pho-405786.html

Cơ cấu tổ chức và nhân sự các cơ quan của Quốc hội khóa XV

Cơ cấu tổ chức và nhân sự các cơ quan của Quốc hội khóa XV ...

Tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ là căn cứ để xác định ranh giới và phạm vi các vùng biển của Việt Nam theo các quy định của UNCLOS...

Tin nổi bật

Tin mới nhất