Powered by Techcity

Thực hiện quy hoạch để hiện thực hoá tầm nhìn, mục tiêu phát triển Hải Dương

z5045604706882_460894001b60dc2b1ade0428a9f74c69.jpg
Đồng chí Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ dự án đường vào khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (đoạn từ quốc lộ 37 vào chùa Côn Sơn)

– Xin đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho biết quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng dựa trên những yêu cầu nào?

– Trong những năm qua tỉnh thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày 15/11/2011.

Sau nhiều năm đổi mới và phát triển, quy mô nền kinh tế của Hải Dương đã tăng gấp 4,3 lần, đứng thứ 11 trong cả nước và thứ 5 trong vùng đồng bằng sông Hồng; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm đạt 7,9%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Quy mô sản xuất công nghiệp tăng liên tục trong nhiều năm theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Tỉnh từng bước hình thành và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản chuyển mạnh sang mô hình sản xuất hàng hóa tập trung gắn với liên kết theo chuỗi giá trị. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, chất lượng ngày càng tăng. Thu ngân sách hằng năm đã vượt 20.000 tỷ đồng. Hải Dương là một trong số các địa phương bảo đảm tự cân đối ngân sách hằng năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị không ngừng được hoàn thiện, là tỉnh sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn được khẳng định, đứng ở vị trí tốp đầu cả nước. Hệ thống y tế được đầu tư, nâng cấp; văn hóa, thể thao và du lịch tiếp tục phát triển…

Cộng với bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có nhiều thay đổi, nhiều chủ trương, chính sách mới đã được ban hành, do đó, Quy hoạch tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn 2050 cần được nghiên cứu cặn kẽ, xây dựng, ban hành phù hợp với tình hình mới.

tphaiduongtutrencao1.jpg
Mục tiêu của Hải Dương là đến năm 2050 phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Mạnh Hiển

– Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương xác định một trong những mục tiêu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, trở thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, đến năm 2050 phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tầm nhìn chiến lược cần có giải pháp chiến lược. Đồng chí có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

– Hải Dương xác định phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tích cực áp dụng chuyển đổi số vào các hoạt động quản lý, sản xuất và thương mại để nâng cao hiệu quả và năng suất cũng như chất lượng dịch vụ. Đưa kinh tế số thành một cấu phần quan trọng trong mọi lĩnh vực. Phát triển nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm giá trị cao thông qua đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tập trung đầu tư và phát triển mạnh mẽ khâu nghiên cứu và phát triển. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là cho các cấp quản lý hay ngành kỹ thuật cơ khí, điện tử, logistics, y tế, giáo dục. Phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh và hướng tới là cho toàn vùng đồng bằng sông Hồng…

Các đột phá phát triển là tập trung phát triển 5 trụ cột chính bao gồm: Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; Dịch vụ chất lượng cao; Đô thị xanh, hiện đại, thông minh; Nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; Bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Xây dựng 3 nền tảng hỗ trợ: Văn hóa và con người xứ Đông – phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đời sống, môi trường văn hóa lành mạnh; Môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch; Kinh tế số, khoa học – công nghệ, hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Hình thành 4 trục phát triển không gian gồm: trục phát triển Bắc-Nam; trục phát triển theo hướng Đông-Tây đi qua khu vực phía Bắc của tỉnh; trục phát triển Đông-Tây trung tâm tỉnh và trục phát triển kinh tế dọc các tuyến sông.

z4976766283937_46096e9e0cc6944c326379a4efd9bab4.jpg
Hải Dương được định hướng xây dựng thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, gắn khu kinh tế chuyên biệt, khu công nghiệp hiện đại

– Hải Dương lựa chọn kịch bản, giải pháp phát triển như thế nào, thưa đồng chí?

– Để đạt được mục tiêu và tầm nhìn đã đề ra trong quy hoạch, trên cơ sở phân tích, đánh giá sát hiện trạng; xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội và khả năng phát triển, tỉnh Hải Dương đã lựa chọn kịch bản tăng trưởng với tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân trong cả giai đoạn 2021-2030 khoảng 9,5%/năm. Để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong vùng, Hải Dương định hướng xây dựng khu kinh tế chuyên biệt quy mô hợp lý, trở thành động lực để thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; là trung tâm của sự đổi mới, sáng tạo, kết nối và phát triển.

Hải Dương sẽ phát triển công nghiệp theo 4 trụ cột chính, bao gồm: Tập trung mở rộng và nâng cao chuỗi giá trị, tận dụng liên kết vùng cho các ngành công nghiệp chủ lực; Xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng trong tương lai; Tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ; Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, gắn khu kinh tế chuyên biệt, khu công nghiệp hiện đại.

Phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; có khả năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh và vùng đồng bằng sông Hồng.

Đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị. Phấn đấu đưa Hải Dương trở thành trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Hồng, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu…

Việc quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa rất quan trọng với Hải Dương. Đây là cơ sở pháp lý để kết nối đồng bộ quy hoạch các cấp, ngành. Từ đó định hình các đột phá chiến lược trong cải cách thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng, biến thách thức thành cơ hội, tăng cường thu hút đầu tư sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.

Quy hoạch này là căn cứ khoa học, công cụ pháp lý để chính quyền các cấp của tỉnh sử dụng khi hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển; là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, kế hoạch thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và dân cư; đề xuất danh mục dự án đầu tư và thứ tự ưu tiên đầu tư, đề xuất các giải pháp khả thi để thực hiện quy hoạch, bảo đảm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, đồng thời đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế – xã hội.

Để thực hiện các nội dung trong quy hoạch, tỉnh Hải Dương đã đưa ra 7 nhóm giải pháp đồng bộ cần thực hiện, bao gồm: Nhóm giải pháp về huy động vốn; về phát triển nguồn nhân lực; về bảo vệ môi trường; về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; về cơ chế, chính sách liên kết phát triển; về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Với tầm nhìn, tư duy đổi mới – sáng tạo, cùng khát vọng vươn lên phát triển, Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là sản phẩm của sự kết tinh trí tuệ, tâm huyết của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Tin rằng với quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng thuận cao của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Hải Dương sẽ từng bước hiện thực hoá mục tiêu đề ra.

– Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh!

PV (thực hiện)

Nguồn

Cùng chủ đề

Quy hoạch vùng huyện Thanh Miện phải đồng bộ với quy hoạch khu kinh tế chuyên biệt trong tương lai

Điều chỉnh định hướng phát triển đô thị giảm từ 12 đô thị còn 3 đô thị. Trong đó, nâng cấp đô thị thị trấn Thanh Miện là đô thị loại IV; định hướng quy hoạch, phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại V cho 2 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Đoàn Tùng - Thanh Tùng (sáp nhập xã Đoàn Tùng và Thanh Tùng), Tứ Cường - Cao Thắng (sáp nhập xã Tứ Cường...

Quốc hội xem xét sửa đổi các luật quan trọng về quy hoạch, đầu tư và đấu thầu

Ngày 30/10, Quốc hội tiếp tục làm việc liên quan tới nhiều nội dung liên quan đến Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, Luật Phòng...

Quy hoạch du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

Du lịchT.H (theo Vietnam+) • 08/07/2024 06:32Định hướng tổ chức không gian du lịch đặt mục tiêu phát triển không gian du lịch Việt Nam gồm: 6 vùng, 3 cực tăng trưởng, 8 khu vực động lực, 5 hành...

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốc

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốcTổng nhu cầu vốn xây dựng nút giao, đường kết nối các tuyến cao tốc trong kỳ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 theo đề xuất của Bộ GTVT và các địa phương là rất lớn, có thể lên tới 139.828 tỷ đồng. Phối cảnh nút giao Đầm Nhà Mạc trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Bộ...

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý quy hoạch đô thị ở Hải Dương

Qua giám sát của Thường trực HĐND tỉnh và báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương, công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực trong lập, thẩm định, phê duyệt...

Cùng tác giả

Tưng bừng sắc xuân trên cánh đồng cúc Tân Hưng

Tưng bừng sắc xuân trên cánh đồng cúc Tân Hưng Nguồn: https://baohaiduong.vn/tung-bung-sac-xuan-tren-canh-dong-cuc-tan-hung-402548.html

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 9/1

TRONG NƯỚCNgày 9/1, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu và đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn...

Vòng xuyến mới tại quảng trường Độc Lập (TP Hải Dương) đã hoàn thành

Trước đó, giữa tháng 11/2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản TP Hải Dương đã chỉ đạo đơn vị thi công tiếp tục cải tạo tổ chức giao thông tại nút giao quảng trường...

Đủ tuổi tái cử, nữ trưởng phòng văn hóa vẫn xin nghỉ khi tinh gọn bộ máy

Ngày 9/1, trao đổi với PV VietNamNet, bà Vũ Thị Thanh Huế (1971, trú xã Bình Hòa, huyện Krông Ana), Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Krông Ana cho biết, vừa báo cáo tổ chức xin nghỉ việc nhằm tạo thuận lợi cho việc hợp nhất, sắp xếp tổ chức bộ máy và theo nguyện vọng cá nhân. Theo bà Huế, bản thân nhận thức rõ việc hợp nhất, sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng

Hội chợ Xuân 2025 TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9 – 14/1 với quy mô hơn 250 gian hàng của 185 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành trong cả nước gồm Cao Bằng, Hà Nội, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khai mạc...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 9/1

TRONG NƯỚCNgày 9/1, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu và đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn...

Đủ tuổi tái cử, nữ trưởng phòng văn hóa vẫn xin nghỉ khi tinh gọn bộ máy

Ngày 9/1, trao đổi với PV VietNamNet, bà Vũ Thị Thanh Huế (1971, trú xã Bình Hòa, huyện Krông Ana), Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Krông Ana cho biết, vừa báo cáo tổ chức xin nghỉ việc nhằm tạo thuận lợi cho việc hợp nhất, sắp xếp tổ chức bộ máy và theo nguyện vọng cá nhân. Theo bà Huế, bản thân nhận thức rõ việc hợp nhất, sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn...

Xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế để người dân được hưởng tối đa BHYT

Theo quy định hiện hành, hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam được phân thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật gồm: Ban đầu; cơ bản; chuyên sâu, thay vì phân tuyến như trước là xã, huyện, tỉnh, trung ương. Bộ Y tế cho biết, trong 48 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được công bố kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật, có 4 bệnh viện được xếp cấp chuyên sâu kỹ thuật cao, gồm: Bạch Mai, Chợ Rẫy, Đa khoa Trung...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất hiện. Cụ thể, thời tiết biến đổi bất thường làm mất mùa vải thiều; sản xuất nông nghiệp bị tác động trực tiếp bão số 3, hoạt động xây dựng suy giảm nghiêm trọng khi giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhu cầu xây dựng nhà...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào

Vào lúc 8 giờ ngày 9/1, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane bắt đầu thăm Lào và đồng chủ...

65 năm sắt son nghĩa tình Hải Dương

Suốt 65 năm qua, nhân dân 2 tỉnh Hải Dương, Phú Yên không ngừng gìn giữ, chăm lo và ngày càng làm sâu sắc hơn mối tình kết nghĩa keo sơn.Hằng năm, nhất là vào những ngày lễ kỷ...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 8/1

TRONG NƯỚCChiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hoà Togo Robert Dussey đang thăm chính thức Việt Nam. Trong ảnh: Chủ...

Ban Chỉ huy quân sự Gia Lộc, Kim Thành, Thanh Hà có chỉ huy trưởng, chính trị viên mới

Theo các quyết định của Chính ủy Quân khu 3, trung tá Nguyễn Hữu Uyên, Chính trị viên phó kiêm Chủ nhiệm Chính trị Ban Chỉ huy quân sự TP Hải Dương được bổ nhiệm chức vụ Chính trị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất