Theo đó, hiện cả hai sẽ được tiếp tục điều trị nâng đỡ gồm thở máy, dinh dưỡng, chống nhiễm trùng, chăm sóc nằm lâu và không có chỉ định dùng BAT tiếp tục.
Trước đó, bệnh nhân N.V.Đ (13 tuổi) nhập viện ngày 14.5 với chẩn đoán ngộ độc botulinum từ thức ăn. Em được truyền 1 lọ BAT ngày 15.5. Hiện tại, em gọi biết, thực hiện được theo y lệnh, kích thích đau đáp ứng, sức cơ tứ chi chưa cải thiện, sức cơ 2 chi trên 2/5, 2 chi dưới 2/5.
Tuy nhiên, em còn sụp mi, chưa tự thở, liệt ruột, đã được mở khí quản ngày 24.5 và tiếp tục thở máy thông số thấp, dinh dưỡng đường tĩnh mạch.
Bệnh nhân N.T.X (10 tuổi) nhập viện ngày 14.5 với chẩn đoán ngộ độc botulinum từ thức ăn. Em được truyền tĩnh mạch 1/2 lọ thuốc giải độc BAT ngày 15.5. Em suy hô hấp tăng dần, được đặt nội khí quản, chuyển khoa Hồi sức ngày 18.5.
Hiện tại, em tự thở yếu, sức cơ 2 chi trên 4/5, sức cơ 2 chi dưới 2/5, có nhu động ruột, cai máy 1 lần thất bại, còn thở máy thông số thấp, dinh dưỡng qua ống vào dạ dày…
Bệnh nhân còn lại N.V.H (14 tuổi), dự kiến xuất viện ngày mai 26.5. Trước đó, em nhập viện ngày 15.5, chẩn đoán ngộ độc botilinum từ thức ăn. Em được truyền tĩnh mạch 1/2 lọ BAT ngay ngày nhập viện. Hiện tại sức cơ 2 chi trên 5/5, sức cơ 2 chi dưới 5/5, em đi đứng bình thường, hết sụp mi, thở khí trời, ăn uống được, tiêu tiểu bình thường.
Cả ba em là anh em ruột trong một gia đình tại TP.Thủ Đức. Ngày 13.5, ba em cùng người dì có ăn bánh mì chả lụa của người bán hàng rong. Sau khi ăn khoảng 12-18 giờ, cả 4 người đều bị đau bụng, buồn nôn, ói và tiêu chảy nhiều lần.
Xem nhanh 20h ngày 25.5: Biện pháp phòng ngộ độc botulinum | Bí ẩn ngôi làng trường thọ xứ Huế
Tiếp đó, dần dần xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, đau người và 3 em bị yếu cơ dần nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị. Người dì ăn ít hơn nên chỉ có triệu chứng rối loạn tiêu hoá, hiện đã hồi phục.