Powered by Techcity

70 năm Ngày giải phóng Thủ đô: Đi tìm dấu tích 5 cửa ô lịch sử của Hà Nội

 

Cửa ô là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc đô thị Hà Nội, có từ thời còn là kinh thành Thăng Long và không có ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước.

Theo các tài liệu sử lược, tên gọi “cửa ô” xuất hiện vào năm 1749, sau khi chúa Trịnh Doanh cho đắp lại vòng tường thành bằng đất dài 16km trên nền cốt tường lũy thời Mạc, bao bọc khu Hoàng Thành Thăng Long.

Trên tường thành này được mở 8 cổng (cửa) để người dân ra vào thành. Các cổng này được gọi là cửa ô, đều được xây dựng theo hình vuông, được canh phòng cẩn mật, ngày mở, đêm đóng và có rào, có lính tuần đi canh phòng nhằm ngăn ngừa đạo chích, báo động hỏa hoạn.

Từ “cửa ô” trong tiếng Việt vốn được dịch từ chữ “ổ môn” trong tiếng Hán, trong đó, “môn” nghĩa là cửa, “ổ” có nghĩa là ụ, lũy – một khu đất trũng, xung quanh đắp cao tạo thành vật che chắn (thôn ổ, trúc ổ). Từ “ô” còn có ý nghĩa là cửa giao tiếp từ bên trong với bên ngoài.

Các cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa đều có điểm chung là thông ra sông Hồng và sông Tô Lịch. Dưới triều Nguyễn, Thăng Long-Hà Nội nhiều lần được điều chỉnh quy hoạch và số lượng cửa ô cũng thay đổi theo từng thời kỳ.

Theo “Bắc thành dư địa chí” soạn hồi đầu thế kỷ 19, Hà Nội có 21 cửa ô. Tuy nhiên, vào năm 1831, khi vua Minh Mạng cho thành lập “Tỉnh Hà Nội” thì khu vực “tỉnh thành” (tức nội thành Hà Nội) được vẽ bản đồ chỉ hiện thị 16 cửa ô. Đến năm 1866, thời vua Tự Đức, bản đồ “Tỉnh Hà Nội” chỉ có 15 cửa ô…

Sang thế kỷ 20, với những biến thiên của lịch sử, nhiều cửa ô dần biến mất. Hà Nội chỉ còn 5 cửa ô hay được nhắc tới và trở thành những địa danh nổi tiếng đi vào thơ ca, văn học, đặc biệt là trong khúc khải hoàn ca “Tiến về Hà Nội” của cố nhạc sỹ Văn Cao, với hình ảnh trở thành biểu tượng: “5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào” trong ngày chiến thắng 10/10/1954.

5 cửa ô của Hà Nội mà nhạc sỹ Văn Cao nhắc đến chính là các cửa ô: Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Cầu Giấy và Ô Chợ Dừa. Hiện tại, các cửa ô này đều là các nút giao thông hoặc khu vực quan trọng của Thủ đô.

Ô Quan Chưởng
ttxvn o quan chuong_resize.jpg
Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn giữ lại dáng vẻ xưa cũ. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) triều đại nhà Lê. Năm Cảnh Hưng thứ 46 (1785), cửa ô này được đại tu. Đến năm Gia Long thứ 3 (1804) thì được xây dựng lại, mở rộng quy mô như hiện tại.

Ban đầu, cửa ô này được gọi là Đông Hà môn (nghĩa là cửa phường Đông Hà), nhưng sau đó người dân lại gọi là Ô Quan Chưởng. Theo lịch sử lưu truyền, điều này là để tưởng nhớ công lao của một viên Chưởng cơ và đội quân 100 binh lính do ông chỉ huy đã anh dũng chiến đấu với quân Pháp để bảo vệ thành Hà Nội.

Trong số 5 cửa ô, chỉ duy nhất Ô Quan Chưởng còn giữ nguyên được dáng vẻ xưa cũ với cổng tam quan, trên nóc cửa chính có vọng lâu, bên trên cửa lớn có ba chữ Hán “Đông Hà môn;” tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựng năm 1881 nghiêm cấm binh lính, quan nha không được sách nhiễu người dân qua cửa ô này vào thành.

Cửa ô Quan Chưởng được công nhận là di tích lịch sử năm 1994. Hiện nay, vị trí của Ô Quan Chưởng nằm trên phố Thanh Hà, quận Hoàn Kiếm, ngay ngã tư Hàng Chiếu-Đào Duy Từ.

Ô Cầu Dền
ttxvn o cau den_resize.jpg
Ô Cầu Dền chính là ngã tư lớn nối 4 tuyến phố Huế-Bạch Mai-Trần Khát Chân-Đại Cồ Việt. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Ô Cầu Dền tên chữ là Yên Ninh, nằm sau thành Thịnh Yên xưa. Theo Đại Việt sử lược (quyển 2 và 3, Nhà xuất bản Sử học-Hà Nội năm 1960), địa danh Ô Cầu Dền tại Thăng Long đã xuất hiện trong sử sách thời Lý, tức là khoảng thế kỷ 11-12.

Các tài liệu và bản đồ cũ cho thấy vị trí của địa danh này cố định và tồn tại khá lâu. Dưới triều Nguyễn, cửa ô Cầu Dền là cửa ô chính quan trọng nối liền Thăng Long với các trấn và các tỉnh phía Nam (vào kinh đô Huế) qua những đồi cây cối rậm rạp và cả một rừng mai (nay thuộc khu vực Bạch Mai, Trương Định).

Theo lời kể của các vị bô lão, từ thời xa xưa đến tận những năm 1945-1954, vị trí Ô Cầu Dền hiện tại vốn có dòng sông chảy qua. Hai bên bờ là bãi đất phù sa với những luống rau màu tươi tốt quanh năm, trong đó nhiều nhất là rau dền. Chiếc cầu bắc qua sông do đó được gọi là Cầu Dền và tên gọi ô Cầu Dền cũng xuất phát từ đó.

Hiện tại, Ô Cầu Dền không còn dấu vết của quá khứ, vị trí của cửa ô xưa chính là nút giao thông ngã tư các phố Huế-Bạch Mai-Trần Khát Chân-Đại Cồ Việt ngày nay.

Ô Đống Mác
ttxvn O Dong Mac_resize.jpg
Ô Đống Mác nằm cuối phố Lò Đúc đoạn giao với đường Trần Khát Chân và phố Kim Ngưu. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Ô Đống Mác nằm cách Ô Cầu Dền không xa. Vào thời chúa Trịnh Sâm (thế kỷ 18), Ô Đống Mác có tên là Ô Ông Mạc. Bản đồ Hà Nội năm 1831 gọi đây là cửa Ô Thanh Lãng. Đến năm 1866, bản đồ ghi tên cửa ô này là Lãng Yên. Sang thế kỷ 20, người dân quen gọi là Ô Đống Mác.

Cửa ô này là nơi có thể vào thành Thăng Long cả bằng đường bộ lẫn đường thủy, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt.

Trong “Thượng kinh ký sự,” Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác khi về thăm quê ở Hải Dương đã đi qua lối này. Ông viết: “Ngày 10/9, từ sáng tinh mơ còn Trăng, tôi đi ra cửa Ô Ông Mạc, cửa thành chưa mở, lính canh thấy có thẻ ‘Hành quân phù’ (thẻ cấp cho đi đường của Phủ Chúa) mới mở cho đi.”

Ngày nay, Ô Đống Mác cũng chỉ còn là tên gọi của một địa danh lịch sử, dấu vết của cửa ô xưa nằm ở cuối phố Lò Đúc, đoạn giao nhau với đường Trần Khát Chân và đường Kim Ngưu, phía Đông Nam Hà Nội.

Ô Cầu Giấy
o cau giay_resize.jpg
Ô Thanh Bảo (Ô Cầu Giấy) trên bản đồ Hà Nội năm 1890. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I)

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Phúc, Ô Cầu Giấy là một cửa ô xẻ qua tòa thành đất bao quanh khu đông dân cư ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Vị trí cửa ô này thuộc làng Thanh Bảo nên có tên là Ô Thanh Bảo.

Từ thế kỷ 19, để thuận tiện cho việc kinh doanh giấy bán cho người dân trong nội thành, dân làng giấy ở Yên Hòa đã dựng tại cửa ô những cái lán bày giấy để bán, thường gọi là những cái cầu hàng giấy. Do đó tên cửa ô Thanh Bảo cũng được gọi là Ô Cầu Giấy. Chữ “cầu” ở đây là cầu bán hàng (cầu chợ) chứ không mang nghĩa là cây cầu bắc qua sông.

Cửa ô Cầu Giấy đã bị phá bỏ từ năm 1891. Vị trí của cửa ô này hiện nay là điểm giao giữa phố Sơn Tây và phố Nguyễn Thái Học, trước mặt bến xe Kim Mã cũ.

Ô Chợ Dừa

ttxvn o cho dua_resize.jpg
Ô Chợ Dừa hiện nay là điểm giao cắt của 6 tuyến phố Xã Đàn-Khâm Thiên-Tôn Đức Thắng-Tây Sơn-Đê La Thành-Ô Chợ Dừa mới. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Ô Chợ Dừa có hơn 760 năm lịch sử, xưa kia là một cửa ô rất lớn và là một trong những vị trí phòng thủ quân sự quan trọng ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Gần cửa ô có một ngôi chợ nhỏ họp dưới hàng dừa rợp bóng mát, một phần đã giải thích cái tên gọi quen thuộc của cửa ô.

Các văn nhân-sỹ tử thời xưa thường đi qua cửa ô Chợ Dừa để đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Bên ngoài cửa ô Chợ Dừa còn có đàn Xã Tắc, đây là nơi mà hàng năm vào mùa xuân, các vua Lý, Trần thường đến hành lễ, tế thần đất và thần ngũ cốc.

Dấu vết của cửa ô Chợ Dừa xưa giờ nằm ở vị trí ngã 6 của các phố Đê La Thành, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Khâm Thiên, Xã Đàn và phố Ô Chợ Dừa mới.

Vietnamplus.vn

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/70-nam-ngay-giai-phong-thu-do-di-tim-dau-tich-5-cua-o-lich-su-cua-ha-noi-post982243.vnp

Cùng chủ đề

Hà Nội – đô thị hiện đại giữa lòng di sản nghìn năm

(Dân trí) – TP Hà Nội đang có nhiều thay đổi lớn về diện mạo. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín, xứng với vị thế là Thủ đô. Những công trình hiện đại tiêu biểu của Hà Nội (Video: Hữu Nghị) Di sản kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc các đô thị lịch sử. Cùng với...

Niềm hân hoan của nữ văn công 16 tuổi trong ngày tiếp quản Thủ đô

“Tiết mục đầu tiên chúng tôi ra mắt nhân dân Thủ đô Hà Nội ở Nhà hát lớn thành phố là màn đồng ca trên 50 người với bài hát “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận”, Thượng tá Trần Thị Ngà (cựu diễn viên Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị) hồi tưởng lại. Mắt ánh lên niềm vui, bà ngân nga câu hát “Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui…”. Trong ngày lịch...

Hà Nội và những cây cầu

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên...

Cùng tác giả

Chàng trai Việt sống thử cùng bộ tộc bí ẩn, phụ nữ đeo đĩa vào môi

Trong khi người đàn ông đi chăn bò và săn bắt thì phụ nữ ở nhà trồng trọt, nấu ăn và làm tất cả những công việc khác.Những người phụ nữ ở đây có một loại trang sức rất...

Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Giá heo hơi hôm nay 27/12: Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng giá, giữ heo không xuất chuồng, sẽ gây tăng giá ảo. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 27/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Sáng 27/12, giá heo hơi miền Bắc tiếp đà giảm nhẹ tại Thái Nguyên, Hải Dương và Hưng Yên, cùng về mức 68.000 đồng/kg. Hiện tại, thương lái tại khu vực này đang thu mua heo hơi trong...

‘Tiếng thơm’ của những doanh nghiệp điển hình nộp thuế

Công ty TNHH JM Vina ở xã Dân Chủ (Tứ Kỳ) là một doanh nghiệp chuyên may gia công xuất khẩu quy mô nhỏ, với 261 lao động. Năm 2024, công ty đã cơ bản hoàn thành mục tiêu...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Năm đón khách siêu giàu của du lịch Việt

Theo Dieter, phân khúc du lịch cao cấp đang thiếu nhân sự đủ kỹ năng, có khả năng cung cấp dịch vụ cá nhân hóa, chất lượng cao. Nhiều chủ cơ sở nghỉ dưỡng ở Việt Nam ưu tiên...

Cùng chuyên mục

Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng, giữ heo không xuất chuồng đợi Tết, sẽ gây tăng giá ảo

Giá heo hơi hôm nay 27/12: Miền Bắc tiếp đà giảm, miền Nam tăng giá, giữ heo không xuất chuồng, sẽ gây tăng giá ảo. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 27/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Sáng 27/12, giá heo hơi miền Bắc tiếp đà giảm nhẹ tại Thái Nguyên, Hải Dương và Hưng Yên, cùng về mức 68.000 đồng/kg. Hiện tại, thương lái tại khu vực này đang thu mua heo hơi trong...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Thủ tướng Chính phủ khẳng định lực lượng Công an nhân dân nêu cao tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ,” sẵn sàng tiên phong “trên mọi tuyến đầu, ở bất cứ nơi đâu, làm bất...

Toàn quân quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước yêu cầu tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền; triển khai hiệu quả công tác bảo vệ, dân vận, chính sách, hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, phong trào thi đua “dân vận khéo”, “đơn vị dân vận tốt”, góp phần cùng cố “thế trận lòng dân” vững chắc.Cùng với đó, cần bảo đảm đầy đủ, kịp thời hậu cần, kỹ thuật, công...

Chi tiết phương án sắp xếp, hợp nhất của Bộ Y tế sau khi tiếp nhận thêm nhiệm vụ

Hiện cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế có 21 đơn vị gồm: 18 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước (6 vụ, văn phòng bộ, thanh tra bộ, 10...

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm Giáp Thìn (1724) tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình truyền thống khoa bảng, nhiều người học giỏi, đỗ cao, làm quan to dưới thời Hậu Lê; ông là con út trong gia đình có bảy người con của tiến sĩ Lê Hữu Mưu...

Báo Thế giới và Việt Nam kỷ niệm 35 năm ra số đầu tiên

Nhân dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Hội Nhà báo Việt Nam đã khen thưởng các tập thể, cá nhân Báo Thế giới và Việt Nam có thành tích xuất sắc trong những năm qua. ...

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 25/12

TRONG NƯỚCChiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông...

Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi thức cấp Nhà nước

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội...

Chính phủ và Quốc hội phối hợp sớm đưa luật, nghị quyết vào cuộc sống

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.Các tỉnh,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất