Trang chủNewsThế giớiHai tháng, hai cuộc gặp và ‘đồng minh tốt nhất’

Hai tháng, hai cuộc gặp và ‘đồng minh tốt nhất’

Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ đến Washington D.C vào tuần tới, dự kiến gặp song phương với Tổng thống Joe Biden nhưng chưa rõ có tiếp xúc với hai ứng cử viên của cuộc đua vào Nhà Trắng hay không.

Nhà Trắng khẳng định thông tin về chuyến thăm của người đứng đầu chính phủ Anh trong tuyên bố ngày 6/9. Như vậy, đây sẽ là lần thứ hai ông Keir Starmer đến Mỹ kể từ khi đắc cử Thủ tướng vào tháng 7 vừa qua. Chuyến thăm lần đầu tiên diễn ra chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Washington D.C.

Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 10/7. (Nguồn: AP)
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 10/7. (Nguồn: AP)

Không lâu sau đó, ông Joe Biden đã rời cuộc đua vào Nhà Trắng, dọn đường cho “phó tướng” là bà Kamala Harris trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên trong lịch sử tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ.

Hiện chưa có thông tin về cuộc gặp giữa ông Starmer và bà Harris trong chuyến đi này, mặc dù có khả năng bà sẽ tham dự cuộc gặp song phương giữa vị khách quý từ nước Anh với ông Biden, theo Guardian.

Tương tự, cũng chưa có khẳng định về khả năng ông Starmer gặp ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, cựu Phó Tổng thống Donald Trump. Xét về tiền lệ, ông David Cameron khi là Thủ tướng đã gặp ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, ông Mitt Romney trong chuyến thăm vào tháng 3/2012.

Trong cuộc gặp với lãnh đạo Công đảng Anh tại Phòng Bầu dục ngày 10/7, Tổng thống Joe Biden đã ca ngợi Anh là “đồng minh tốt nhất”. Trên thực tế, Mỹ và Anh hợp tác chặt chẽ trong hầu hết các vấn đề toàn cầu và đảng Dân chủ của ông Joe Biden trước nay được coi là gần gũi với Công đảng hơn là đảng Bảo thủ.

Cuộc gặp dự kiến vào ngày 13/9 tới, bên cạnh việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục củng cố mối quan hệ đặc biệt Mỹ-Anh, hai nhà lãnh đạo sẽ tập trung vào các cuộc xung đột ở Dải Gaza và Ukraine.

Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ, các nhà lãnh đạo “sẽ có một cuộc thảo luận sâu rộng” về việc việc tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine, đảm bảo thỏa thuận thả con tin và ngừng bắn để chấm dứt xung đột tại Dải Gaza, bảo vệ hoạt động vận chuyển quốc tế ở Biển Đỏ khỏi các mối đe dọa từ lực lượng Houthi và thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Cả London và Washington kỳ vọng đạt được tiến triển chung về các thách thức khác nhau với chính quyền ông Joe Biden sắp mãn nhiệm. Tuy nhiên, không có nghĩa là bất đồng không phủ bóng quan hệ song phương, có thể xuất phát từ vấn đề Gaza.

Tuần trước, Anh tuyên bố sẽ đình chỉ một số hoạt động xuất khẩu vũ khí sang Israel, với lý do thiết bị này có thể được sử dụng để vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế.

Trong khi các luật sư của chính phủ Mỹ chưa đưa ra kết luận tương tự về cách Israel sử dụng vũ khí ở Dải Gaza, tuần này, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, đây là quyết định có chủ quyền mà London hoàn toàn được phép đưa ra.

Tuy nhiên, đáng chú ý là một cố vấn chính sách đối ngoại của ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa lại có giọng điệu khác. Theo ông Robert O’Brien, người có khả năng sẽ tham gia Nhà Trắng nếu ông Donald Trump thắng cử vào tháng 11 tới, mối quan hệ đặc biệt Mỹ-Anh sẽ trở nên căng thẳng nếu Anh hạn chế bán vũ khí cho Israel.

Về diễn biến này, ngày 8/9, Thủ tướng Keir Starmer cho biết, Washington “hiểu quyết định mà chúng tôi đã đưa ra” và đã được thông báo trước về động thái này.

“Chúng tôi đã nói chuyện với Mỹ trước và sau đó… họ hiểu quyết định mà chúng tôi đã đưa ra”. (Thủ tướng Keir Starmer)

Liên quan đến chuyến thăm sắp tới, nhà lãnh đạo Anh khẳng định, việc ông đến Washington D.C không liên quan đến việc London đình chỉ bán vũ khí cho Tel Aviv, mà vì “tình hình ở Ukraine đang ngày càng trở nên cấp bách, cũng như tình hình ở Trung Đông”.

Cho nên, đây chính là “cơ hội” cho “cuộc thảo luận mang tính chiến lược hơn về vài tháng tới” liên quan đến hai cuộc xung đột đang tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ đời sống quốc tế đương đại.

“Vì vậy, cuộc thảo luận mang tính chiến lược hơn về vài tháng tới liên quan đến Ukraine và Trung Đông sẽ là trọng tâm của chuyến thăm”. (Thủ tướng Keir Starmer)

Như vậy, chuyến công du Mỹ lần thứ hai của ông Keir Starmer sau hơn hai tháng trên cương vị ông chủ số 10 phố Downing sẽ không còn mang tính “chào hỏi” nữa mà đi vào trọng tâm hơn. Ông Joe Biden tìm cách tăng cường sự tham gia trên trường quốc tế trong những tháng cuối cùng tại nhiệm. Các đồng minh và đối thủ của Mỹ theo dõi sát sao cuộc đua vào Nhà Trắng giữa bà Kamala Harris và ông Donald Trump.

Trong bối cảnh đó, dư luận quốc tế chú ý tới cuộc gặp sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Anh. Liệu hai “ông lớn” này sẽ tiếp tục thúc đẩy vị thế “đồng minh tốt nhất” như thế nào, trước khi Nhà Trắng có chủ nhân mới và liệu có kết quả mang “tính chiến lược hơn” liên quan đến hai cuộc xung đột lớn ở Ukraine và Dải Gaza.

Theo thông cáo ngày 7/9 của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ đến thủ đô London vào ngày 9-10/9, khai mạc Đối thoại chiến lược Mỹ-Anh. Ông Blinken cũng sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ cấp cao, thảo luận về một loạt vấn đề quan trọng, trong đó có Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, AUKUS, tình hình Trung Đông và Ukraine.





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-tuong-anh-tham-my-hai-thang-hai-cuoc-gap-va-dong-minh-tot-nhat-285473.html

Cùng chủ đề

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ẩn số chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris

(Dân trí) - Trong khi sự bất định của ông Trump đã được dự báo trước, giới quan sát quốc tế chưa có nhiều thông tin để đánh giá về chính sách đối ngoại của bà Harris nếu ứng viên Dân chủ đắc cử tổng thống Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Điện Elysee ở Paris tháng 11/2021 (Ảnh: AFP). Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong chưa đầy 2 tháng...

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Có Taylor Swift ủng hộ, bà Kamala Harris được lợi gì?

Sự ủng hộ của siêu sao nhạc pop Taylor Swift dành cho bà Kamala Harris có thể đã thúc đẩy hy vọng thu hút cử tri trẻ của Phó tổng thống thuộc đảng Dân chủ. Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: Sự ủng hộ của người nổi tiếng có tạo nên sự khác biệt vào ngày bầu cử không? Thanhnien.vn Nguồn:https://thanhnien.vn/nha-lanh-dao-kim-jong-un-chuc-nga-thang-loi-185240915162202153.htm    

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Những bước cần chuẩn bị trước khi nâng cấp iPhone lên hệ điều hành iOS 18

Trước khi nâng cấp chiếc iPhone của mình lên hệ điều hành iOS 18 mới, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để có thể tránh bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.

“Thiện chí” của Ấn Độ

Một lô hàng nặng 35 tấn trị giá 1 triệu USD, gồm các mặt hàng viện trợ nhân đạo từ Ấn Độ đã được vận chuyển bằng chuyên cơ đến Hà Nội vào đêm qua, 15/9.

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử. Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ khá đồ sộ, phức tạp cả về quy trình và mối quan hệ giữa số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Số thứ tự 60 của kỳ bầu cử năm 2024 gắn với ý nghĩa về một vòng tuần hoàn của tự...

Bài đọc nhiều

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải.Theo truyền thông Trung Quốc, bão Bebinca với tốc độ gió cực đại lên tới 151 km/giờ đã đổ bộ vào thành phố Thượng Hải, nơi có gần 25 triệu dân, vào khoảng 7h30 sáng...

Iran muốn siết tình thân với Nga và Trung Quốc, “hiến kế” xóa bỏ hiểu lầm với châu Âu, nói gì về bầu cử...

Ngày 16/9, trả lời phỏng vấn trực tuyến kênh truyền hình nhà nước Iran, Ngoại trưởng nước này Abbas Araghchi đưa ra bình luận về các mối quan hệ của Tehran với Nga, Trung Quốc và châu Âu.

Mới nhất

Công bố quyết định của Chánh án TAND tối cao về công tác cán bộ

TPO - Ngày 16/9, Vụ Công tác phía Nam của TAND tối cao đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Chánh án TAND tối cao về công tác cán bộ. Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Du đến dự và chủ trì buổi lễ. Ông Trần...

Để hệ thống báo Đảng phát huy hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chủ trì hội thảo có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch...

Bão Bebinca ‘càn quét’ thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

TPO - Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc với sức gió lên đến 151 km/h ở vùng gần tâm bão. Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão, Thượng Hải bước đầu ghi nhận một số thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Vào 7h30 sáng 16/9, cơn bão Bebinca đổ bộ...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Công ty Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp

Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp "sổ đỏ" tại Nhơn Hội New CityLiên quan đến việc chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng (1.960 lô đất) tại Dự án Nhơn Hội New City, Công ty Danh Khôi kiến nghị tỉnh Bình Định thực hiện thủ tục đã áp dụng với 2.522...

Mới nhất