Dự án đoạt giải 3 thuộc lĩnh vực Sinh học Điện toán và Tin Sinh học. Tác giả là 2 học sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên.
|
|
Hai học sinh này Nguyễn Thị Mai Anh (lớp 12, chuyên Toán) và Nguyễn Bình Giang (lớp 12, chuyên Hóa), trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo thông báo của Bộ GD&ĐT, dự án “Tác dụng dược lý trên thần kinh trung ương của tinh dầu quả và lá màng tang dựa trên mạng dược lý” là giải 3 chính thức duy nhất của đoàn Việt Nam năm nay. Dự án thuộc lĩnh vực Sinh học Điện toán và Tin Sinh học (CBIO).
Bên cạnh đó, dự án “Mô hình robot bốn chân hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ người trong vùng bị sạt lở” của 2 học sinh Lê Minh Đức và Lê Nguyễn Trung Kiên, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), nhận giải đặc biệt do tổ chức US Agency for International Development trao tặng.
Kể từ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1952 đến nay, cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế (ISEF) đã trở thành cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế hàng năm lớn nhất dành cho học sinh trung học (từ lớp 9 đến lớp 12).
Mỗi năm, khoảng 1.800 học sinh trung học từ khoảng 80 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia với 22 lĩnh vực nghiên cứu.
Năm 2023, cuộc thi được tổ chức trực tiếp tại Dallas (Mỹ), diễn ra từ ngày 14/5 đến ngày 19/5 với sự góp mặt của hơn 1.300 dự án, 1.600 học sinh đến từ 61 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việt Nam bắt đầu tham dự ISEF từ năm 2012 và luôn có thành tích ổn định. Năm nào, Việt Nam cũng là một trong hơn 50% quốc gia có giải tại cuộc thi này. Năm 2023, với 7 dự án tham dự và một giải 3, Việt Nam lọt top 33 quốc gia/vùng lãnh thổ có dự án đoạt giải của cuộc thi.
Bộ GD&ĐT cho biết ban tổ chức cuộc thi đánh giá cao phong trào nghiên cứu khoa học của Việt Nam. Các cuộc thi về khoa học kỹ thuật được tổ chức hàng năm, thu hút hàng nghìn học sinh tham gia. Đây là tiền đề để Việt Nam nâng chất lượng nghiên cứu khoa học nói chung và các dự án thi quốc gia, quốc tế nói riêng.
(Theo Zing)
Phạm Bùi Gia Khanh, 15 tuổi, là học sinh Việt Nam đầu tiên giành giải ở cuộc thi Olympic Triết học quốc tế (IPO) hồi giữa tháng 5 tại Hy Lạp.
Xác định sự nghiệp thể thao khó lâu dài, chủ nhân hai huy chương điền kinh ở SEA Games 32 Bùi Thị Ngân dành sức học chương trình cử nhân Công nghệ thông tin.
Với 1.520 điểm, Nguyễn Quốc Cường lọt nhóm 1% thí sinh có điểm SAT cao nhất trong số 5,5 triệu thí sinh trên toàn thế giới. Nam sinh người Thái này cũng giành suất học bổng vào đại học.
Khởi nghiệp chỉ với 35 triệu đồng, người đàn ông ở Thanh Hóa đã thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, mang lại lợi nhuận nửa tỷ đồng/năm.