Nhiều tỉnh ở nước ta từng trải qua thời gian sáp nhập rồi lại chia tách dẫn tới sự thay đổi về địa giới hành chính.
1. Hai tỉnh nào sáp nhập thành Cửu Long?
-
Trà Vinh- Vĩnh Long
0%
- Trà Vinh – Sóc Trăng
0%- Vĩnh Long – Hậu Giang
0%Chính xácThực hiện Nghị quyết số 245-NQ/TW ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu hợp tỉnh và Nghị quyết số 19/NQ ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam Việt Nam, tháng 2/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam. Theo nghị định này, ở miền Nam có 21 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh được sáp nhập thành tỉnh Cửu Long.
2. Tỉnh Cửu Long tồn tại trong bao nhiêu năm?
-
10 năm
0%
- 16 năm
0%- 20 năm
0%Chính xácTháng 2/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam. Theo nghị định này ở miền Nam có 21 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh được sáp nhập thành tỉnh Cửu Long.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII đã ra quyết định tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Ngày 5/5/1992, hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long tái lập. Như vậy tỉnh Cửu Long có thời gian tồn tại trong 16 năm.
3. Tỉnh Vĩnh Trà từng tồn tại trong khoảng thời gian nào?
-
Trước năm 1945
0%
- Sau năm 1945 đến trước 1975
0%- Sau năm 1975
0%Chính xácVĩnh Long và Trà Vinh từng sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Trà. Theo lịch sử tỉnh Trà Vinh, từ 1/1/1900, tên gọi tỉnh Trà Vinh được sử dụng chính thức cho đến tháng 5/1951, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đã ban hành Nghị định số 174/NB-51 ngày 27/6/1951 về việc sáp nhập 20 tỉnh Nam Bộ thành 11 tỉnh. Theo đó, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh được sáp nhập lại thành 1 tỉnh Vĩnh Trà.
Lúc này, tỉnh Vĩnh Trà gồm 10 huyện, thị: Thị xã Vĩnh Long, Thị xã Trà Vinh, các quận Vũng Liêm, Tam Bình, Cái Ngang, Châu Thành, Càng Long, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải.
4. Tên gọi tỉnh Vĩnh Trà tồn tại trong bao nhiêu năm?
-
3
0%
- 5
0%- 7
0%Chính xácTheo lịch sử tỉnh Vĩnh Long, sau cách mạng tháng Tám thành công, tỉnh Vĩnh Long bấy giờ gồm 4 quận Châu Thành, Tam Bình, Vũng Liêm và Chợ Lách. Để tiện hoạt động kháng chiến chống giặc Pháp, ngày 16/5/1948, tỉnh Vĩnh Long được nhập thêm 2 huyện Cầu Kè và Trà Ôn (Cần Thơ ) và tách quận Châu Thành thành 2 quận: Quận Nhất và Quận Nhì nên tỉnh Vĩnh Long có Quận Nhất, Quận Nhì, Tam Bình, Cầu Kè, Vũng Liêm và Trà Ôn với 63 làng và 217.600 dân.
Năm 1951, nhập Vĩnh Long – Trà Vinh thành Vĩnh Trà gồm 10 huyện, thị: Thị xã Vĩnh Long, Thị xã Trà Vinh, các quận: Vũng Liêm, Tam Bình, Cái Ngang, Châu Thành, Càng Long, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải (chính quyền Sài Gòn vẫn là 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh).
Năm 1954, tách tỉnh Vĩnh Trà thành 2 tỉnh Vĩnh Long – Trà Vinh. Tỉnh Vĩnh Long gồm thị xã Vĩnh Long, quận Châu Thành, quận Chợ Lách, quận Tam Bình, quận Long Hồ.
5. Trà Vinh ngày xưa từng có tên gọi là gì?
-
Trà Bồng
0%
- Trà Cổ
0%- Trà Vang
0%Chính xácSự hình thành và phát triển của tỉnh Trà Vinh có thể được chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 1732 đến năm 1900.
Vùng đất và tên gọi “Trà Vang”, tiền thân của tỉnh Trà Vinh sau này đã có từ trước khi Chúa Nguyễn lập Châu Định Viễn, dựng Dinh Long Hồ vào năm 1732. Như vậy, lúc bấy giờ đất Trà Vinh thuộc Châu Định Viễn.
Năm 1802, sau khi lên ngôi, Vua Gia Long bắt tay ngay vào việc sắp xếp và phân định lại ranh giới các đơn vị hành chính trên toàn quốc. Từ đó, Gia Định phủ được đổi thành Gia Định Trấn. Lãnh thổ Gia Định Trấn được phân chia thành 4 dinh và 1 trấn phụ, vùng đất Trà Vinh lúc này thuộc Dinh Vĩnh Trấn.
Năm 1803, Vua Gia Long cho lập địa đồ các dinh thuộc Gia Định Trấn và đổi Dinh Vĩnh Trấn thành Dinh Hoằng Trấn. Vùng đất Trà Vinh lúc này thuộc Dinh Hoằng Trấn.
Năm 1808, Gia Long đổi Gia Định Trấn thành Gia Định Thành, Dinh Vĩnh Trấn được đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Lúc bấy giờ, vùng đất Trà Vinh thuộc Trấn Vĩnh Thanh.
Năm 1825, vùng đất Trà Vinh được Vua Minh Mạng lập thành Phủ Lạc Hóa trực thuộc Gia Định Thành gồm hai huyện Trà Vinh và Tuân Mỹ.
Đến năm 1832, Trấn Vĩnh Thanh được đổi tên là Trấn Vĩnh Long. Sau đó, Vua Minh Mạng cho đổi các trấn thành tỉnh. Vùng đất Nam Bộ được chia thành sáu tỉnh, gọi là “Nam Kỳ lục tỉnh” gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Lúc này, Trà Vinh là một huyện thuộc Phủ Lạc Hóa tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định phân chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn. Trên cơ sở phân chia đó, khu vực hành chính lớn Vĩnh Long gồm 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Sa Đéc. Tiểu khu Trà Vinh là tiền thân của tỉnh Trà Vinh sau này.
Ngày 20/12/1899, Toàn quyền Đông Dương Doumer ký nghị định đổi tên gọi tiểu khu thành tỉnh. Từ đây Nam Kỳ lục tỉnh cũ được phân chia lại thành 10 tỉnh mới, tỉnh Vĩnh Long cũ được tách ra thành 3 tỉnh mới: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh. Nghị định này được chính thức thi hành từ ngày 1/1/1900. Từ đây, tên tỉnh Trà Vinh được sử dụng chính thức trên các văn bản tiếng Pháp là Province de Trà Vinh.
6. Hình dạng tỉnh Trà Vinh giống với hình nào?
-
Hình vuông
0%
- Hình tam giác
0%- Hình tứ giác
0%Chính xácTrà Vinh là một trong 13 tỉnh/thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trà Vinh nằm về phía hạ lưu giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp với biển Đông. Nhìn một cách tổng thể, Trà Vinh có dạng như một hình tứ giác với diện tích đất tự nhiên là 2.288.09 km2. Dân số Trà Vinh hiện hơn 1 triệu người – theo số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2023.
-
Chủ đề:
-
Trắc nghiệm địa lý
-
địa lý việt nam
Tin nổi bật
video" class="videoBox detail-page" templategroupid="00001O" data-vnn-utm-source="#vnn_source=chitiet&vnn_medium=box_video" categoryid="000053" priority="1" pagesize="5" pageindex="0"> - Hình tam giác
- Trà Cổ
- 5
- Sau năm 1945 đến trước 1975
- 16 năm
- Trà Vinh – Sóc Trăng
Nguồn: https://vietnamnet.vn/hai-tinh-nao-sap-nhap-thanh-vinh-tra-2352663.html