Powered by Techcity

Loạt chính sách liên quan đến kinh tế có hiệu lực từ tháng 9


Quy định mới về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt là một trong những chính sách có hiệu lực từ tháng 9.2023

Quy định mới về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 14/2023/TT-BGTVT ngày 30.6.2023 quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.

Theo Thông tư 14/2023/TT-BGTVT, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi xóa giấy chứng nhận đăng ký phương tiện được quy định như sau:

1- Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, trừ trường hợp theo quy định (2) dưới đây.

2- Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị nêu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này (Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh) tổ chức cấp, cấp lại, thu hồi, xóa giấy chứng nhận đăng ký phương tiện trên đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị theo quy định của thông tư này.

Thông tư nêu rõ trường hợp không cấp, không cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu và nêu rõ lý do.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 1.9.2023.

Bổ sung quy định cho vay bằng phương tiện điện tử

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28.6.2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30.12.2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Trong số đó, thông tư bổ sung Mục 3 Chương II hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử.

Theo thông tư, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, đặc điểm của khoản vay, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý rủi ro và các văn bản pháp luật có liên quan.

Hệ thống thông tin thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Tổ chức tín dụng phải lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, bảo mật và được sao lưu dự phòng đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của hồ sơ cho phép truy cập, sử dụng khi cần thiết hoặc để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức tín dụng tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:

– Có giải pháp, công nghệ kỹ thuật bảo đảm tính chính xác, bảo mật, an toàn trong quá trình thu thập, sử dụng, kiểm tra thông tin, dữ liệu;

– Có biện pháp kiểm tra, đối chiếu, cập nhật, xác minh thông tin, dữ liệu; có biện pháp ngăn chặn các hành vi giả mạo, can thiệp, chỉnh sửa làm sai lệch thông tin, dữ liệu;

– Có biện pháp theo dõi, nhận dạng, đo lường và kiểm soát rủi ro; có phương án xử lý rủi ro;

– Phân công trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, bộ phận có liên quan trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử và trong việc quản lý, giám sát rủi ro.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1.9.2023.

Những trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay


(Ảnh minh họa)

Cũng tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN, thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 8 về những nhu cầu vốn không được cho vay. Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

– Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

– Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.

– Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

– Để mua vàng miếng.

– Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

– Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

– Để gửi tiền

– Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

– Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay.

– Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay; các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.9.2023.

Hướng dẫn sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2023/TT-BTC ngày 8.8.2023 hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo thông tư, đối tượng áp dụng là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng các quy định tại Chương II Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại thông tư này bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách; nguồn đóng góp, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.

Đối với nguồn ngân sách nhà nước: kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện thông qua dự toán ngân sách nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Quy trình lập, quyết định, giao dự toán, chấp hành và kế toán, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng, nội dung chi, định mức chi, mức hỗ trợ và nguyên tắc thực hiện hỗ trợ quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, hướng dẫn tại thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Việc hỗ trợ căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ của ngân sách nhà nước hằng năm.

Đối với nguồn đóng góp, tài trợ, việc huy động, quản lý, thanh quyết toán kinh phí phải tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp có thỏa thuận với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc sử dụng khoản đóng góp, tài trợ chi trả cho phần ngân sách nhà nước hỗ trợ thì thực hiện theo đúng thỏa thuận.

Nguyên tắc xác định chi phí như sau: đối với nội dung chi có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức tại các văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì xác định chi phí theo đúng chế độ quy định.

Đối với nội dung chi chưa có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức: Xác định chi phí căn cứ trường hợp cụ thể, tính chất, phạm vi và các yếu tố liên quan, có tham khảo chi phí tương tự đã thực hiện trong thời hạn 12 tháng (nếu có) tính đến thời điểm xác định chi phí.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23.9.2023.

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

Sự kiện nổi bật ngày 24.8

TRONG NƯỚCChiều 24.8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2023 để xem xét và cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật Trật tự, an toàn giao...

[Audio] Đẩy nhanh tiến độ, quản lý tốt chất lượng các công trình giao thông

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Thế Hùng kiểm tra tiến độ thi công dự án đường trục Bắc Nam, huyện Thanh Miện Cùng đi có đồng chí Lưu Văn Bản, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo một số...

[Đồ họa] Các nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng Giấy phép xuất bản số 233/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10-5-2022 @ Bản quyền thuộc...

Trung Quốc ồ ạt mua nông sản Việt, phát hiện vi phạm có thể dừng nhập khẩu

Để xuất khẩu bền vững, ngoài chất lượng, nông sản còn phải đáp ứng điều kiện mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói (Ảnh: Thạch Thảo) Trong bối cảnh hiện nay, sức hấp dẫn của các mặt hàng nông sản Việt Nam đối với nhiều thị trường ngày càng tăng. Yêu...

Cùng tác giả

Tín dụng ngân hàng tại Hải Dương tăng trưởng trong tháng đầu tiên

Cuối tháng 1/2025, tổng dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng đạt 152.861 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cuối tháng 12/2024, tăng 14,6% so với cuối tháng 1/2024.Dù lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 vào cuối tháng...

Các đơn vị thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn phải tổng kiểm kê tài sản

Ngày 11/2, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, doanh nghiệp nhà nước, UBND cấp huyện khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để đẩy nhanh...

Tuần đầu sau Tết, Hải Dương thu trên 600 tỷ đồng thuế nội địa

Các khu vực có dư địa thu lớn hiện đạt tỷ lệ thu cao như khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 29%; khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 31% và khu...

Phú Quốc lọt top 5 điểm đến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Theo chuyên trang du lịchMỹ Travel Off Path, Phú Quốc từ một đảo ít người biết ở Việt Nam đang "đánh cắp trái tim" của nhiều du khách nhờ những khu nghỉ dưỡng sang trọng, giá cả phải chăng,...

4 thị xã nào sẽ lên thành phố trong năm 2025?

Tỉnh Bình Định đã phê duyệt điều chỉnh chương trình phát triển đô thị thị xã An Nhơn đến năm 2045. Theo đó, An Nhơn dự kiến được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh trong năm 2025.Giai...

Cùng chuyên mục

Tín dụng ngân hàng tại Hải Dương tăng trưởng trong tháng đầu tiên

Cuối tháng 1/2025, tổng dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng đạt 152.861 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cuối tháng 12/2024, tăng 14,6% so với cuối tháng 1/2024.Dù lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 vào cuối tháng...

Các đơn vị thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn phải tổng kiểm kê tài sản

Ngày 11/2, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, doanh nghiệp nhà nước, UBND cấp huyện khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để đẩy nhanh...

Tuần đầu sau Tết, Hải Dương thu trên 600 tỷ đồng thuế nội địa

Các khu vực có dư địa thu lớn hiện đạt tỷ lệ thu cao như khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 29%; khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 31% và khu...

4 thị xã nào sẽ lên thành phố trong năm 2025?

Tỉnh Bình Định đã phê duyệt điều chỉnh chương trình phát triển đô thị thị xã An Nhơn đến năm 2045. Theo đó, An Nhơn dự kiến được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh trong năm 2025.Giai...

Tứ Kỳ chọn hoàn thành giải phóng mặt bằng 2 dự án giao thông là nhiệm vụ đột phá năm 2025

Huyện ủy Tứ Kỳ (Hải Dương) đã thống nhất chọn 3 nhiệm vụ trọng tâm đột phá trong năm 2025, trong đó có hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp, cải tạo đường huyện 191Q và...

Đôn đốc triển khai thực hiện kịch bản tăng trưởng của từng địa phương năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 14/CĐ-TTg ngày 11/2/2025 về tổ chức đoàn công tác của các thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh...

Thủ tướng đề nghị có gói tín dụng ưu đãi nhà ở cho người không quá 35 tuổi

Thực trạng người lao động trẻ khó tiếp cận cơ hội an cư đang diễn ra phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn trong bối cảnh giá nhà và thu nhập ngày càng chênh lệch lớn.Tại hội...

Hà Nội thí điểm cấm ô tô trên 16 chỗ vào phố cổ, Hồ Gươm theo 2 khung giờ cao điểm

Khu phố cổ có diện tích khoảng 80 ha gồm 10 phường: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ. Hồ Gươm rộng khoảng 12 ha...

Giá sắn dây ở xã Thanh Lang (Thanh Hà) tăng

Sắn dây củ tươi ở Thanh Lang đang được bán với giá 14.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 3.000 đồng/kg. Do ảnh hưởng của bão số 3 nên sản lượng năm nay thấp hơn so với những năm trước,...

5 trạm biến áp cấp điện phục vụ lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai

Theo lãnh đạo Điện lực TP Chí Linh, đến ngày 11/2, đơn vị đã phối hợp với Ban Quản lý khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc hoàn thành công tác kiểm tra toàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất